Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
2.1. Một số khía cạnh về sự thay đổi nhận thức và quan hệ luật pháp
2.1.2. Đặc điểm của lao động, việc là mở khu vực nông thôn Việt Nam
2.1.2.1. Đặc điểm chung về lao động, việc làm ở khu vực nông thôn
Khu vực nông thôn của nhiều nước đang phát triển và của nước ta có đặc điểm chung là dân số tăng nhanh, cấu trúc dân số trẻ dẫn đến nguồn lao động tăng nhanh. Vì vậy, khả năng tạo việc làm của nền kinh tế luôn thấp hơn nhu cầu việc làm của lực lượng lao động ở nông thôn. Ở nông thôn nước ta số việc làm tăng hằng năm chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì từ 2001 đến 2010,tỷ trọng dân số nhóm 15 - 59 tuổi tăng từ 58% lên 66%; trong khi đó sự phát triển của công nghiệp và các ngành nghề ở các địa phương chỉ thu hút được một phần lao động trong số đó. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là lĩnh vực tạo việc làm truyền thống và thu hút nhiều lao động của cư dân nông thôn, nhưng bị giới hạn bởi diện tích đất canh tác vẫn rất hạn hẹp và có xu hướng giảm dần do quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đang phát triển mạnh. Điều đó đã hạn chế khả năng giải quyết việc làm ở nông thôn. Nếu tốc độ gia tăng dân số vẫn còn cao, thì tình trạng khan hiếm đất nông nghiệp sẽ ngày càng trầm trọng thêm. Điều này làm cho vấn đề giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nông thôn càng trở nên khó khăn hơn, nếu lực lượng này không được chuyển dần sang khu vực sản xuất khác.
Nông nghiệp và nông thôn nói chung và ở Việt Nam nói riêng có một số đặc trưng thường ảnh hưởng đến vấn đề việc làm, đáng chú ý như sau:
- Sản xuất nông nghiệp luôn chịu tác động và bị chi phối mạnh mẽ của các quy luật sinh học và các điều kiện tự nhiên cụ thể của từng vùng như: đất đai, khí hậu, thời tiết... Quá trình sản xuất mang tính thời vụ rất cao, thu hút lao động không đồng đều, trong ngành trồng trọt việc làm chỉ tập trung chủ
yếu vào thời điểm gieo trồng và thu hoạch, thời gian còn lại là rỗi rãi, đó là lao động "nông nhàn" trong nông thôn.
- Trong thời kỳ nông nhàn, một bộ phận lao động nông thôn thường chuyển sang làm các công việc phi nông nghiệp hoặc đi ra thành phố tự tìm kiếm việc làm để tăng thêm thu nhập. Tình trạng thời gian nông nhàn nhiều cùng với thu nhập thấp trong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân đầu tiên gây ra hiện tượng di chuyển lực lượng lao động trong nông thôn từ vùng này đến vùng khác, từ nông thôn ra thành thị tạm thời hoặc lâu dài.
- Sản xuất nông nghiệp luôn luôn phụ thuộc vào các yếu tố đất đai, cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi và các hoạt động dịch vụ sản xuất như cung ứng giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và chế biến, bảo quản sản phẩm...
- Trong nông thôn, các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp thường bắt nguồn từ lao động của kinh tế hộ gia đình. Các thành viên trong từng gia đình có thể chuyển đổi, thay thế để thực hiện công việc của nhau. Vì vậy, việc chú trọng thúc đẩy phát triển các hoạt động khác nhau của kinh tế hộ gia đình là một trong những biện pháp tạo việc làm có hiệu quả.
- Khả năng thu hút lao động trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi với các cây trồng, vật nuôi khác nhau là khác nhau, thu nhập cũng rất khác nhau. Vì vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sử dụng nhiều lao động cũng là biện pháp tạo thêm việc làm ngay trong sản xuất nông nghiệp.
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn là hoạt động phi nông nghiệp với một số nghề thủ công mỹ nghệ được lưu truyền từ đời này sang đời khác trong từng gia đình, từng dòng họ, từng làng xã, dần dần hình thành nên những làng nghề truyền thống tạo ra những sản phẩm hàng hoá tiêu dùng độc đáo vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị văn hoá đặc trưng cho từng cộng đồng, từng dân tộc.
