Thực trang đàotạo nghề ở thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đào tạo nghề may thời trang tại các trường cao đẳng nghề ở thành phố hà nội (Trang 39)

3.1.1. Quy mô lao động và chất lượng lao động ở thành phố Hà Nội

Hà Nội sau khi mở rộng có qui mô dân số lớn thứ hai toàn quốc (sau Thành phố Hồ Chí Minh), có hơn 7,5 triệu người, trong đó khoảng 4,6 triệu người trong độ tuổi lao động. Hằng năm, thành phố có gần 80.000 người ước vào tuổi lao động. Lượng cầu lao động nhìn chung tăng đều hằng năm, vì ngoài lao động tại chỗ c n có một lượng lớn lao động từ các địa phương khác di cư về Hà Nội tìm việc làm. Trong giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ nhập cư vào Hà Nội khoảng 0,8%/năm, tương ứng 30.000 - 35.000 người. Đây là áp lực lớn đối với công tác giải quyết việc làm của thành phố. Để đạt được mục tiêu duy trì tỷ lệ thất nghiệp thành thị ở mức dưới 4% đồng nghĩa với việc mỗi năm phải tạo cho được 150.000 vị trí việc làm.

Theo các đánh giá về năng suất lao động Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng thì tỷ lệ lao động lành nghề c n thấp so với số lao động được qua đào tạo nghề, lao động thiếu chuyên môn, chưa được đào tạo, các kỹ năng được trang bị không phù hợp với đ i h i của thị trường và nhiều lao động phải đào tạo lại. Đây là một trong những l do khiến năng suất lao động của ngời Việt Nam ở mức thấp.

Các lao động thiếu kỹ năng mềm để có thể sẵn sàng hội nhập như: giao tiếp công việc bằng 1 ngoại ngữ khác, khả năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp trong công việc với người nước ngoài. Nhân sự cao cấp so với các nước trong khu vực thì chúng ta vẫn c n khoảng cách khá lớn và đang rất thiếu những nhà quản l doanh nghiệp Việt tài gi i đủ sức cạnh tranh tại các thị trường khu vực. Đội ngũ lao động được đào tạo nghề trong những năm qua phần lớn chỉ được chú trọng vào đào tạo chuyên môn cứng, khả năng làm việc độc lập trong khi quá trình hội nhập đang cần các kỹ năng toàn diện hơn.

3.1.2. Đặc điểm hệ thống đào tạo nghề ở thành phố Hà Nội

Trong những năm gần đây, công tác dạy nghề luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và xã hội đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH. Riêng với thành phố Hà Nội đã dành nhiều sự đầu tư cho việc phát triển hệ thống các cơ sở dạy nghề cả về số lượng, quy mô và chất lượng.

Hệ thống dạy nghề được triển khai rộng rãi trong thành phố với các loại hình đào tạo cơ ản như sau:

- Trường cao đẳng nghề: Đào tạo nghề dài hạn có trình độ cao đẳng nghề, thời gian đào tạo từ 1 đến 3 năm tùy theo trình độ đầu vào của học viên, cấp bằng nghề. Ngoài ra trong trường cũng đào tạo các hệ trung cấp nghề, sơ cấp nghề và các khóa đào tạo ng n hạn thường xuyên, cấp chứng chỉ nghề.

- Trường trung cấp nghề: Đào tạo nghề dài hạn có trình độ trung cấp nghề, thời gian đào tạo từ 1 đến 2 năm, cấp bằng nghề; đào tạo sơ cấp nghề, các khóa đào tạo ng n hạn và cấp chứng chỉ nghề.

- Trung tâm dạy nghề: Đào tạo nghề ng n hạn dưới 1 năm, thời gian đào tạo có thể là 3 tháng, 6 tháng.

- Các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có dạy nghề: Đào tạo nghề trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và các khóa ồi dưỡng ng n hạn.

- Trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề được gọi chung là trường nghề. Tính đến năm 2017, trên địa àn thành phố có 320 trường dạy nghề, trong đó:

- Cơ sở thuộc các Bộ, ngành Trung ương quản l có 25 cơ sở. - Cơ sở do sở an ngành thành phố quản l có 74 cơ sở. - Cơ sở tư thục quản l có 221 cơ sở.

Hàng năm các cơ sở đào tạo với lưu lượng từ 23.000 đến 24.000 lao động cung cấp cho thị trường ở thành phố, trong đó đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng nghề là 5.000 đến 6.000, đào tạo sơ cấp nghề và dưới 3 tháng là 12.000 đến 13.000 lao động, với các ngành nghề chủ yếu là các ngành nghề công nghệ - kỹ thuật, các nghề dịch vụ và các nghề phục vụ cho xuất khẩu lao động và các khu công nghiệp trên địa àn thành phố.

