Khái niệm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mạ

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 67 - 69)

3. Cơ sở lý thuyết của luận án

1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu

1.2.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mạ

thương mại điện tử

Có nhiều lý do cho sự ra đời của pháp luật bảo vệ NTD, đặc biệt nhấn mạnh tới vị trí yếu thế của người tiêu dùng trong các giao dịch thương mại. Người tiêu dùng cần được trao thêm quyền để đưa ra lựa chọn sáng suốt về hàng hóa và dịch vụ mà họ mua. Lợi ích của họ cần được thúc đẩy và bảo vệ, đặc biệt khi thị trường mà họ tham gia có nhiều sự phức tạp và rủi ro như TMĐT.

Để đáp ứng các nhu cầu cơ bản, loài người luôn phải mua, bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Vì lý do này, mối quan hệ của người tiêu dùng với thương nhân luôn tồn tại. Nhưng mối quan hệ giữa người tiêu dùng với thương nhân không phải lúc nào cũng được bảo vệ bởi các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới.

Trong Luật La Mã, là nguồn chính của phần lớn các hệ thống luật dân sự hiện hành, người mua đã có một số hành động pháp lý chống lại người bán trong các trường hợp cụ thể, bao gồm:

(i) hoàn trả giá đã thanh toán khi hàng hóa bán ra không phù hợp với chất lượng khai báo (Actio Redhibitoria);

(ii) giảm giá (Quanti Minoris) và;

(Iii) đòi bồi thường từ người bán khi bên thứ ba tuyên bố quyền sở hữu đối với hàng hóa được bán (Eviction)28

28 George Mousourakis (2015), Roman Law and the Origín of the Civil Law Tradition, Springer, tr.137.

Trong những thế kỷ tiếp theo, không có sự bảo vệ cụ thể nào cho người tiêu dùng. Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ theo nguyên tắc tự do hợp đồng và Nhà nước không can thiệp vào thỏa thuận hoặc hợp đồng giữa các chủ thể.

Mục đích chính của việc ban hành Luật Bảo vệ người tiêu dùng là ngăn chặn sự lạm dụng khả năng thương lượng vượt trội của người bán, đồng thời điều chỉnh sự bất bình đẳng về khả năng thương lượng giữa họ và người tiêu dùng. Vấn đề này dựa trên việc bảo vệ người tiêu dùng chống lại các hành vi không lành mạnh của người bán trong tất cả các giai đoạn sản xuất, cung cấp và phân phối.

Nói chung, Internet đang phát triển hàng ngày và trở thành một thị trường đa dạng cho người tiêu dùng. Do đó, sẽ không thật sự hợp lý khi cố gắng phát triển thương mại điện tử mà không đặt các giao dịch của người tiêu dùng trong một khung pháp lý cụ thể. Lý giải cho điều này là người tiêu dùng đại diện cho bên yếu hơn trong hợp đồng và điểm yếu của họ có thể tăng lên đáng kể trong môi trường điện tử do sự vắng mặt của các bên. Đây là lý do tại sao, trong vài thập kỷ qua, nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển, đã quan tâm nghiêm túc về bảo vệ người tiêu dùng và đặc biệt là bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử. Ví dụ điển hình như tại Châu Âu, số lượng các văn bản pháp luật điều chỉnh các vấn đề của người tiêu dùng trong cả môi trường ngoại tuyến và trực tuyến tương đối nhiều và cụ thể.

Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng là lĩnh vực pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa người tiêu dùng với các thương nhân khi người tiêu dùng mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ của thương nhân đó; quy định những quyền của người tiêu dùng và trách nhiệm của thương nhân trong các giao dịch29. Trong đó, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử là một bộ phận của

29 Nguyễn Thị Vân Anh (chủ biên) (2014), Giáo trình Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu

pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, vì vậy có thể định nghĩa như sau: “Pháp

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)