Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc ở việt nam (Trang 69 - 73)

5. Cấu trúc luận văn

3.5. Đánh giá hiệu quả quản lý quỹ BHXH bắt buộ cở Việt Nam

3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

* Về chế độ, chính sách

Một số quy định của Luật BHXH chưa chặt chẽ như điều kiện về thân nhân và thu thập trong chế độ tử tuất, điều kiện về hồ sơ trong các trường hợp bị tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc, cách tính thời gian công tác hưởng BHXH đối với một số trường hợp cá biệt có thời gian làm việc trước năm 1945... khi tổ chức thực hiện gặp khó khăn, vướng mắc chưa kịp tháo gỡ (do quy trình làm luật);

Một số quy định về điều kiện hưởng có nguy cơ dẫn đến tình trạng lạm dụng quỹ như quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau đối với người mắc bệnh cần chữa trị dài ngày, quy định về điều kiện hưởng BHTN chưa gắn được với trách nhiệm của người lao động trong tìm kiếm việc làm;

Quy định về mức đóng, hưởng trong chế độ hưu trí chưa hợp lý dẫn đến quỹ không đảm bảo cân đối trong dài hạn; điều kiện hưởng BHXH một lần quá rộng rãi dẫn đến tình trạng người lao động chủ động hưởng BHXH một lần, không đảm bảo được an sinh xã hội về lâu dài;

Quy định về mức phạt lãi trốn đóng, chậm đóng BHXH, BHTN còn thấp hơn nhiều so với lãi suất tiền vay ngân hàng dẫn đến tình trạng NSDLĐ trốn đóng, nợ tiền BHXH để sử dụng vào mục đích khác;

Một số văn bản hướng dẫn chưa kịp thời như hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp BHXH; hướng dẫn điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH,... ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện, cơ quan BHXH phải điều chỉnh lại, tổ chức chi trả bổ sung hoặc truy thu sau khi có văn bản hướng dẫn;

Bộ luật lao động năm 2012 có hiệu lực từ tháng 5/2013 có nhiều nội dung liên quan đến Luật BHXH chưa có hướng dẫn hoặc Bộ luật không giao cơ quan hướng dẫn, gây khó khăn trong việc tổ chức thực hiện;

Công tác quản lý nhà nước về BHXH còn phân tán, nhiều Bộ, ngành đều có thể ban hành hoặc đề xuất chính phủ ban hành các chính sách về BHXH mà không có một đầu mối chính nên một số nội dung chồng chéo;

59

Một số chính sách mới ban hành trong năm 2013 làm tăng khối lượng công việc của Ngành từ Trung ương đến địa phương nhưng cơ chế tài chính phục vụ cho công tác này chưa phù hợp;

Một số văn bản chưa được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Luật BHXH và phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được chính phủ thông qua.

* Về tổ chức thực hiện

- Về công tác phát triển đối tượng

+ Số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tuy đã tăng nhưng còn thấp hơn so với số thực tế phải tham gia và chưa đáp ứng được yêu cầu; tình trạng trốn đóng, nợ đọng tiền BHXH còn diễn ra phổ biến ở tất cả các tỉnh, thành phố; còn có biểu hiện gây khó khăn cho việc đăng ký tham gia BHXH đối với đơn vị sử dụng lao động;

+ Tình trạng nợ BHXH tuy có giảm hơn so với năm 2012 nhưng vẫn có diễn biến phức tạp; kết quả thu hồi tiền BHXH thông qua khởi kiện còn hạn chế do đơn vị chủ động rút hết tiền (trước thời điểm bị khởi kiện) tại tài khoản giao dịch với cơ quan BHXH.