3.2. Thực trạng chất lƣợng đào tạo nghề May Thời trang tại 04 trƣờng Cao đẳng nghề ở thành phố Hà Nội

3.2.1. Giới thiệu vài nét về 04 trường Cao đẳng nghề ở thành phố Hà Nội

Trên địa àn thành phố Hà Nội hiện nay có 13 cơ sở dạy nghề công lập có đào tạo nghề May Thời trang, trong đó:

Có 04 trường Cao đẳng nghề đào tạo nghề May thời trang, gồm: - Cao đẳng nghề Cơ điện và Thực phẩm Hà Nội,

- Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Mỹ nghệ Việt Nam, - Cao đẳng nghề Long Biên,

- Cao đẳng nghề Số 17 – Bộ Quốc Ph ng,

Có 08 trường Trung cấp nghề đào tạo nghề May Thời trang, gồm: - Trường Trung trung cấp nghề Giao thông vận tải,

- Trường trung cấp nghề cơ khí xây dựng,

- Trường Trung cấp nghề may và thời trang Hà Nội, - Trường Trung cấp nghề công nghệ ô tô,

- Trường Trung cấp nghề Số 18 – Bộ Quốc Ph ng, - Trường Trung cấp nghề Số 1 Hà Nội,

- Trường Trung cấp nghề Nhân lực quốc tế Hà Nội, - Trường Trung cấp nghề Sơn Tây,

Có 01 Trung tâm dạy nghề đào tạo nghề May Thời trang: Trung tâm dạy nghề Thanh Xuân.

Do điều kiện không cho phép nên luận văn chỉ tiến hành nghiên cứu chất lượng đào tạo nghề May Thời Trang tại 04 trường cao đẳng nghề trên địa àn Hà Nội, đó là:

3.2.2.1. Cao đẳng nghề Long Biên

Trường Cao đẳng nghề Long Biên (LBC) nằm ngay trong Thủ đô Hà Nội trên tuyến giao thông tiện lợi đến nhiều khu công nghiệp và trung tâm thương mại tại địa chỉ : 765A Nguyễn Văn Linh, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội. Khởi đầu năm 1959 là các lớp may thuộc Xưởng May 10, đến nay trường có hơn 20.000 sinh viên,

học viên các Hệ sơ cấp nghề, Trung cấp nghề và Cao đẳng Nghề theo học Khối nghề như: Nghề Kế toán Doanh nghiệp, Nghề Quản trị khách sạn, nghề May thời trang, nghề Thiết kế thời trang, nghề Sửa chữa thiết bị may, nghề Sửa chữa, L p ráp máy tính, nghề Hướng dẫn du lịch. Trong số hơn 20.000 sinh viên thì có khoảng

Trên nền móng của 55 năm khai giảng lớp học đầu tiên, 20 năm thành lập trường Cao đẳng nghề Long Biên đã nâng cấp được 8 năm (2008 - 2016) nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển bền vững của Tổng Công ty May 10: Đào tạo nguồn nhân lực là tài sản qu nhất của doanh nghiệp. Trường luôn đồng hành và sát cạnh Tổng Công ty May 10 đã lớn mạnh và trưởng thành, vinh dự đón nhận phần thưởng cao qu của Nhà nước - Huân chương Lao động Hạng Ba.

Trường Cao đẳng nghề Long Biên đào tạo nghề May Thời Trang ở 03 hệ cơ ản: - Cao đẳng nghề : thời gian đào tạo 03 năm;

- Trung cấp nghề: thời gian đào tạo 02 năm;

- Sơ cấp nghề : thời gian đào tạo từ 03 đến 06 tháng.

3.2.2.2. Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam

Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam là đơn vị sự nghiệp thuộc Liên minh HTX Việt Nam tại địa chỉ :Xã Dương Xá, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội được thành lập trên cơ sở nâng cấp trường Dạy nghề Thủ công Việt Nam lên trường Trung cấp nghề Kỹ thuật - Mỹ nghề Việt Nam tiếp đến là trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam. Trường có chức năng, nhiệm vụ bồi dưỡng, dạy nghề, đào tạo nguồn nhân lực đạt trình độ cao cho khu vực kinh tế tập thể, HTX cũng như cho xã hội.

