Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
3.2. Các giải pháp chủ yếu phát triển thị trường lao động ở khu vực nông
3.2.1. Các giải pháp chung
3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp về thị trường lao động
Hoàn thiện hệ thống pháp thông qua việc ban hành đồng bộ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật tạo điều kiện cho sự phát triển thị trường lao động trong điều kiện phát triển kinh tế trị trường, mở rộng hội nhập là việc làm cần thiết và cấp bách. Trước hết, việc hoàn thiện này cần được bắt đầu từ việc nghiên cứu thực hiện các luật có liên quan đã được ban hành, nhất là Bộ luật Lao động sửa đổi và bổ sung (2003) và các văn bản dưới luật tương ứng theo hướng:
- Đảm bảo quyền lựa chọn chỗ làm việc và nơi cư trú của người lao động: Quyền của người lao động trong việc tự do tìm việc làm và di chuyển chỗ làm việc phải được đảm bảo thông qua việc gỡ bỏ các rào cản về hộ khẩu và quy định hành chính khác về nơi cư trú. Xây dựng các quy chế về cư trú, nhà ở đối với người lao động, nhất là loại lao động thu nhập thấp nhăm tạo điều kiện cho người lao động tự do di chuyển để tìm kiếm việc làm.
- Thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động: Các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm túc các quy định về ký kết hợp đồng lao động. Người lao động phải được trả lương theo đúng điều khoản ghi trong hợp đồng lao động đã dược ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động.
- Tăng cường giáo dục pháp luật lao động: Bên cạnh việc phổ biến quán triệt các văn bản pháp quy có liên quan đến lao động và thị trường lao động để nâng cao trình độ hiểu biết cho người lao động và người sử dụng lao động, cần chú trọng việc xem xét, tìm kiếm và đưa vào áp dụng rộng rãi các
công cụ chính sách cho phép nâng cao tính hiệu lực của các văn bản pháp luật này. Trước mắt, cần sớm soạn thảo và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động sửa đổi và bổ sung (2003). Những vấn đề chủ yếu xần sớm được hướng dẫn bằng các văn bản dưới luật là:
+ Hợp đồng lao động.
+ Tiền lương.
+ Xuất khẩu lao động chuyên gia.
+ Thanh tra nhà nước về lao động.
+ Tuổi nghỉ hưu và mức hưởng lương hưu của lao động nữ.
+ Thời gian lao động làm thêm.
3.2.1.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý và vận hành có hiệu quả thị trường lao động
Hiện nay hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về thị trường lao động còn yếu và chưa đồng bộ. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan được Chính phủ giao trách nhiệm thi hành một số nhiệm vụ và chức năng quả lý thị trường lao động.
Trên thực tế việc thực thi chức năng, nhiệm vụ này vẫn còn nhiều vướng mắc. Vì vậy, đòi hỏi cấp bách trong thời gian tới là phải củng cố hệ thống các cơ quan quản ký thị trường lao động từ Trung ương đến địa phương. Trước hết là hoàn thiện hoạt động của các bộ phận các cơ quan trong Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành khác theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong hệ thống quản lý, tránh chồng chéo và trùng lặp.
“Đẩy mạnh phát triển thị trường lao động. Tiền lương, tiền công phải được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” [6, tr.213]. Chế độ hợp đồng lao động được mở rộng, áp dụng phổ biến cho các đối tượng lao động. Đổi mới tổ chức và hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm của Nhà nước; khuyến khích tổ chức các hội chợ việc làm; phát triển các tổ chức dịch vụ tư vấn, sàn giao dịch, giới thiệu việc làm đi đôi với tăng cường quản lý của Nhà nước. Tăng cường trang
thiết bị kỹ thuật hiện đại cho các cơ quan quản lý thị trường lao động. Đảm bảo đủ số lượng đội ngũ cán bộ quản lý ở tất cả các cấp. Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý nhà nước dưới các hình thức đào tạo, nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn đến từng người.
Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ vào quản ký thị trường lao động. Cần xem xét việc chuyển giao một số hoạt động quản lý cho các tổ chức phi chính phủ đảm nhận theo phương thức uỷ thác. Các hoạt động như bồi dưỡng nâng cao trình độ, bồi dưỡng tay nghề, thực hiện các chương trình xúc tiến việc làm, chương trình hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp có thể chuyển giao cho các tổ chức phi chính phủ đảm nhận.
