3. Cơ sở lý thuyết của luận án
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền của người tiêu dùng trong
2.1.4. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hay quyền rút lại hợp đồng là một khái niệm mới được đề cập trong pháp luật hợp đồng, chủ yếu nhằm để bảo vệ quyền lợi của NTD khi giao kết hợp đồng điện tử với thương nhân. Quyền này được hiểu là biện pháp để bảo vệ NTD khỏi các quyết định vội vàng, trong một thời gian tương đối ngắn, NTD có quyền xem xét lại quyết định giao kết hợp đồng của mình41.
Quyền hủy bỏ hợp đồng, cũng có thể được gọi là quyền “rút tiền” hoặc thời gian xem xét (cooling-off period) được pháp luật các nước mô tả đơn giản là khả năng NTD nghĩ lại về việc mua hàng, chấm dứt hợp đồng mà không phải chịu trách nhiệm pháp lý và nhận lại tiền của họ trong khi không cần phải ra tòa hoặc thậm chí đưa ra lý do. Hơn nữa, một trong những tính năng quan trọng nhất của quyền huỷ bỏ hợp đồng là cho phép NTD được rút lại tiền mà không cần phải thực hiện các khiếu kiện tòa án tốn kém, phức tạp hoặc kéo dài. Theo Ủy ban Châu Âu:
Giai đoạn xem xét (cooling-off period) là một trụ cột cơ bản của bảo vệ NTD, cung cấp thời gian để NTD xem xét lại việc mua hàng trực tuyến hoặc mua hàng tại nhà, nơi họ có thể không đánh giá đầy đủ những gì họ đã mua hoặc cảm thấy áp lực khi mua hàng. Do đó, thời gian xem xét cung cấp một cơ
41 Marco Loos (2009), Right of Withdrawal, in Geraint Howells, Reiner Schulze (eds), Modernizing and Harmonizing Consumer Contract Law (1st, Sellier, Munich).
hội quan trọng cho NTD để cải thiện quyết định của họ nếu họ thay đổi quyết
định hoặc xác định được một ưu đãi tốt hơn nữa42
NTD do yếu thế về thông tin, đặc biệt trong giao dịch điện tử, NTD không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, hoàn toàn dựa trên sự tin tưởng về những thông tin mà tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp. Chính vì lý do này mà nhiều khi sản phẩm NTD nhận được khác xa so với những thông tin quảng cáo từ phía tổ chức, cá nhân kinh doanh. Để bảo vệ lợi ích hợp pháp của NTD trong trường hợp này, Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVQLNTD đã quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của NTD tại Điều 17: “Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin quy định tại khoản 1 Điều này thì trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng NTD có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh. NTD không phải trả bất kỳ chi phí nào liên quan đến việc chấm dứt đó
và chỉ phải trả chi phí đối với phần hàng hóa, dịch vụ đã sử dụng”. Vậy khi tổ
chức, cá nhân kinh doanh không cung cấp hoặc cung cấp không đúng các thông tin được quy định tại khoản 1 Điều 17 như các thông tin về chất lượng, tính năng, công dụng, giá cả của sản phẩm v.v… thì NTD được quyền chấm dứt hợp đồng mà không chịu bất kỳ hậu quả pháp lý nào. Tuy nhiên, thời hạn được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng là 10 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng sẽ gây khó khăn cho NTD vì thời điểm giao kết hợp đồng theo Điều 400 Bộ luật Dân sự 2015 là thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết, và cụ thể nếu NTD đặt mua hàng trực tuyến trên website điện tử thì thời điểm giao kết hợp
42 European Commission (2011), Commission Staff Working Paper: Consumer
đồng là thời điểm NTD nhận được trả lời của thương nhân chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng43, giả sử NTD được nhận hàng sau 15 ngày kể từ thời điểm giao kết hợp đồng và lúc đó mới phát hiện ra hàng hóa không đúng như thông tin của thương nhân cung cấp thì cũng không thể vận dụng được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nữa. Bên cạnh đó, để thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định trên, NTD cũng sẽ phải chứng minh những thông tin mà thương nhân cung cấp là không đúng hoặc không đủ như yêu cầu tại khoản 1 Điều 17 (các thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh; phương thức giao hàng; chất lượng hàng hóa, dịch vụ; …). Điều này gây khó khăn cho NTD, vì nhiều khi những thông tin này được cung cấp thông qua website, ở nhiều mục khác nhau và có thể thường xuyên thay đổi, nếu NTD không lưu trữ lại những thông tin này khi giao kết hợp đồng để có thể làm bằng chứng chứng minh cho yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng của mình là hợp pháp thì sẽ khó thực hiện được quyền này trên thực tế.
Pháp luật EU quy định thời hạn để NTD đơn phương chấm dứt hợp đồng điện tử là 14 ngày kể từ khi nhận được hàng hóa mà không cần đưa ra lý do cho việc đơn phương chấm dứt hợp đồng44. Bộ luật dân sự Đức quy định thời hạn này là 2 tuần kể từ khi NTD nhận được hàng hóa45. Quy định thời hạn cho quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của NTD kể từ ngày nhận hàng hóa sẽ đảm bảo cho NTD đủ thời gian để thực sự nhận biết đúng đắn về hàng hóa, dịch vụ mà mình đã mua liệu có giống với thông tin thương nhân cung cấp, theo đó NTD có thể quyết định có thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hay không mà không cần phải có lý do. Việc quy định như trên giúp NTD trong giao dịch điện tử được bảo vệ một cách cụ thể và triệt để nhất. Điểm khác biệt lớn nhất của quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của NTD theo pháp luật
43 Điều 21 Nghị định 52/2013/NĐ-CP
44 Xem: Điều 9 Chỉ thị 2011/83/EU về quyền của NTD.
Việt Nam và pháp luật Châu Âu chính là đòi hỏi cần phải có lí do cho sự huỷ bỏ hợp đồng. Việc đòi hỏi NTD phải có lí do cho sự trả lại hàng hoá, dịch vụ theo pháp luật Việt Nam gây khó khăn cho NTD nhưng đồng thời cũng sẽ hạn chế tình trạng NTD lợi dụng quyền này để trả lại sản phẩm vô căn cứ, gây thiệt hại cho thương nhân. Tuy nhiên trên quan điểm bảo vệ quyền lợi NTD, tăng cường niềm tin của NTD vào TMĐT, và trên thực tế tình trạng NTD bị lừa dối trên TMĐT thì pháp luật bảo vệ NTD cần xem xét lại quy định này để bảo đảm quyền NTD cũng như thúc đẩy sự phát triển của TMĐT.