Tiền thân là trường Dạy nghề Thủ công Việt Nam, đến năm 2007 Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam đó ra quyết định số 390/QĐ-LMHTXVN ngày 18/5/2007 thành lập trường Trung cấp nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam . Ngày 02/10/2008 Bộ trưởng Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội k quyết định số 1305/QĐ - LĐTBXH về việc thành lập trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Mỹ nghệ Việt Nam trên cơ sở nâng cấp trường Trung cấp nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam với chức năng nhiệm vụ đào tạo, dạy nghề ở 03 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp

nghề, Sơ cấp nghề với các nghề đào tạo tạo: nghề May, Sơn mài khảm trai, Gia công chế biến sản phẩm mộc, Hàn, Quản trị mạng… cho khu vực kinh tế tập thể và nhu cầu của xã hội.

Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Mỹ nghệ Việt Nam đào tạo nghề May Thời Trang ở 03 hệ cơ ản: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề.

3.2.2.3. Cao đẳng nghề và Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội

Trường Cao đẳng nghề và Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội (thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) tiền thân là trường Công nhân kỹ thuật cơ khí đường, thành lập tháng 3 năm 1962, trực thuộc Nhà máy đường Vạn điểm, có nhiệm vụ đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ cho nhà máy đường và các nhà máy chế biến thực phẩm của Bộ ở các tỉnh phía B c.

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã đào tạo, bồi dưỡng được hơn 30.000 lao động, trong đó hơn 20.000 đào tạo chính quy công nhân và cán bộ kỹ thuật phục vụ các đơn vị trong ngành nông nghiệp và các địa phương với các ngành nghề: cơ khí, động lực, công nghệ chế biến thực phẩm, kinh tế, may thời trang, sửa chữa l p ráp máy tính….

Trường Cao đẳng nghề và Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội đào tạo nghề May Thời Trang ở 02 hệ cơ ản: Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề.

3.2.2.4. Cao đẳng nghề số 17 – Bộ Quốc Phòng

Trường Cao đẳng nghề số 17-Bộ Quốc ph ng (ngõ 228 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội) nằm trong hệ thống các trường dạy nghề quân đội. Trường được thành lập theo Quyết định số 701/QĐ-QP ngày 17/8/1995 của Bộ trưởng Bộ Quốc ph ng và mang tên Trung tâm Xúc tiến việc làm trực thuộc Quân chủng Ph ng không.

Để thống nhất quản l , ngày 05/12/2000, Bộ Quốc ph ng ra Quyết định số 2911/QĐ-BQP chuyển toàn ộ Trung tâm Xúc tiến việc làm sang Tổng cục Kỹ thuật và đổi tên thành Trung tâm Dịch vụ việc làm - Tổng cục Kỹ thuật. Sau gần 9 năm xây dựng và trưởng thành, ngày 21/11/2003, Bộ trưởng Bộ Quốc ph ng k Quyết định số 279/2003/QĐ-BQP nâng cấp Trung tâm Dịch vụ việc làm thành Trường Dạy nghề số 17-Bộ Quốc ph ng. 4 năm sau, ngày 5 tháng 4 năm 2007, Trường Dạy nghề số 17-Bộ

Quốc ph ng được nâng cấp lên Trường Trung cấp nghề số 17-Bộ Quốc ph ng đặt dưới sự lãnh đạo, quản l trực tiếp của Tổng cục Kỹ thuật. Trường đào tạo ở 03 hệ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề với các nghề: điện-điện lạnh, cơ khí, điện tử, công nghệ ô tô, hàn, may, lái xe…

Trường Cao đẳng nghề số 17-Bộ Quốc ph ng đào tạo nghề May Thời Trang ở 02 hệ cơ ản: Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề.

3.2.2. Quy mô đào tạo nghề May Thời trang của 04 trường cao đẳng nghề trên địa bàn Hà Nội từ năm 2013 – 2016 địa bàn Hà Nội từ năm 2013 – 2016

Năm 2013, Bộ Lao động-Thương inh và Xã hội an hành Quyết định phê duyệt nghề trọng điểm giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, trong đó nghề May thời trang được đánh giá là một trong 100 nghề trọng điểm cấp quốc gia. Sau 5 năm triển khai nghề trọng điểm thì các cơ sở dạy nghề trên địa àn Hà Nội đã thu được kết quả tích cực, góp phần nâng cao năng lực cho lao động nghề trong lĩnh vực may.

