Đặc điểm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mạ

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 69 - 72)

3. Cơ sở lý thuyết của luận án

1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu

1.2.2. Đặc điểm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mạ

pháp luật bao gồm hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, quy định các biện pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng khi tham gia các hoạt động thương mại điện tử với tổ chức, cá nhân kinh doanh”.

Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong TMĐT được đặt ra nhằm quy định quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng cũng như thương nhân trong thương mại điện tử và cách thức thực thi những quy định đó, đồng thời cân bằng lại vị trí yếu thế của người tiêu dùng trong mối quan hệ với thương nhân trong môi trường điện tử.

1.2.2. Đặc điểm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử thương mại điện tử

Pháp luật BVQLNTD trong TMĐT là một bộ phận trong Pháp luật BVQLNTD nói chung nên nó vẫn mang những đặc điểm của lĩnh vực pháp luật này, tuy nhiên nó vẫn có những đặc điểm riêng biệt gắn liền với bản chất của TMĐT, đó là:

 Pháp luật BVQLNTD trong TMĐT trao thêm quyền cho người tiêu dùng, đồng thời bổ sung các trách nhiệm đặc thù cho tổ chức, cá nhân kinh doanh nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi các rủi ro mà thương mại điện tử mang lại trong khi vẫn được hưởng đầy đủ các lợi ích của thương mại điện tử. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc áp dụng các biện pháp nhằm cân bằng quyền lợi giữa NTD với thương nhân trong TMĐT và bảo đảm khả năng thực thi các quy định này. Đồng thời cho phép nhà nước kiểm soát các thương nhân tham gia thị trường thông qua thủ tục đăng ký và cấp phép nhằm tăng mức độ bảo vệ cho người tiêu dùng.

Về lý thuyết, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT phải đảm bảo điều chỉnh hầu hết các khía cạnh của mối quan hệ giữa người tiêu dùng với thương nhân, cụ thể là giai đoạn trước khi mua hàng (bao gồm trách nhiệm cung cấp thông tin, hành vi thương mại lành mạnh v.v.), giai đoạn mua hàng bao gồm các điều khoản hợp đồng không công bằng, bảo mật thanh toán trực tuyến, v.v.) và giai đoạn sau khi mua hàng (bao gồm giải quyết tranh chấp, yêu cầu bồi thường, v.v.) để khắc phục vị trí thương lượng yếu thế và sự bất cân xứng thông tin của NTD so với tổ chức, cá nhân kinh doanh.

 Pháp luật BVQLNTD trong TMĐT gắn liền với quy định về công nghệ và sự mở rộng, phát triển của TMĐT.

Chuyển đổi kỹ thuật số đang tác động sâu sắc đến nền kinh tế và xã hội của chúng ta, thay đổi cách thức người tiêu dùng tương tác với nhau và cách thức thị trường trực tuyến hoạt động. Dữ liệu người tiêu dùng, trong bối cảnh này, đã trở thành một tài sản kinh tế thiết yếu cung cấp cho một loạt các mô hình kinh doanh, công nghệ đồng thời xuất hiện nhiều dạng giao dịch mới và sáng tạo.

Người tiêu dùng trên toàn cầu đang trải qua thời kỳ thay đổi nhanh chóng khi chuyển đổi kỹ thuật số mang đến các công nghệ mới, mô hình kinh doanh, giao dịch, cũng như một loạt các hàng hóa và dịch vụ sáng tạo ví dụ như Internet Vạn vật (Internet of Things - IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) và các nền tảng trực tuyến mới như thị trường nền tảng ngang hàng (PPM). Các công nghệ mới mang lại nhiều lợi ích và trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức mà cơ quan nhà nước và các bên liên quan khác phải đối mặt và giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Cơ quan có thẩm quyền cần xem xét làm thế nào để thích ứng và thực hiện các chính sách về bảo vệ người tiêu dùng trong thời đại tiến bộ công nghệ nhanh chóng này. Mặc dù chính sách bảo vệ người tiêu dùng thường trung lập về công nghệ và đủ rộng để bao quát các công nghệ và mô hình kinh doanh

mới, các cơ quan xây dựng pháp luật nên liên tục theo dõi và phân tích sự phát triển trên thị trường thương mại điện tử để đảm bảo rằng người tiêu dùng được bảo vệ đầy đủ và có thể hưởng lợi từ các thị trường đó.

 Pháp luật BVQLNTD trong TMĐT mở rộng phạm vi đối tượng áp dụng thêm cả các bên trung gian, hỗ trợ giao dịch điện tử giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Quan hệ trong TMĐT thông thường bao gồm ít nhất ba chủ thể: người tiêu dùng, nhà cung cấp sản phẩm và bên thứ ba, là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực giao dịch TMĐT. Bên thứ ba này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường cho các giao dịch TMĐT; giữ nhiệm vụ chuyển và lưu giữ thông tin giữa các bên tham gia giao dịch TMĐT đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch TMĐT. Do đó, họ cũng là những chủ thể phải chịu trách nhiệm trong việc bảo vệ người tiêu dùng cùng với nhà cung cấp sản phẩm.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, NTD mua hàng hoá, dịch vụ từ sàn giao dịch TMĐT (ví dụ như Lazada, Tiki…) thì bên cạnh người bán, là người trực tiếp cung cấp sản phẩm cho NTD, còn có sự tham gia của thương nhân cung cấp dịch vụ TMĐT. Đồng thời, trong giao dịch TMĐT hiện nay có sự tham gia của rất nhiều bên hỗ trợ cho giao dịch đó như bên trung gian thanh toán không dùng tiền mặt (ví điện tử, thẻ tín dụng,…) hay các bên cung cấp dịch vụ giao hàng, kho vận… Vì lẽ đó, Pháp luật BVQLNTD trong TMĐT cần bao quát hết tất cả các chủ thể có tham gia vào mối quan hệ giữa NTD với thương nhân khi mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ thông qua phương tiện điện tử nhằm bảo vệ tối ưu cho NTD.

 Pháp luật BVQLNTD trong TMĐT hỗ trợ sự tăng trưởng hơn nữa của thị trường thương mại điện tử, vì lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Bảo vệ người tiêu dùng có thể được coi là một yếu tố quan trọng trong các cơ sở pháp lý để phát triển thương mại điện tử. Khung pháp lý điều chỉnh

các vấn đề của thương mại điện tử gồm rất nhiều quy định khác nhau như các quy định về hình thành hợp đồng, quyền tài phán, thanh toán điện tử, chữ ký điện tử, ký kết hợp đồng, bảo mật dữ liệu…. Với một môi trường tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng như thương mại điện tử, việc tạo dựng lòng tin với NTD thường khó khăn hơn do đây là môi trường mua sắm với các yếu tố đặc thù như: tính bất định, tính ẩn danh, sự phức tạp và rủi ro tiềm tàng từ các yếu tố công nghệ. Và để TMĐT thật sự phát triển đúng tiềm năng của nó đòi hỏi người tiêu dùng khi tham gia giao dịch phải có sự tin tưởng, tin tưởng rằng quyền lợi của mình được tôn trọng và đảm bảo bởi pháp luật, có thế NTD mới đẩy mạnh việc sử dụng phương tiện điện tử cho mục đích mua bán hàng hoá, dịch vụ.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)