- Hoạt động dịch vụ ở nông thôn bao gồm những hoạt động cung ứng đầu vào cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các mặt hàng nhu yếu phẩm
cho đời sống dân cư nông thôn. Đây là khu vực thu hút đáng kể lực lượng lao động nông thôn và tạo ra thu nhập cao cho người lao động. Nói chung, việc làm trong nông nghiệp, nông thôn thường là những công việc giản đơn, thủ công, không đòi hỏi tay nghề cao, tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai và công cụ lao động cầm tay, dễ học hỏi, dễ chia sẻ. Vì vậy, khả năng thu dụng lao động cao, nhưng sản phẩm làm ra thường là chất lượng thấp và mẫu mã thường đơn điệu, năng suất lao động thấp, thu nhập bình quân của người lao động thường không cao, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn còn cao so với khu vực đô thị.
- Ở nông thôn, có một số lượng khá lớn công việc tại nhà không định thời gian như: trông nhà, trông con, nội trợ, làm vườn... có tác dụng hỗ trợ tích cực tăng thêm thu nhập cho gia đình. Thực chất đây cũng là những việc làm có khả năng tạo thu nhập và lợi ích đáng kể cho một bộ phận nông dân đang ở độ tuổi lao động.
- Thị trường lao động ở nông thôn thực tế đã có từ lâu nhưng kém phát triển. Hình thức trao đổi lao động vốn vẫn diễn ra tự phát theo quan hệ truyền thống trong cộng đồng, nhưng chỉ thiếu một cơ chế điều tiết mang tính thống nhất và không được pháp chế hoá. Vì vậy giá trị lao động thường được tính toán theo thoả thuận dân sự, trực tiếp, việc thanh toán được tiến hành theo kiểu kết hợp cả bằng tiền và bằng hiện vật, quan hệ thuê mướn dựa trên mối quan hệ thân quen là chủ yếu, kết hợp làm thuê chuyên nghiệp với làm thuê theo thời vụ, lao động thủ công cơ bắp là chính. Một số nơi do các ngành nghề thủ công nghiệp chưa thực sự phát triển dẫn đến hiện tượng dư thừa lao động, nhất là vào thời gian nông nhàn trong năm, người lao động phải đi làm thuê ở vùng khác, hoặc ra thành phố tìm kiếm việc làm…
Tất cả những đặc điểm trên có ảnh hưởng rất lớn đến chủ trương chính sách và định hướng tạo việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn. Nếu chúng ta hoạch định được một cơ chế phù hợp, mở rộng và phát triển các biện pháp tạo việc làm thích ứng với các đặc điểm đó thì sẽ góp phần giải quyết tốt vấn đề việc làm cho lực lượng lao động đông đảo của khu vực này.
Các số liệu cho thấy lực lượng lao động nông thôn chiếm tuyệt đại bộ phận trong lực lượng lao động của cả nước. Số người trong độ tuổi lao động là 36.606.200 người, chiếm 72% lực lượng lao động cả nước (năm 2010). Có sự khác nhau đáng kể về phân bố lực lượng lao động theo tuổi giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động nhóm tuổi trẻ (15-24 tuổi) và già (55 tuổi trở lên) của khu vực thành thị thấp hơn của khu vực nông thôn. Ngược lại, đối với nhóm tuổi lao động chính (25-54 tuổi) thì tỷ lệ này của thành thị lại cao hơn của khu vực nông thôn. Điều này cho thấy, người lao động ở khu vực thành thị tham gia vào lực lượng lao động muộn hơn và ra khỏi lực lượng lao động sớm hơn so với người lao động ở khu vực nông thôn. Lý do chính giải thích đặc điểm này là do nhóm dân số trẻ ở khu vực thành thị có thời gian đi học dài hơn và người lớn tuổi ở khu vực thành thị nghỉ làm việc sớm hơn so với khu vực nông thôn. Đây vừa là thế mạnh vừa là thách thức đối với khu vực nông thôn Việt Nam trong phát triển kinh tế xã hội và giải quyết việc làm. Nếu chúng ta tạo được các cơ chế chính sách phù hợp sử dụng hợp lý triệt để và có hiệu quả nguồn lao động dồi dào này ở khu vực nông thôn thì sẽ tạo điều kiện để kinh tế nông thôn phát triển mạnh mẽ. Ngược lại, nếu chúng ta không có các biện pháp giải quyết việc làm hợp lý thì đây lại trở thành nhân tố gây cản trở, kìm hãm quá trình phát triển kinh tế xã hội của khu vực nông thôn.