Với hệ đào tạo Cao đẳng nghề các trường dựa vào kết quả thi đại học để xét tuyển, hệ Trung cấp nghề xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp cấp 3. Các lớp Sơ cấp nghề ng n hạn và đào tạo lại, bồi dưỡng… nhà trường hợp đồng với các doanh nghiệp để tổ chức, hình thức và địa điểm học tùy vào th a thuận giữa nhà trường và doanh nghiệp

Bảng 3.1: Quy mô đào tạo nghề May Thời trang của 04 trường cao đẳng nghề trên địa bàn Hà Nội từ năm 2013 – 2016

ST T TÊN TRƢỜNG VÀ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO TUYỂN SINH ĐẾN NĂM 2017 2014 2015 2016 2017 CAO ĐẲNG NGHỀ 358 322 320 354

1 Cao đẳng nghề Long Biên 297 256 249 285

2

Cao đẳng nghề Cơ điện và Công nghệ thực

phẩm Hà Nội 61 66 71 69

3 Cao đẳng nghề Kỹ thuật-Mỹ nghệ Việt Nam 0 0 0 0

4 Cao đẳng nghề số 17-Bộ Quốc Ph ng 0 0 0 0

TRUNG CẤP NGHỀ 230 214 216 237

1 Cao đẳng nghề Long Biên 114 82 79 81

2

Cao đẳng nghề Cơ điện và Công nghệ thực

phẩm Hà Nội 22 27 25 35

3 Cao đẳng nghề Kỹ thuật-Mỹ nghệ Việt Nam 52 57 61 67

4 Cao đẳng nghề số 17-Bộ Quốc Ph ng 42 48 51 54

SƠ CẤP NGHỀ 322 303 279 245

1 Cao đẳng nghề Long Biên 248 221 193 154

2

Cao đẳng nghề Cơ điện và Công nghệ thực

phẩm Hà Nội 0 0 0 0

3 Cao đẳng nghề Kỹ thuật-Mỹ nghệ Việt Nam 0 0 0 0

4 Cao đẳng nghề số 17-Bộ Quốc Ph ng 74 82 86 91

Tổng cộng 910 839 815 836

(Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề của trường Cao đẳng nghề Long Biên, Cao đẳng nghề Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội, Cao đẳng nghề Kỹ thuật-Mỹ nghệ Việt

Nam, Cao đẳng nghề số 17-Bộ Quốc Phòng từ năm 2014-2017)

Căn cứ vào ảng số liệu trên cho thấy, trên địa àn Hà Nội chỉ có 02 cơ sở dạy nghề đào tạo nghề may trình độ cao đẳng là : Cao đẳng nghề Long Biên và Cao đẳng nghề Kỹ thuật-Mỹ thuật Việt Nam. Trong đó trường Cao đẳng nghề Long Biên là đào tạo gấp 4,8 lần trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật-Mỹ thuật Việt Nam. L do có sự chênh lệch rõ ràng như vậy là do trường Cao đẳng nghề Long Biên là trường trực thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam và là mô hình trường thuộc doanh nghiệp là Tổng Công ty May 10. Do đó các lớp đào tạo nghề may ở trường chủ yếu là đào tạo công nhân may

cho Tổng Công ty May 10 và sinh viên khi học may tại trường này sau khi tốt nghiệp đa số có cơ hội được làm việc tại Tổng Công ty May 10 nên hàng năm số lượng đào tạo nghề may tại cơ sở này rất được nhà trường chú trọng.

Trong số 03/04 cơ sở dạy nghề tại Hà Nội đó là: Cao đẳng nghề Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội, Cao đẳng nghề Kỹ thuật-Mỹ thuật Việt Nam và Cao đẳng nghề số 7-Bộ Quốc Ph ng chỉ đào tạo nghề may ở trình độ trung cấp do đây không phải là lợi thế đào tạo chính của 03 trường này nên số lượng đào tạo cũng không nhiều và chỉ duy trì ở mức đào tạo 01-02 lớp tùy theo nhu cầu học của người học từng năm.

3.2.3. Đánh giá chất lượng đào tạo nghề May thời trang của 04 trường cao đẳng nghề trên địa bàn Hà Nội nghề trên địa bàn Hà Nội

Từ thực tế đào tạo của các trường, việc đánh giá chất lượng đào tạo nghề sẽ tập trung đánh giá qua một số nội dung sau:

- Chất lượng đầu vào của học sinh sinh viên, - Nội dung, chương trình đào tạo,

- Đội ngũ giáo viên, - Cơ sở vật chất,

- Tổ chức quản l đào tạo, - Đánh giá kết quả học tập

Bằng cách sử dụng các số liệu trong áo cáo của các trường kết hợp với kết quả sử dụng lao động của các doanh nghiệp thông qua phiếu thăm d lấy kiến làm căn cứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đào tạo nghề may thời trang tại các trường cao đẳng nghề ở thành phố hà nội (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)