Đánh giá chung về kết quả, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của chất lượng đàotạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đào tạo nghề may thời trang tại các trường cao đẳng nghề ở thành phố hà nội (Trang 71)

đoạn 2014 -2017

3.3.1. Kết quả

- Chất lượng đầu vào của học sinh ở các trường đều đảm ảo đúng Quy chế tuyển sinh của Bộ Lao động Thương inh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hầu hết trình độ của học sinh trước khi nhập học đều đã tốt nghiệp phổ thông trung học đối với hệ cao đẳng và trung cấp. C n đôi với hệ sơ cấp thì đa số đều đã học hết lớp 9. Tỷ lệ học sinh nhập học đạt mức tương đối tốt. Tỷ lệ học sinh nhập học tại các

trường qua các năm hầu như đều giữ được số lượng học sinh nhập học đồng đều qua các năm, không ị giảm quá nhiều so với các năm trước.

- Công tác xây dựng nội dung, mục tiêu đào tạo cho các môn học cũng được đánh giá tốt, các trường cũng đã từng ước cải tiến dần nội dung chương trình đào tạo nhằm phù hợp với các nghề mà xã hội đang cần.

- Đội ngũ giáo viên đều đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành nghề may thời trang và có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạt chuẩn trở lên. Hầu hết đã có nghiệp vụ sư phạm bậc 2, có thâm niên công tác và dày dạn kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Trình độ giáo viên của các trường được nâng cao đều ở các trình độ từ trung cấp, cao đẳng đến đại học. Đội ngũ giáo viên luôn được bổ sung mới, được bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên môn.

- Công tác đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường trong những năm gần đây đã được nâng cao. Các trường đã quan tâm đến các vấn đề nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán ộ giáo viên và học sinh.

- Công tác quản l đào tạo được các trường rất chú trọng. Các trường có quy những chính sách cụ thể cho việc quản l học sinh và giáo viên. Đối với giáo viên có chính sách lương ổng, chế độ đãi ngộ để giữ chân và thu hút nhân tài, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tay nghề cho giáo viên. Đối với học sinh, các trường luôn tổ chức các uổi sinh hoạt phổ biến những chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của học sinh, quan tâm đến đời sống học tập, sinh hoạt của học sinh, tạo nhiều sân chơi lành mạnh góp phần hạn chế và đẩy lùi các tiêu cực trong học sinh. Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể trong trường cùng với địa phương, gia đình và xã hội để quản l và giáo dục họcsinh.

- Kết quả học tập của học sinh ở các trường đạt mức tốt. Tỷ lệ học sinh khá gi i ở các môn l thuyết, thực hành hay xếp loại tốt nghiệp đều đạt tỷ lệ cao trên 80%.

3.3.2. Hạn chế

Chất lượng đào tạo nghề May Thời trang tại 04 trường cao đẳng nghề tại Hà Nội chưa đáp ứng tốt được nhu cầu đ i h i của thị trường lao động và yêu cầu của sản xuất

Một là, số lượng đào tạo sinh viên nghề May Thời trang vẫn chưa đảm ảo cung ứng cho thị trường ngành may hiện nay do số lượng sinh viên tham gia đăng k học tại các năm vẫn không có sự gia tăng đáng kể về số lượng mà vẫn giữ mức đồng đều trong những năm qua.

Hai là, chương trình giáo trình đào tạo nghề May thời trang vẫn mang tính l thuyết nhiều, chưa phù hợp và có tính ứng dụng cao thực tế tại các doanh nghiệp May hiện nay.

Ba là, đội ngũ giáo viên giảng dạy nghề May thời trang tại 04 trường chưa đáp ứng được cả về số lượng và trình độ tay nghề.

Bốn là, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ chương trình đào tạo nghề May thời trang thì cũ, thiếu xưởng thực hành và các máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho việc thực hành của sinh viên.

Năm là, mặc dù tỷ lệ học sinh khá gi i môn l thuyết cao hơn nhiều so với mô thực hành nhưng tỷ lệ xếp loại tốt nghiệp vẫn khá cao. Điều này cho thấy việc đánh giá kết quả học tập cuối khóa của các trường vẫn chưa thực sự phản ánh đúng chất lượng học sinh.

