Trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch cho người tiêu dùng

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 116 - 117)

3. Cơ sở lý thuyết của luận án

2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh

2.2.3. Trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch cho người tiêu dùng

Bằng chứng giao dịch là hình thức ghi nhận giao dịch giữa NTD với tổ chức, cá nhân kinh doanh khi mua hàng hóa, dịch vụ. Bằng chứng giao dịch khi NTD tiến hành giao dịch điện tử với tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể là hợp đồng, hóa đơn, các chứng từ, tài liệu liên quan ghi nhận một giao dịch đã được xác lập. Bằng chứng giao dịch có ý nghĩa rất quan trọng, nó là bằng chứng xác nhận một giao dịch đã được hình thành giữa NTD với tổ chức, cá nhân kinh doanh, là cơ sở pháp lý để khi có tranh chấp, NTD có thể chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp lý, từ đó mới bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch cho NTD của tổ chức, cá nhân kinh doanh được quy định tại Điều 20 Luật BVQLNTD 2010, cụ thể trong trường hợp tiến hành giao dịch bằng phương tiện điện tử thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm tạo điều kiện cho NTD truy nhập, tải, lưu giữ và in hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của NTD.

Tuy nhiên, việc quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch bằng cách tạo điều kiện cho NTD truy nhập vào website để tải và lưu trữ hay in hóa đơn đồng nghĩa với việc yêu cầu tổ chức,

cá nhân kinh doanh phải duy trì một hệ thống lưu trữ tất cả các giao dịch giữa mình với khách hàng để một khi NTD có yêu cầu, tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể ngay lập tức cung cấp bằng chứng giao dịch cho NTD. Hơn thế nữa, việc cung cấp bằng chứng giao dịch qua website thường dễ gặp những rủi ro về bảo mật và lưu trữ. Do đó, pháp luật của nhiều nước trên thế giới đã yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh ngay sau khi giao dịch được hoàn thành phải cung cấp bằng chứng giao dịch có thể qua phương tiện điện tử hoặc bằng văn bản cho NTD.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)