Trách nhiệm cung cấp thông tin cho người tiêu dùng

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 112 - 116)

3. Cơ sở lý thuyết của luận án

2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh

2.2.2. Trách nhiệm cung cấp thông tin cho người tiêu dùng

Trong giao dịch điện tử, thông tin về hàng hóa, dịch vụ, về tổ chức, cá nhân kinh doanh đóng vai trò mấu chốt khiến cho NTD quyết định có giao kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hay không. Với đặc thù của giao dịch điện tử là NTD không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, đánh giá sản phẩm theo cảm quan của mình mà hoàn toàn dựa vào những thông tin do tổ chức, cá nhân

51 Báo Công an nhân dân online, Hiểm hoạ khi thông tin cá nhân bị rao bán, nguồn: https://cand.com.vn/Ho-so-Interpol/Hiem-hoa-khi-thong-tin-ca-nhan-bi-rao-ban-i606342/ ngày truy cập 10/12/2021.

kinh doanh cung cấp nên do đó, để tránh tổ chức, cá nhân kinh doanh không cung cấp hoặc cung cấp không đúng thông tin cho NTD, pháp luật bảo vệ NTD trong giao dịch điện tử đặc biệt chú trọng đến loại trách nhiệm này.

Luật BVQLNTD có quy định chung về trách nhiệm cung cấp thông tin cho NTD của tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Điều 12 như niêm yết giá, ghi nhãn hàng hóa… Luật công nghệ thông tin năm 2006 cũng quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin của trang điện tử bán hàng tại Điều 30 yêu cầu trang thông tin điện tử bán hàng phải “Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về hàng hóa, dịch vụ, điều kiện giao dịch, thủ tục giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại; Cung cấp cho NTD thông tin về phương thức thanh toán an toàn và tiện lợi trên môi trường mạng; Công bố các trường hợp NTD có quyền hủy bỏ,

sửa đổi thỏa thuận trên môi trường mạng”.

Bên cạnh đó còn có những quy định tại các văn bản hướng dẫn đầy đủ, cụ thể hơn về những thông tin mà tổ chức, cá nhân kinh doanh phải cung cấp cho NTD khi giao kết hợp đồng điện tử như tại Điều 17 Nghị định 99/2011/NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVQLNTD. Nếu tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng website TMĐT để bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho NTD thì trách nhiệm cung cấp thông tin được quy định rất rõ ràng và chi tiết tại NĐ 52/2013/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung bởi NĐ 85/2021/NĐ-CP bao gồm các quy định về cung cấp thông tin trên website TMĐT bán hàng (Điều 28); Thông tin về người sở hữu website (Điều 29); Thông tin về hàng hóa, dịch vụ (Điều 30); Thông tin về giá cả (Điều 31); Thông tin về các điều kiện giao dịch chung (Điều 32); Thông tin về vận chuyển và giao nhận (Điều 33) và Thông tin về các phương thức thanh toán (Điều 34).

Từ những quy định trên cho thấy những thông tin mà một tổ chức, cá nhân kinh doanh khi tiến hành bán hàng qua website điện tử phải cung cấp cho NTD gồm những thông tin sau đây:

- Thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh sở hữu website: Tên của tổ chức, cá nhân kinh doanh, số điện thoại hoặc một phương thức liên hệ trực tuyến khác, địa chỉ, trụ sở, địa chỉ cơ sở chịu trách nhiệm về đề nghị giao kết hợp đồng (nếu có); số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức, hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân.

- Thông tin về hàng hóa, dịch vụ: chi tiết về tính năng, công dụng, cách thức sử dụng, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ và những thông tin để khách hàng có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ nhằm tránh sự hiểu nhầm khi quyết định việc đề nghị giao kết hợp đồng.

