Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
2.2. Thực trạng vấn đề việc là mở khu vực nông thôn
2.2.3. Tình trạng thiếu việc là mở khu vực nông thôn
Bảng 2.7. Tỷ lệ thiếu việc làm chia theo thành thị/nông thôn, giới tính và các vùng kinh tế - xã hội năm 2010
Đơn vị tính: %
Vùng kinh tế - xã hội Chung
Khu vực cư trú Giới tính ở khu vực nông thôn Thành thị Nông thôn Nam Nữ Toàn quốc 3,57 1,82 4,26 4,17 4,36
Trung du và miền núi phía Bắc 2,15 1,97 2,18 2,40 1,94 Đồng bằng sông Hồng 3,50 1,58 4,23 4,06 4,40 Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung 4,47 2,88 4,95 4,82 5,09
Tây Nguyên 3,70 3,37 3,83 4,00 3,64
Đông Nam Bộ 1,22 0,60 1,99 2,15 1,80
Đồng bằng sông Cửu Long 5,57 2,84 6,35 5,83 7,02
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2010), Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam 2010.
Tình trạng thiếu việc làm hay còn gọi là thất nghiệp bộ phận là đặc trưng phổ biến của lao động nông thôn. Theo số liệu báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2010 của Tổng cục Thống kê, tổng số lao động nông thôn là 36.606,2 triệu người chiếm 72% lực lượng lao động cả nước, trong đó thường xuyên tồn tại một lực lượng lao động thiếu việc làm, phổ biến là thiếu việc làm mang tính thời vụ. Năm 2010, tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của khu vực nông thôn ở mức 4,26%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông thôn cao gấp hơn 2,3 lần khu vực thành thị, trong khi có sự chênh lệch không đáng kể về mức độ thiếu việc làm giữa nam và nữ ở khu vực nông thôn của các vùng kinh tế - xã hội. Trên địa bàn nông thôn cả nước
hiện có 6 đến 7 triệu lao động dư thừa không có việc làm thường xuyên, trong đó có trên 50% chỉ có việc làm từ 3 tháng đến 4 tháng trong năm. Tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động ở nông thôn khá thấp chỉ khoảng trên dưới 75%. Vào thời kỳ nông nhàn, một bộ phận lao động nông thôn thường di chuyển đến các địa phương khác nhất là các thành phố lớn để tìm kiếm thêm việc làm nhằm mục đích tăng thu nhập. Những năm gần đây, tình trạng lao động nông nhàn trở thành vấn đề xã hội nổi cộm vì đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng di chuyển lao động nông thôn mang tính thời vụ để tìm kiếm việc làm và tăng thêm thu nhập. Đặc biệt trong điều kiện gia tăng tình trạng thiếu việc làm trong toàn bộ nền kinh tế thì vấn đề lao động nông nhàn ở nông thôn càng trở nên bức bách. Đó là nguồn bổ sung đáng lo ngại vào lực lượng lao động thiếu việc làm nói chung và làm tăng thêm dòng người di dân, di chuyển lao động từ vùng này đến vùng khác, từ nông thôn ra thành thị.