Nguyên nhân công tác phát triển đối tượng còn hạn chế là do:

+ Chưa xác định và quản lý được số lượng đơn vị và số lao động phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định. Công tác phối hợp trong chỉ đạo, kiểm tra giữa BHXH các cấp với các ban, ngành ở địa phương chưa hiệu quả;

+ Chế tài xử phạt vi phạm Luật BHXH chưa đủ mạnh, không đủ sức răn đe, chưa có văn bản hướng dẫn việc giải quyết quyền lợi về BHXH của người lao động trong các trường hợp chưa đóng, chậm đóng, ngừng hoạt động hoặc chủ doanh nghiệp bỏ trốn không trả nợ BHXH;

+ Mức đóng BHXH thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động cao không tương xứng với mức đóng thuộc trách nhiệm của người lao động;

+ Một bộ phận người lao động vì nhu cầu mưu sinh trước mắt không dám đấu tranh đòi quyền lợi của mình;

+ Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải phá sản, giải thể, ngừng

hoạt động hoach hoạt động cầm chừng dẫn đến việc nợ lương, nợ BHXH, thậm chí chủ doanh nghiệp bỏ trốn;

+ Cơ quan tài chính tại một số địa phương chưa chủ động bố trí kinh phí để chuyền tiền hỗ trợ quỹ BHTN đúng thời hạn quy định.

- Về công tác giải quyết và chi trả chế độ Bảo hiểm xã hội

+ Tình trạng lạm dụng để trục lợi quỹ BHXH, BHTN còn có nhiều diễn biến phức tạp và chưa được kiểm soát một cách hiệu quả; việc giải quyết chế độ vẫn còn có sai sót, chưa kịp thời; còn có biểu hiện gây khó khăn cho người thụ hưởng. Nguyên nhân là do: chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu chung của toàn ngành, dữ liệu chưa liên thông với các cơ quan liên quan như trung tâm giới thiệu việc làm, cơ sở khám chữa bệnh...; chưa có quy định cụ thể đối với một số trường hợp cá biệt nên phải chờ xin ý kiến cơ quan chức năng; tinh thần, thái độ phục vụ của một số ít viên chức trong ngành còn chưa đáp ứng được yêu cầu;

+ Kết quả chi trả các chế độ BHXH qua tài khoản thẻ ATM còn hạn chế, cả nước chỉ có khoảng 5% số người hưởng nhận qua tài khoản ATM. Do người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH thường là người cao tuổi, ngại thực hiện thao tác rút tiền, thói quen dùng tiền mặt, hệ thống máy ATM còn hạn chế.

- Về chi quản lý bộ máy Bảo hiểm xã hội

+ Việc xác định chi phí quản lý bộ máy của BHXH Việt Nam trên cơ sở chỉ tiêu biên chế trong phạm vi khung biên chế được cấp có thẩm quyền giao và định mức chi đối với cơ quan hành chính Nhà nước là chưa phù hợp, chưa gắn với nhiệm vụ thu, chi mà ngành đang đảm nhiệm vì vậy rất khó trong việc bố trí kinh phí cho các nội dung chi phục vụ công tác phát triển đối tượng và thu – chi, hạn chế quyền tự chủ của Thủ trưởng đơn vị;

+ Về hệ thống mục lục ngân sách: hệ thống mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành đã bảo đảm yêu cầu phản ánh đầy đủ các khoản chi hoạt động phát sinh trên thực tế, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Tuy nhiên, đối với ngành BHXH, ngoài các khoản chi hành chính giống như các cơ quan hành chính thông thường thì còn có khoản chi đặc thù; mặc dù nội dung khoản chi này được Nhà nước cho phép

61

nhưng khi tổng hợp quyết toán lại không có trong hệ thống mục lục ngân sách hiện hành nên khó khăn trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán chi quản lý bộ máy. - Về chi đầu tư xây dựng cơ bản

+ Chưa thực hiện được công tác kiểm tra thực tế hiện trường để thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thường xuyên, liên tục;

+ Công tác lập báo cáo quyết toán của chủ đầu tư, ban quản lý dự án còn chậm; + Công tác báo cáo thường kỳ, đột xuất còn chậm và chưa thực hiện nghiêm túc.

- Về đầu tư bảo toàn, tăng trưởng quỹ

Có những thời điểm số tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ chưa được đầu tư kịp thời do các ngân hàng không có nhu cầu vay vốn.

Công tác quản lý quỹ BHXH bắt buộc trong thời gian qua đã đạt được những hiệu quả nhất định, song bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế cần được các cơ quan quản lý BHXH và những nhà chuyên môn nghiên cứu để đưa ra những giải pháp nhằm quản lý quỹ BHXH có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc ở việt nam (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)