2.1.2.3. Cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn phân theo trình độ chuyên môn
Bảng 2.1. Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, thành thị/nông thôn
và các vùng kinh tế - xã hội năm 2010
Đơn vị tính: %
Nơi cư trú/các vùng kinh tế - xã hội Tổng số Không có CMKT Dạy nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên Toàn quốc 100,0 85,3 3,8 3,5 1,7 5,7 Thành thị 100,0 69,6 6,4 5,7 2,9 15,4
Nông thôn 100,0 91,4 2,9 2,6 1,2 1,9 Các vùng kinh tế - xã hội
Trung du và miền núi phía Bắc 100,0 86,5 3,6 4,6 2,0 3,3 Đồng bằng sông Hồng 100,0 79,1 6,6 4,2 2,0 8,1 Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung 100,0 87,1 3,0 3,8 1,8 4,3
Tây Nguyên 100,0 89,5 1,9 3,3 1,7 3,6
Đông Nam Bộ 100,0 80,6 4,4 2,8 1,8 10,4
Đồng bằng sông Cửu Long 100,0 92,2 1,8 2,1 1,1 2,9
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2010), Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam 2010.
Ở nước ta lực lượng lao động tuy đông về số lượng đông nhưng chất lượng lại chưa cao, số lao động có trình độ chuyên môn còn chiếm tỷ lệ nhỏ; hơn nữa trình độ chuyên môn kỹ thuật của của người lao động giữa thành thị và nông thôn có sự chênh lệch khá lớn. Mặt khác cơ cấu lực lượng lao động đã qua đào tạo cũng còn nhiều bất hợp lý. Cơ cấu đào tạo được coi là hợp lý hiện nay là: đại học: 1; trung học chuyên nghiệp: 4; công nhân kỹ thuật: 10-15 (người). Để đạt được cơ cấu đào tạo này nước ta cần có một chiến lược phát triển giáo dục đào tạo hợp lý hơn và cũng phải mất nhiều năm nữa.
Trên địa bàn nông thôn cả nước cả nước cho đến năm 2010 có 91,4% trong tổng số lực lượng lao động nông thôn không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 8,6% và còn nhiều bất hợp lý về cơ cấu, chỉ có khoảng 1,9% lao động nông thôn tốt nghiệp đại học trở lên. Tình trạng này là tình trạng chung ở tất cả các vùng nông thôn trong cả nước. Vùng có tỷ lệ lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long; vùng có tỷ lệ lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng. Nhìn chung lực lượng lao động đã qua đào tạo có trình độ chuyên môn kỹ thuật tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng kinh tế phát triển. Hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng có tỷ lệ lao động chưa qua
đào tạo thấp nhất trong các vùng nông thôn trong cả nước, và hai vùng này cũng là hai vùng có lực lượng lao động có trình độ cao nhất trong cả nước.
2.1.2.4. Cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn phân theo hoạt động kinh tế
So với cơ cấu lao động chung của cả nước, cơ cấu lao động phân theo hoạt động kinh tế thể hiện sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp là chủ yếu (62,6%), các hoạt động công nghiệp - xây dựng, dịch vụ kém phát triển: tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng chỉ chiếm 17,7%, trong ngành dịch vụ chỉ chiếm 19,7 % trong tổng số lực lượng lao động của nông thôn cả nước (năm 2007).
Bảng 2.2. Cơ cấu lao động có việc làm theo ba nhóm ngành chính ở nông thôn
Đơn vị tính: %
Năm
Nhóm ngành 1996 2000 2006 2007
Nông thôn 100,0 100,0 100,0 100,0
Nông - lâm - ngư nghiệp 82,3 79,0 69,0 62,6
Công nghiệp - xây dựng 6,8 8,3 14,8 17,7
Dịch vụ 10,9 12,7 16,2 19,7
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2007), Số liệu điều tra lao động việc làm năm 2007.
Trong hơn 10 năm, từ năm 1996 đến 2007, số lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở địa bàn nông thôn trên cả nước không đáng kể, chỉ khoảng 34 ngàn người/năm.
Lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ khu vực nông thôn tăng khá nhanh. Đặc biệt, ở ngành công nghiệp - xây dựng, lao động trong các ngành này năm 1996 ở nông thôn chỉ có 1,9 triệu người, sau 11 năm đã tăng gấp 3 lần, lên tới 6,1 triệu người, bình quân 11,1%/năm trong giai đoạn 1996-2007. Lao động ngành dịch vụ tăng khiêm tốn hơn với tốc độ 7,4%/năm trong giai đoạn 1996-2007.