CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý vốn ĐTXDCB trong hệ
- Cấp phòng: Trƣởng phòng và Phó trƣởng phòng đƣợc phân công thực hiện công tác tham mƣu cho Lãnh đạo KBNN tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ Chủ đầu tƣ các dự án của hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc trên địa bàn. Một số tỉnh thực hiện theo mô hình Ban QLDA trực thuộc Chủ đầu tƣ thì Trƣởng ban và Phó ban thực hiện nhiệm vụ tham mƣu. Phòng Kiểm soát chi thực hiện công tác kiểm soát chi đối với các dự án ĐTXDCB trong hệ thống KBNN nhƣ đối với các dự án ĐTXDCB ngoài hệ thống KBNN khác.
- Cấp chuyên viên: Cán bộ, công chức đƣợc phân tích, tổng hợp và lập báo cáo cấp Phòng (Ban QLDA) trình Lãnh đạo Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh ban hành các văn bản quản lý vốn ĐTXDCB tại các dự án của hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc trên địa bàn.
b. Bộ phận thực hiện nhiệm vụ Kiểm soát chi theo chức năng của Kho bạc Nhà nước.
Bộ phận này cũng theo mô hình tổ chức tƣơng tự bộ phận làm nhiệm vụ Chủ đầu tƣ nhƣng là để thực hiện công tác kiểm soát chi theo các cấp tƣơng ứng.
3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý vốn ĐTXDCB trong hệ thống KBNN hệ thống KBNN
3.3.1. Các nhân tố khách quan
Thứ nhất, quy định của Nhà nƣớc đƣợc biểu hiện ở hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật về ĐTXDCB nói chung và về ĐTXDCB trong hệ thống KBNN nói riêng. Khi hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động ĐTXDCB sử dụng vốn đầu tƣ công đầy đủ, cụ thể và thống nhất, sẽ là căn cứ hợp pháp giúp các nhà quản lý nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này.
Hoạt động XDCB có liên quan đến nhiều lĩnh vực do đó yêu cầu về tính thống nhất trong các văn bản pháp luật giữa các lĩnh vực đƣợc đặt lên hàng đầu. Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Đầu tƣ công, các Nghị định, Quyết định, Thông tƣ, Chỉ thị của Chính phủ, các bộ, ngành và ở từng địa phƣơng phải có sự thống nhất trong các quy định về hoạt động ĐTXDCB. Khi các văn bản này không thống nhất với nhau, sẽ gây khó khăn trong quá trình thực hiện đầu tƣ cũng nhƣ gây khó khăn cho quản lý (do không có căn cứ rõ ràng, chắc chắn để viện dẫn trong quá trình quản lý).
Tính đầy đủ và cụ thể là yêu cầu chung đối với tất cả các văn bản pháp luật, không chỉ riêng đối với các văn bản pháp luật về vấn đề XDCB. Tuy nhiên, đây là hoạt động quản lý vốn ĐTXDCB nội ngành tại một cơ quan cụ thể (KBNN) có sử dụng vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tƣ nhƣng chƣa đƣa vào cân đối ngân sách nhà nƣớc do vậy đòi hỏi phải có những văn bản pháp luật quy định chi tiết, cụ thể hơn nữa đặc biệt là những văn bản đƣợc ban hành bởi cơ quan trực tiếp quản lý KBNN. Trƣờng hợp KBNN trực thuộc Bộ Tài chính, do vậy Bộ Tài chính cần ban hành những văn bản cụ thể quy định hoạt động ĐTXDCB tại hệ thống KBNN. Trên cơ sở đó, KBNN sẽ đƣa ra chiến lƣợc, kế hoạch ĐTXDCB tại đơn vị mình. Bên cạnh đó, cần có cơ chế giám sát và quy định cụ thể các chế tài xử phạt các hình thức vi phạm trong quản lý các dự án ĐTXDCB.
