Văn hóa của các tổ chức đƣợc khái quát thành 4 kiểu văn hóa phổ biến thƣờng có trong các tổ chức (Nguyễn Thu Linh, 2004). Đó là:
- Văn hóa quyền lực. - Văn hóa vai trò. - Văn hóa nhiệm vụ. - Văn hóa cá nhân.
Mỗi kiểu đƣợc xác định bởi các đặc trƣng riêng
- Văn hóa quyền lực (đƣợc tƣợng trƣng bằng tên gọi của vị thần trong thần thoại Hy Lạp là ngƣời đứng đầu các thần trên đỉnh Olempo – thần Zens): Văn hóa quyền lực có thiết kế giống nhƣ hình mạng nhện. Bởi kiểu văn hóa này phụ thuộc vào nguồn quyền lực ở trung tâm. Những tổ chức mang đặc điểm văn hóa quyền lực thì sự kiểm soát và gây ảnh hƣởng đƣợc tiến hành bởi trung tâm quyền lực thông qua vòng quyền lực (một số cá nhân chủ chốt bao quanh trung tâm quyền lực). Lợi thế của kiểu văn hóa tổ chức này là vận động nhanh, phản ứng tốt với những thay đổi từ môi trƣờng bên ngoài song hiệu quả của kiểu tổ chức này phụ thuộc vào nguồn quyền lực ở trung tâm. Hạn chế của nó là ở chỗ chỉ phù hợp đƣợc trong tình hình không quá phức tạp và tổ chức không quá lớn. Đây là kiểu văn hóa điển hình của các tổ chức nhỏ, không có luật thành văn, hoạt động rất năng động nhƣng bất an. Tiêu chuẩn đánh giá dựa vào sự so sánh với ông chủ.
- Văn hóa vai trò (đƣợc tƣợng trƣng bằng tên gọi của thần mặt trời Apolon) Văn hóa vai trò có thiết kế giống nhƣ ngôi đền. Các thành viên của tổ chức đƣợc ví nhƣ các cây cột của ngôi đền. Sự tồn tại của tổ chức dựa vào các cây cột này. Trong kiểu văn hóa này các quy định đƣợc viết thành văn
bản. Vai trò, chức vụ, công việc quan trọng hơn bản thân những ngƣời giữ vai trò và thực hiện các công việc của tổ chức. Mỗi cá nhân có một vai trò, vƣợt qua quyền hạn đều không đƣợc. Ở kiểu văn hóa này quyền lực của địa vị là nguồn lực chính. Biện pháp để kiểm soát và gây ảnh hƣởng chính, đƣợc thông qua các điều luật, quy tắc, thủ tục. Vì vậy hiệu quả của tổ chức phụ thuộc vào sự hợp lý của phân công công việc và trách nhiệm nhiều hơn là vào năng lực của cá nhân thực thi chúng.
Những tổ chức có kiểu văn hóa này phù hợp với môi trƣờng ổn định, có thể dự báo đƣợc, nên nó hứa hẹn sự an toàn trong công việc và dự báo địa vị tƣơng lai cho các cá nhân trong tổ chức. Kiểu văn hóa này đƣợc tạo dựng dựa trên các vai trò nên nó cũng ngăn cản những ai có tham vọng muốn kiểm soát công việc vƣợt qua phạm vi quyền hạn của mình. Vì vậy nó cũng cản trở những hoài bão chú trọng vào kết quả công việc hơn là phƣơng thức tiến hành.
Trong thực tế không có tổ chức nào tƣơng ứng hoàn toàn với một kiểu văn hóa mà có sự pha trộn dựa trên một kiểu văn hóa. Ví dụ: trong kiểu văn hóa vai trò cũng có kiểu văn hóa quyền lực. Các nhân viên thì theo mô hình vai trò còn ngƣời đứng đầu tổ chức theo kiểu văn hóa quyền lực.
- Kiểu văn hóa nhiệm vụ (đƣợc tƣợng trƣng bằng tên gọi của thần chiến tranh Atena) : Kiểu văn hóa nhiệm vụ có thiết kế giống nhƣ lƣới đánh cá. Mỗi cá nhân trong tổ chức đƣợc ví nhƣ mắt lƣới. Lƣới đánh cá chỉ tồn tại khi từng mắt lƣới hoạt động. Khác với văn hóa vai trò chú trọng vào phƣơng thức, văn hóa nhiệm vụ định hƣớng vào công việc nên đề cao sự sáng tạo và phối hợp trong công việc. Mối quan hệ công tác dựa trên năng lực và sự tôn trọng nhau hơn là vào địa vị.
Kiểu văn hóa này thích hợp với môi trƣờng cần sự linh hoạt, thích nghi cao. Nó phát huy đƣợc tác dụng trong trƣờng hợp áp dụng cho các công việc
cụ thể nhƣ: một dự án, một ca mổ, tổ chức một hội nghị cấp cao… Trong môi trƣờng đòi hỏi chuyên môn hóa cao và tổ chức lại lớn thì không thể áp dụng kiểu văn hóa nhiệm vụ.
- Kiểu văn hóa cá nhân (đƣợc tƣợng trƣng bằng tên gọi của thần rƣợu nho- Dionysos). Kiểu văn hóa này cá nhân là trung tâm. Tổ chức chỉ tồn tại để phục vụ và hỗ trợ cá nhân. Một nhóm cá nhân vì quyển lợi của chính mình đã tập hợp nhau lại để làm việc. Họ tự chịu trách nhiệm về mình, khác với các tổ chức khác. Họ chấp nhận lãnh đạo cấp trên, nhƣng những ngƣời này không có nhiều vị thế. Lãnh đạo trong kiểu văn hóa cá nhân phải đi tìm cơ sở quyền lực ở chỗ khác (ở sự hiểu biết, thuyết phục, chịu đựng…) nhiều hơn chứ không phải ở chính vị trí quyền lực của họ. Trong khi:
+ Kiểu văn hóa quyền lực có cơ sở quyền lực ở ngay chính ngƣời lãnh đạo.
+ Kiểu văn hóa vai trò cơ sở quyền lực đƣợc khẳng định trong luật lệ. + Kiểu văn hóa nhiệm vụ cơ sở quyền lực dựa trên thẩm quyền của ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ.
+ Kiểu văn hóa cá nhân cơ sở quyền lực thể hiện ở việc chịu đựng đƣợc ngƣời khác đến đâu.
Trong thực tế, không có nhiều tổ chức có thể duy trì đƣợc kiểu văn hóa cá nhân. Vì tổ chức phụ thuộc vào cá nhân để tồn tại (các ban nhạc, đội bóng…). Cá nhân có thể rời bỏ tổ chức song tổ chức không có đủ quyền lực để đuổi cá nhân. Nguyên tắc làm việc của kiểu văn hóa này không phải là tuân theo các quyết định quản lý mà dựa vào sự thỏa thuận, sự cho phép lẫn nhau giữa các cá nhân.