3.3.3. Nguyên nhân

Chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề May thời trang ở Hà Nội c n yếu và hạn chế như thực tế đã phân tích ở trên t nguồn từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, công tác hướng nghiệp về nghề may thời trang nói riêng và các nghề nói chung c n chưa được quan tâm đúng mức, học sinh chưa có có định hình về nghề nghiệp rõ ràng cũng như việc thiếu thông tin cần thiết khi quyết định chọn nghề nên số lượng sinh viên tuyển sinh đào tạo được không tăng. Các trường chưa có sự đổi mới trong quy chế tuyển sinh, chiêu sinh học.. Bên cạnh đó đối thủ là các trường cơ sở dạy nghề tư thục chiêu sinh không cần thi tuyển đầu vào, cộng với các điều kiện xét tuyển dễ vào khiến cho tỷ lệ học sinh nhập học giảm.

Thứ hai, các trường cao đẳng nghề tại Hà Nội chủ yếu đang áp dụng nội dung, chương trình đào tạo nghề May thời trang theo module đúng với chỉ đạo của Bộ Lao

động TB&XH. Các trường chưa đưa ra được chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với năng lực, quy mô của từng trường do đó chất lượng đào tạo chưa được đảm bảo về chất lượng mà chỉ đáp ứng được về số lượng.

Thứ a, đội ngũ cán ộ giáo viên, từ số lượng đến trình độ chuyên môn của giáo viên c n hạn chế. Về số lượng, hiện nay đạt tỷ lệ 1/31 tức là một giáo viên dạy 31 học viên mà đặc thù của đào tạo nghề là sinh viên phần lớn cần thời gian để giáo viên hướng dẫn, cầm tay chỉ việc do đó chưa thể đảm bảo được điều kiện để sinh viên có thể thực hành thuần thục ngay trong nhà trường. Tuy nhiên, khi quy mô đào tạo ngày càng tăng lên, nhưng số lượng giáo viên lại không có sự tăng lên tương xứng, dẫn tới chất lượng đào tạo giảm sút.

Thứ tư, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, phương tiện phục vụ cho giảng dạy, học tập c n cũ kỹ, nghèo nàn, lạc hậu, chưa có đủ những máy móc, thiết bị hiện đại. Mặc dù được xây dựng khang trang nhưng thư viện, xưởng thực hành, ph ng thí nghiệm không được chú trọng đầu tư (có những trường không có), ảnh hưởng trực tiếp đến việc học kỹ năng của sinh viên.

Thứ sáu, công tác đánh giá kết quả học tập cuối khóa ở các trường vẫn mang tính hình thức. Các trường mới chỉ đánh giá được chất lượng đào tạo (đánh giá trong) nhưng chưa đánh giá chất lượng đào tạo từ phía người sử dụng là các doanh nghiệp (đánh giá ngoài).

CHƢƠNG 4

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ MAY THỜI TRANG TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1. Quan điểm về nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề May thời trang đến năm 2020 ở Hà Nội

Căn cứ quyết định Số:39/2008/QĐ-BCT về việc Phê duyệt Chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 của thứ trưởng Bộ Công Thương – ông Bùi Xuân Khu với Mục tiêu

1. Xây dựng được đội ngũ cán ộ quản l , điều hành có chất lượng đáp ứng yêu cầu hội nhập.

2. Đảm bảo 70% lực lượng lao động dệt may được qua đào tạo chính qui, trong đó 20% lao động kỹ thuật có trình độ theo hướng chuyên môn hóa, có kỹ năng nghề thuần thục, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp dệt may.

4.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề May thời trang tại các trƣờng cao đẳng nghề ở Hà Nội.

Để đảm bảo chất lượng dạy nghề trước hết cần phải phát triển một hệ thống cơ sở dạy nghề có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội. Cung cấp thừa hay thiếu, đáp ứng quá mức hay thiếu hụt về số lượng, chất lượng đều không phải là tối ưu. Luận văn xin đề xuất một số giải pháp sau:

4.2.1. Đổi mới mục tiêu nội dung chương trình, phương pháp đào tạo phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh. với thực tế sản xuất kinh doanh.

