Các lý thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 36 - 37)

3. Cơ sở lý thuyết của luận án

3.1. Các lý thuyết nghiên cứu

Luận án này được nghiên cứu dựa trên những lý thuyết sau:

- Lý thuyết về các quyền cơ bản của người tiêu dùng. “Người tiêu dùng, theo định nghĩa, bao gồm tất cả chúng ta” đây là lời mở đầu trong một thông điệp đặc biệt của Tổng thống Hoa Kỳ Kennedy gửi Quốc hội Hoa Kỳ vào năm 1962. Trong thông điệp này Tổng thống Kennedy cũng đã đưa ra bốn quyền cơ bản của người tiêu dùng và sau đó được Quốc tế Người tiêu dùng bổ sung thêm và hiện nay gồm tám quyền cơ bản đó là: Quyền được thoả mãn các nhu cầu cơ bản; Quyền được an toàn; Quyền được thông tin; Quyền được lựa chọn; Quyền được lắng nghe; Quyền đòi bồi thường; Quyền được giáo dục và Quyền được hưởng môi trường lành mạnh. Để đảm bảo các quyền cơ bản của người tiêu dùng, đặc biệt trong sự phát triển của thương mại điện tử, đặt ra những yêu cầu thực tế và cấp thiết nhằm nghiên cứu giải pháp hoàn thiện pháp luật.

- Lý thuyết về bảo vệ người yếu thế. Trong quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ pháp luật dân sự nói riêng, người yếu thể được hiểu là người không có (hoặc khó có) khả năng tự thực hiện hành vi để hưởng quyền, không có (hoặc khó có) khả năng để tự bảo vệ hoặc là bên không có (hoặc khó có) sự bình đẳng so với chủ thể khác. Người tiêu dùng được coi là bên yếu thế trong mối quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh. Do vậy, Nhà nước đã thông qua các quy định của pháp luật góp phần giảm thiểu và làm cho địa vị của họ được cân bằng để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế trong xã hội, trong đó có người tiêu dùng.

- Lý thuyết về bất cân xứng thông tin. Thông tin bất cân xứng (tiếng Anh:

asymmetric information), trong kinh tế học, là trạng thái bất cân bằng trong cơ

cấu thông tin - giữa các chủ thể giao dịch có mức độ nắm giữ thông tin không ngang nhau. Một người sẽ có thông tin nhiều hơn so với người khác về đối tượng được giao dịch. Trong giao dịch tiêu dùng, người tiêu dùng bị hạn chế về khả năng tiếp cận thông tin, khả năng kiểm định tính chính xác của thông tin nên có thể phải gánh chịu những bất lợi do sự phi đối xứng thông tin này đem lại. Do đó, quy định pháp luật cũng như thực tế thi hành pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải chú ý tới vấn đề này nhằm đưa ra những giải pháp khắc phục các yếu thế về thông tin của người tiêu dùng khi tham gia thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)