- Thông tin về giá cả: phải thể hiện rõ giá đó đã hay chưa bao gồm những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ như thuế, phí đóng gói, phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác. Đối với những hợp đồng cung ứng dịch vụ dài hạn, website phải cung cấp thông tin về phương thức tính phí và cơ chế thanh toán định kỳ.

- Thông tin về chi phí sử dụng phương tiện thông tin liên lạc cho việc giao kết hợp đồng nếu chi phí này chưa được tính vào giá của hàng hóa, dịch vụ;

- Thông tin về các điều kiện giao dịch chung, gồm:

+ Các điều kiện hoặc hạn chế trong việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, như giới hạn về thời gian hay phạm vi địa lý, nếu có;

+ Chính sách kiểm hàng; chính sách hoàn trả, bao gồm thời hạn hoàn trả, phương thức trả hoặc đổi hàng đã mua, cách thức lấy lại tiền, chi phí cho việc hoàn trả này;

+ Chính sách bảo hành sản phẩm, nếu có;

+ Các tiêu chuẩn dịch vụ, quy trình cung cấp dịch vụ, biểu phí và các điều khoản khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, bao gồm cả những điều kiện và hạn chế nếu có;

+ Nghĩa vụ của người bán và nghĩa vụ của khách hàng trong mỗi giao dịch. - Thông tin về vận chuyển và giao nhận: Gồm các phương thức giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ; Thời hạn ước tính cho việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, có tính đến yếu tố khoảng cách địa lý và phương thức giao hàng; Các giới hạn về mặt địa lý cho việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, nếu có và Phân định trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ logistics về cung cấp chứng từ hàng hóa trong quá trình giao nhận

- Thông tin về phương thức thanh toán: công bố toàn bộ các phương thức thanh toán áp dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ chào bán trên website, kèm theo giải thích rõ ràng, chính xác để khách hàng có thể hiểu và lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp;

Ngoài ra, thương nhân còn phải thiết lập một cơ chế rà soát và xác nhận nội dung của hợp đồng52 trước khi NTD xác nhận đơn hàng và gửi đề nghị giao kết hợp đồng nhằm mục đích tránh các sai sót không đáng có cho NTD như đặt mua nhầm số lượng, nhầm hàng hóa cần mua…. Cơ chế này cho phép NTD xét lại những thông tin cơ bản về đơn đặt hàng của mình như tên hàng hóa, dịch vụ, số lượng, phương thức thanh toán v.v… để xem những thông tin này có chính xác hay không, có cần sửa đổi gì không và có thể hủy bỏ giao dịch này nếu xét thấy nhu cầu về mặt hàng đó không còn nữa.

Mặc dù đã có nhiều quy định về vấn đề cung cấp thông tin trong giao dịch điện tử nhưng mục tiêu lợi nhuận đã khiến tổ chức, cá nhân kinh doanh lợi dụng sự non kém về mặt công nghệ của NTD mà sử dụng những thủ thuật như đưa thông tin về sản phẩm, về chi phí giao hàng… ở nhiều mục khác nhau trên website bán hàng hay đưa thông tin mà phông chữ quá bé hoặc trùng màu với màu nền của website, những việc này khiến cho NTD nản chí mà tiến hành giao

kết hợp đồng kể cả phải chịu thiệt thòi khi giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh. Bên cạnh đó, thông tin thương nhân cung cấp cho NTD được lưu trữ trên website của thương nhân, mặc dù NTD có thể tiến hành truy cập để lưu trữ lại khi cần thiết nhưng những thông tin đó dễ dàng bị thay đổi và thường không ổn định, chính vì lý do này mà NTD khi có nhu cầu muốn tham khảo lại các thông tin về hàng hóa, dịch vụ mà mình đã mua thường rất khó khăn.

Tuy còn thiếu sót nhưng những quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với NTD đã góp phần khắc phục những “yếu thế” của NTD về thông tin khi giao dịch qua phương tiện điện tử, tạo dựng lòng tin của NTD đối với loại hình giao dịch mới mẻ này.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)