Thứ hai, điều kiện tự nhiên về thời tiết, khí hậu ảnh hƣởng đến tiến độ
thi công công trình. Một trong những đặc điểm cơ bản của sản phẩm xây dựng là đƣợc tiến hành ngoài trời, chịu ảnh hƣởng nhiều bởi thời tiết. Do đó, thực hiện xây dựng trong điều kiện thời tiết xấu đặc biệt là những ngày mƣa phùn, gió bão sẽ ảnh hƣởng rất lớn tới tiến độ thi công công trình. Đây là vấn đề bất khả kháng, nên khó có thể đƣa ra một biện pháp quản lý cho hiệu quả.
Thứ ba, khó khăn trong quy trình giải phóng mặt bằng. Đối với quy trình đền bù, giải phóng mặt bằng: đây là một vấn đề lớn trong đầu tƣ xây dựng. Khi quy trình giải phóng mặt bằng thuận lợi, nhanh chóng sẽ góp phần đẩy nhanh thời gian thi công thực hiện công trình thúc đẩy hiệu quả quản lý vốn ĐTXDCB. Tuy nhiên, trong rất nhiều trƣờng hợp, quy trình này gặp phải những trở ngại lớn. Nguyên nhân là do, quy trình đền bù, giải phóng mặt bằng chƣa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền của Nhà nƣớc và quyền của ngƣời sử dụng đất đã đƣợc pháp luật công nhận; chƣa giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích xã hội, lợi ích nhà đầu tƣ và lợi ích của những ngƣời dân có đất bị thu hồi; không chấp hành đúng những quy định của Nhà nƣớc về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thƣờng hỗ trợ, tái định cƣ...
Thứ tư, tình hình giá cả biến động. Giá cả các mặt hàng chủ yếu trên
thế giới và trong nƣớc biến động, đặc biệt là giá cả các vật liệu xây dựng chủ yếu tăng sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến công tác quản lý vốn ĐTXDCB vì nó sẽ làm thay đổi dự toán, thay đổi tổng mức đầu tƣ, phải thực hiện thêm các quy trình về điều chỉnh, bổ sung làm kéo dài thời gian thực hiện đầu tƣ xây dựng.
3.3.2. Các nhân tố chủ quan
Thứ nhất, số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực. Nhƣ trên đã phân
tích, quản lý ĐTXDCB trong hệ thống KBNN chính là sự tác động liên tục, có tổ chức, định hƣớng mục tiêu vào quá trình hoạt động ĐTXDCB diễn ra, bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế - xã hội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt đƣợc kết quả và hiệu quả đầu tƣ cao nhất. Chủ thể quản lý KBNN các cấp; Bộ Tài chính và các cơ quan Nhà nƣớc khác có thẩm quyền. Trong tất cả các giai đoạn, hoạt động ĐTXDCB trong hệ thống KBNN đều chịu sự quản lý của các chủ thể quản lý. Do vậy, nhân tố con ngƣời chính là nhân tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến hiệu quả quy trình quản lý.
Quản lý vốn ĐTXDCB đƣợc thực hiện trong tất cả các giai đoạn của hoạt động ĐTXDCB trong hệ thống KBNN bao gồm: xây dựng chiến lƣợc, lập kế hoạch, lập dự án đầu tƣ, thẩm định dự án đầu tƣ, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát... Trong giai đoạn xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch và lập kế hoạch đòi hỏi nhà quản lý phải có tầm nhìn chiến lƣợc, phải xác định đƣợc mục tiêu của việc thực hiện dự án và đề xuất những giải pháp tốt nhất để đạt đƣợc mục tiêu đó. Đối với cán bộ quản lý ĐTXDCB trong hệ thống KBNN, việc xây dựng chiến lƣợc và lập kế hoạch phải đƣợc thực hiện dựa trên chiến lƣợc phát triển chung của hệ thống KBNN.