Mục tiêu đào tạo là những kiến thức, kỹ năng và thái độ mà người học phải đạt được với những chuẩn mực quy định để hành nghề khi kết thúc chương trình đào tạo. Do vậy mục tiêu đào tạo phải được xây dựng rõ ràng sao cho có thể định lượng được và dùng nó làm tiêu chí để đánh giá hiệu quả của quá trình dạy học. Dựa vào mục tiêu dạy học trong chương trình, người thực hiện chương trình có thể đề ra nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy cần thực hiện để đạt mục tiêu đề ra và phương pháp đánh giá thích hợp theo các mục tiêu dạy học. Mục tiêu cũng là

chuẩn để đánh giá kết quả học tập. Chương trình dạy học đề ra phải đảm bảo 5 yếu tố cơ ản:

- Mục tiêu dạy học của chương trình - Nội dung dạy học

- Hình thức tổ chức và phương pháp dạy học - Quy trình kế hoạch triển khai

- Đánh giá kết quả

Để có được chất lượng cao trong đào tạo, nhà trường cần ám sát thị trường sức lao động, thường xuyên cập nhật kiến thức khoa học và kỹ thuật công nghệ mới để kịp thời đổi mới mục tiêu chương trình và phương pháp đào tạo cho phù hợp với thực tế, với nguyên t c chung là đào tạo những gì thị trường cần chứ không chỉ đào tạo những gì nhà trường đang có. Với các tiếp cận này khi xác định mục tiêu chuẩn chương trình và nội dung đào tạo cần có sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất để nội dung chương trình thường xuyên được cập nhật, hiện đại hóa, phù hợp với thực tiễn sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường . * Biện pháp thực hiện: TT Các hoạt động chính Kết qủa cần đạt đƣợc 1 2 3 4

Khảo sát nhu cầu đào tạo, phân tích nghề, phân tích các công việc và kỹ năng nghề

Đổi mới mục tiêu, đào tạo

Đổi mới nội dung đào tạo

Đổi mới phương pháp đào tạo

Đầy đủ cơ sở khoa học phục vụ công cuộc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của nhà trường.

Mục tiêu đáp ứng chất lượng sinh viên ra trường cung ứng cho thị trường lao động trong và ngoài nước.

Cập nhật, xây dựng các chương trình đào tạo mới phù hợp với nghề nghiệp và trình độ công nghệ hiện tại.

Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh

4.2.2. Nâng cao năng lực giáo viên

Chất lượng đào tạo phụ thuộc nhiều vào đội ngũ giáo viên. Do vậy nâng cao năng cao năng lực hành nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề của nhà trường là một nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu qủa đào tạo. Với việc nhà trường ngày càng mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo, số lượng học sinh vào trường ngày càng tăng, nhà trường cần xây dựng kế hoạch phát triển và ồi dưỡng đội ngũ giáo viên chuyên môn cũng như đội ngũ cán ộ làm công tác quản l .

Việc nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên cần phải được xây dựng dựa vào a nguyên t c:

- Nguyên tắc về số lượng: xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề phải đủ về số lượng, đảo bảo cơ chế.

- Nguyên tắc về chất lượng: đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên về phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn, có tay nghề cao, có kiến thức và kinh nghiệm thực tế sản xuất, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có kiến thức về văn hóa xã hội.

- Nguyên tắc về cơ cấu ngành nghề: đội ngũ giáo viên phải đảm bảo về cơ

cấu ngành nghề, tránh tình trạng mất cân đối về ngành nghề đào tạo.

Nhà trường cần xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc bồi dưỡng giáo viên trong tương lai. Điều này giúp cho các khoa, tổ môn cũng như các giáo viên trong trường có những định hướng trong việc học tập, nâng cao hiệu qủa trong công tác bồi dưỡng.

* Mục tiêu: Nâng cao năng lực thực hành cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao

chất lượng đào tạo.