3.2.1.3. Xây dựng chiến lược lâu dài về tạo việc làm cho lao động nông thôn gắn với chiến lược con người của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Mục tiêu của chiến lược đó là giải phóng mạnh mẽ các hình thức lao động giản đơn, tạo thêm việc làm phi nông nghiệp ít đòi hỏi lao động có kỹ năng cao ngay tại địa bàn nông thôn, điều tiết việc di chuyển lao động ồ ạt từ nông thôn ra thành phố.
Trên cơ sở chiến lược lâu dài cần cụ thể hoá cho từng thời kỳ với quy hoạch và kế hoạch đầu tư vốn, khoa học công nghệ, đào tạo lại cán bộ khoa học quản lý và công nhân lành nghề phục vụ nông nghiệp nông thôn, phân bố và sử dụng nguồn lao động nông thôn trên các vùng sinh thái phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Hoàn thiện, bổ sung và xây dựng mới cơ chế chính sách thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các chương trình, dự án tạo thêm việc àm, thu hút lao động ở nông thôn. ưu tiên các dự án phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp nông thôn, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ và công nhân lành nghề, cơ giới hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, phát triển kinh tế xã hội miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít người. Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp nông thôn đi đôi với đổi mới cơ
chất kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo thêm việc làm và tăng năng suất lao động nông thôn nói chung. Trong những năm tới cần thiết phải tăng cường đầu tư cơ bản trong nông nghiệp, nông thôn nhất là đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, điện, đường, trạm, trại nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân.
3.2.1.4. Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là Nghị quyết đầy đủ, toàn diện nhất về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn (tam nông), đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải vào cuộc khi triển khai hành động. Nâng cao thu nhập cho nông dân, từ đó tạo đột phá về cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn cùng với bảo vệ môi trường sinh thái chính là cách thực hiện hiệu quả Nghị quyết 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ. Những nội dung, chính sách liên quan đến phát triển nông thôn mới và vấn đề "tam nông" cần được hầu hết cán bộ làm công tác nông nghiệp và người nông dân quán triệt đầy đủ. Hiện nay, 100% số tỉnh, thành phố đã xây dựng xong Chương trình hành động của địa phương theo tinh thần của Nghị quyết này. Trong xây dựng nông thôn mới thì khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng và phải tìm cách để khai thác, ứng dụng có hiệu quả. Do đó, cần xây dựng chương trình hành động chung về ứng dụng khoa học, công nghệ mới ở khu vực nông thôn. Trước tiên là phải rà soát lại quy hoạch, đánh giá thực trạng nông nghiêp, nông dân, nông thôn Việt Nam đang ở vị trí nào, cần phải thực hiện ưu tiên những vấn đề gì, từ đó đưa quy hoạch vào cuộc sống. Một số vấn đề khác cũng được đặt ra, chẳng hạn, hiện nay nông dân hầu như lệ thuộc hoàn toàn vào thị trường (từ khâu chọn giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…); nông dân gặp khó khăn trong khâu trồng trọt; nước cho sản xuất nông nghiệp nhiều nơi bị ô nhiễm; thiếu các công nghệ trong khâu thu hoạch, bảo quản sản phẩm... Đó là những vấn
đề cũng cần phải giải quyết đồng bộ. Nghị quyết 24 đã đặt ra 9 quy hoạch và 36 đề án cần thực hiên từ nay đến năm 2020. Do đó, các địa phương phải tổ chức chặt chẽ, triển khai có hiệu quả, hướng đến mục tiêu đạt được 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Thực hiện Nghị quyết 24, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam triển khai 8 nội dung chính: Điều tra, đánh giá hiện trạng và tiềm năng nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thiết kế quy hoạch bố trí dân cư, xây dựng các mô hình thí điểm nông thôn mới; đào tạo nâng cao năng lực cho nông dân; tổ chức phản biện, thẩm tra, thẩm định các chương trình, dự án xã hội; giám sát, đánh giá độc lập các chương trình, dự án lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tham gia xây dựng 4 luật: Thuỷ lợi, Nông nghiệp, Thú y, Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật; tư vấn các dự án đầu tư về môi trường nông thôn; tư vấn lập dự án, ứng dụng và phát triển công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn; xây dựng cơ chế, chính sách đổi mới phát triển công nghệ nông nghiệp, nông thôn.