Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
2.2. Thực trạng vấn đề việc là mở khu vực nông thôn
2.2.4. Mức tiền công và thu nhập của lao động nông thôn
Mức tiền công và thu nhập của lao động nông thôn tăng đều qua các năm từ 1999 đến 2010. Tuy vậy, mức tăng còn thấp và có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn. Tiền công và thu nhập của lao động nông thôn thấp hơn của lao động ở thành thị rất nhiều, luôn luôn thấp hơn khoảng 50% so với khu vực thành thị. Điều này dẫn đến hậu quả là mức sống của lao động nông thôn thấp hơn nhiều so với thành thị. Đến năm 2010, thu nhập bình quân đầu người một tháng của lao động khu vực thành thị là 2130 nghìn đồng/người/tháng, thì thu nhập bình quân đầu người một tháng ở nông thôn mới là 1071 nghìn đồng./người/tháng. Vùng có mức thu nhập bình quân đầu người một tháng thấp nhất tính đến 2010 là vùng Trung du và miền núi phía Bắc (905 nghìn đồng/người/tháng); cao nhất là vùng Đông Nam Bộ: 2304 nghìn đồng/người/tháng.
Bảng 2.8. Thu nhập bình quân đầu người một tháng
theo giá thực tế phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng
1999 2002 2004 2006 2008 2010
CẢ NƯỚC 295 356 484 636 995 1387
Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị 517 622 815 1058 1605 2130
Nông thôn 225 275 378 506 762 1071
Phân theo vùng
Đồng bằng sông Hồng 282 358 498 666 1065 1581 Trung du và miền núi phía
Bắc 199 237 327 442 657 905
Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung 229 268 361 476 728 1018
Tây Nguyên 345 244 390 522 795 1088
Đông Nam Bộ 571 667 893 1146 1773 2304
Đồng bằng sông Cửu Long 342 371 471 628 940 1247
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2010), Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam 2010.