* Biện pháp thực hiện:

TT Các hoạt động chính Kết qủa cần đạt đƣợc

1 Lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng Bản kế hoạch trình hội đồng nghiên cứu khoa học duyệt

2 Tổ chức đào tạo Hiệu quả khoa học cao nhất 3 Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả Khách quan chính xác

4.2.3. Đầu tư, nâng cấp và bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo

Trang thiết bị là nhân tố quan trọng tác động tới chất lượng đào tạo. trang thiết bị đào tạo gồm các thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, các thiết bị cho thực hành nghề, cơ sở vật chất của trường.

Lao động sản xuất ngày nay chủ yếu dùng thiết bị máy móc, các thiết bị thủ công không c n phù hợp nữa. Do vậy để học sinh tốt nghiệp ra trường có thể nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu công việc, ngay trong qúa trình học tập tại trường thì học sinh phải được học tập, nghiên cứu, thực hành trên các thiết bị hiện đại tiên tiến.

Cùng với trang thiết bị dạy học các điều kiện về khuôn viên nhà trường, trang thiết bị cho các hoạt động khác (vui chơi, giải trí, phục vụ sinh hoạt, rèn luyện sức kh e…) cũng tác động đến chất lượng chung của qúa trình đào tạo.

Trong những năm qua nhà trường đã tích cực đầu tư nguồn kinh phí liên kết đào tạo với các đơn vị trong và ngoài ngành. Tuy nhiên, để phát triển nhà trường ngày càng lớn mạnh hơn thì an lãnh đạo nhà trường cần phát huy hơn nữa khả năng thế mạnh của mình trong việc tạo nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn có mục đích, có hiệu qủa hơn. Bên cạnh đó nhà trường cần tính đến phương án thuê thiết bị (trong trường hợp khả năng tài chính không cho phép) để theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ.

Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo là một trong ba yếu tố quan trọng trong mối quan hệ sư phạm tương tác nhằm tạo ra chất lượng và hiệu qủa cao hơn cho nhà trường.

Mục tiêu: Hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị đào tạo hiện đại, hoàn chỉnh và có

sự g n kết, hiệu qủa sử dụng cao.

* Biện pháp thực hiện:

TT Các hoạt động chính Kết qủa cần đạt đƣợc

1 Khảo sát, thống kê nhu cầu trang thiết bị tổng thể

Chính xác và đầy đủ 2 Lập dự án khả thi theo hướng xã hội hóa nhằm

thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp

Dự án được phê duyệt 3 Tổ chức đầu thầu và thực hiện trang bị tổng thể Trang bị đầy đủ hiện đại 4 Đánh giá hiệu quả sử dụng Điều chỉnh kịp thời

4.2.4. Đổi mới công tác đánh giá chất lượng đào tạo

Công tác kiểm tra đánh giá giữ vai tr quan trọng trong quá trình đào tạo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Vì vậy cần nhanh chóng đổi mới công tác đánh giá hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

* Mục tiêu: Xây dựng các tiêu chí và công cụ đánh giá theo định hướng tăng chất

lượng và hiệu quả từ ên ngoài nhà trường.

* Biện pháp thực hiện:

TT Các hoạt động chính Kết qủa cần đạt đƣợc

1 Xây dựng tiêu chí và công cụ đánh

giá theo kết quả đầu ra Khách quan và xây dựng sơ đồ kết qủa đầu ra cho các mặt hoạt động của trường

2 Xây dựng kế hoạch đánh giá theo kết quả đầu ra

Bản kế hoạch được nhất trí của các ên tham gia đánh giá và học sinh 3 Tổ chức đánh giá ên trong nhà

trường

Báo cáo đánh giá được chấp nhận 4 Tổ chức đánh giá kiểm định chất

lượng từ ên ngoài nhà trường. Báo cáo đánh giá được chấp nhận 5 Thực hiện các ước điều chỉnh

nhằm đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất

Sửa đổi những khâu yếu kém

4.2.5. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với các doanh nghiệp, các đơn vị thành viên trong ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đào tạo nghề may thời trang tại các trường cao đẳng nghề ở thành phố hà nội (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)