Đối với giai đoạn lập dự án đầu tƣ: nhà quản lý phải có khả năng xem xét, chuẩn bị, tính toán toàn diện các khía cạnh kinh tế - kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, môi trƣờng pháp lý...trên cơ sở đó xây dựng một kế hoạch hoạt động phù hợp nhằm thực hiện dự án đầu tƣ.
Giai đoạn thẩm định dự án đầu tƣ: đây đƣợc coi là giai đoạn quan trọng nhất nhằm đánh giá tính hợp lý và tính hiệu quả của dự án, trên cơ sở đó đƣa ra quyết định có thực hiện dự án hay không. Giai đoạn này đòi hỏi cán bộ quản lý phải có năng lực trình độ cao trong nhiều lĩnh vực: kinh tế - kỹ thuật - môi trƣờng, có khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá để có thể đƣa ra những quyết định đúng đắn, mang lại hiệu quả cao nhất cho dự án đầu tƣ.
Giai đoạn tổ chức thực hiện dự án: ở giai đoạn này, vai trò của nhà quản lý đƣợc thể hiện trong việc lựa chọn nhà thầu xây dựng và trong hoạt động kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện dự án; kiểm tra, giám sát trong từng công đoạn của quá trình xây dựng nhằm kiểm soát tốt chi phí thực hiện dự án.
Trong trƣờng hợp Ban quản lý dự án không có đủ khả năng trong việc lập dự án, kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện công trình thì có thể thuê
các tổ chức tƣ vấn. Khi đó, đòi hỏi phải thuê đƣợc các tổ chức tƣ vấn phải có đủ năng lực trình độ cao và có tƣ cách đạo đức tốt.
Thứ hai, tƣ cách đạo đức của các nhà quản lý: Đối với hoạt động XDCB sử dụng vốn NSNN, tham nhũng, thất thoát, lãng phí là những hiện tƣợng xảy ra phổ biến. Điều này xuất phát chủ yếu từ tƣ cách đạo đức của các nhà quản lý. Tinh thần trách nhiệm yếu kém của ngƣời lãnh đạo, của công chức, của các chủ thể thị trƣờng: Đối với ngƣời lãnh đạo, đó là bệnh chạy theo hình thức, bệnh cục bộ địa phƣơng, bệnh quan liêu mệnh lệnh, coi thƣờng pháp luật. Đối với công chức, đó là bệnh xu nịnh cấp trên, là thói quen xin - cho, hạch sách, thiếu ý thức trách nhiệm. Đối với chủ thể thị trƣờng, đó là bệnh coi thƣờng trách nhiệm đối với hợp đồng kinh tế, lẩn lách pháp luật, chạy theo lợi nhuận không chính đáng. Con ngƣời bị sa sút đạo đức thể hiện dƣới dạng đòi hối lộ, đƣa đút lót, thông đồng móc ngoặc, gian lận... Đây đƣợc coi là cái gốc của vấn đề tham nhũng, thất thoát trong hoạt động ĐTXDCB tại các cơ quan Nhà nƣớc nói chung và trong hệ thống KBNN nói riêng.
Thứ ba, về quy trình nghiệp vụ kiểm soát thanh toán vốn ĐTXDCB
trong hệ thống KBNN. Đây chính là cẩm nang để các cán bộ nghiệp vụ, các bộ phận tham gia quản lý, kiểm soát, cấp phát thanh toán các khoản chi vốn XDCB. Quy trình nghiệp vụ khoa học, quy định rõ ràng từng công việc, từng bƣớc thực hiện các thao tác quản lý, kiểm soát, cấp phát thanh toán vốn đầu tƣ sẽ tạo thuận lợi cho việc tác nghiệp của các cán bộ nghiệp vụ.
Thứ tư, các trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc bao gồm cả các phần
mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cũng góp phần không nhỏ trong nâng cao hiệu quả và chất lƣợng quản lý.
Thứ năm, việc thu thập thông tin và phân tích thông tin trong công tác
tin để từ đó có sự đánh giá chi tiết, thực trạng của công tác quản lý để đƣa ra các giải pháp quản lý hiệu quả hơn.