CHƢƠNG 4 KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM
4.3. Kiến nghị
4.3.4. Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
- Xây dựng và ban hành quy định về công tác phối hợp thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn nhằm xác định rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành trong tổ chức thực hiện;
- Sớm chuyển kinh phí hỗ trợ của Nhà nước cho đối tượng tham gia BHTN; - Xác định tỷ lệ lực lượng lao động tham gia BHXH là chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương.
KẾT LUẬN
Luật BHXH ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007. Theo đó, cùng với việc điều chỉnh các mức trợ cấp trong mỗi chế độ BHXH góp phần đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích của NLĐ trong việc tham gia và thụ hưởng chế độ, bên cạnh đó thì Luật cũng có quy định điều chỉnh về mức đóng góp của NLĐ và NSDLĐ với một lộ trình thích hợp. Những nội dung thay đổi trong hệ thống chính sách về BHXH gián tiếp hoặc trực tiếp tác động đến sự cân đối quỹ BHXH. Bởi vậy, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp tài chính đảm bảo cân đối quỹ HTTT là một yêu cầu bức thiết không chỉ về lý luận mà cả trong thực tiễn.
Những lý luận cơ bản về quỹ BHXH, về nguồn hình thành, quản lý và sử dụng quỹ BHXH, phân tích các nhân tố tác động đến sự cân đối dài hạn quỹ BHXH cũng như vận dụng một số mô hình dự báo về cân đối quỹ BHXH trong phân tích tài chính BHXH đã được Luận văn hệ thống làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá, phân tích thực trạng hiệu quả quản lý quỹ BHXH trong giai đoạn 2007- 2013.
Dựa trên việc đánh giá những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân của các tồn tại trong chính sách ảnh hưởng đến tài chính quỹ BHXH, Luận văn đã đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý quỹ BHXH trong dài hạn.
Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc.
Chính sách BHXH phải được thực hiện và tiếp tục hoàn thiện theo hướng từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHXH đến mọi người lao động, thực hiện mục tiêu công bằng và tiến bộ xã hội, bảo đảm bình đẳng của các bên tham gia BHXH, từng bước cải thiện mức lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng.
Trong quá trình thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, cần phải tiếp tục hoàn thiện chính sách BHXH nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia BHXH thuộc mọi thành phần kinh tế; từng bước nâng dần mức lương hưu phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đảm bảo cân đối thu chi quỹ BHXH; thực hiện tốt chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, tiến
87
tới mọi người lao động đều được tham gia và thụ hưởng từ chính sách BHXH, đáp ứng yêu cầu đổi mới và xu thế hội nhập kinh tế của đất nước.
Mục tiêu quan trọng trong định hướng cải cách chính sách BHXH là phải phù hợp với từng nhóm đối tượng thực hiện; lương hưu được tính theo nguyên tắc mức hưởng trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có sự chia sẻ giữa những người tham gia, bảo đảm an toàn và phát triển quỹ BHXH, điều chỉnh lương hưu trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế, từng bước cải thiện đời sống của người về hưu.
Để chính sách Bảo hiểm xã hội ngày một hiệu quả, phương hướng cải cách cần phải đảm bảo các yêu cầu:
+ Mở rộng đối tượng tham gia: mở rộng diện bao phủ của hệ thống BHXH bắt buộc, tiến tới áp dụng bắt buộc cho tất cả mọi người lao động có hợp đồng lao động. + Hoàn thiện các chế độ BHXH ngắn hạn theo hướng đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia và thực hiện bình đẳng giới.
+ Đảm bảo khả năng chi trả quỹ hưu trí trong dài hạn với các nội dung: Điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu, bình đẳng trong công thức tính lương hưu, thay đổi mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, hạn chế để người lao động nhận trợ cấp BHXH một lần khi chưa hết tuổi lao động, xây dựng hệ thống hưu trí đa trụ cột với việc triển khai thực hiện quỹ Hưu trí bổ sung và từng bước tiến hành thực hiện mô hình tài khoản cá nhân nhằm đảm bảo tốt hơn cuộc sống cho người nghỉ hưu và giảm áp lực đối với quỹ Hưu trí hiện hành.
+ Nâng cao năng lực thực hiện chế độ chính sách (quản lý đối tượng, quản lý thu-chi, quản lý quỹ BHXH,…). Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin nhằm giảm thiểu các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và người lao động.
+ Điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH theo cơ chế tạo nguồn và bước đi tương đối độc lập với chính sách tiền lương và theo hướng sử dụng nguồn từ bảo tồn và sinh lời quỹ BHXH, giảm dần phần hỗ trợ của Nhà nước. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế, tách dần với việc điều chỉnh theo mức lương tối thiểu chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu
1.Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2014. Báo cáo số 1486/BC-BHXH ngày 05/5/2014 về tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2013.
2.Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2014. Báo cáo số 4177/BC-BHXH ngày 31/10/2014 về việc đánh giá thực hiện chính sách BHXH giai đoạn 2011 – 2013.
3.Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2007-2013. Dự toán từ năm 2007 đến năm 2013.
4.Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2007 – 2012. Báo cáo đánh giá tình hình quản lý và sử dụng quỹ Bảo hiểm xã hội từ năm 2007 đến năm 2011.
5.Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2006. Báo cáo tổng kết chính sách Bảo hiểm xã hội..
6.Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2013. Báo cáo số 25/BC-BLĐTBXH ngày 02/4/2013 về tình hình quản lý quỹ BHXH.
7.Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2014. Công văn số 407/LĐTBXH – BHXH ngày 20/02/2014 về việc báo cáo tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2013.
8.Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2006. Báo cáo kết quả chủ yếu điều tra về tham gia BHXH của người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh, 16tr, 30cm.
9.Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha, 2009. Hỏi đáp về chính sách BHXH bắt buộc: Song ngữ
10. Bộ Tài chính, 2014. Báo cáo số 18/BC-BTC ngày 21/02/2014 về tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2013 theo chức năng, nhiệm vụ được giao của Bộ Tài chính.
11. Bộ Tài chính, 2012. Thông tư số 113/2012/TT –BTC ngày 17/7/2012 quy định chi tiết về hoạt động đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý.
89
12. Nguyễn Văn Châu, 1996. Thực trạng quản lý thu BHXH hiện nay và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
13. Cơ quan quản lý an sinh xã hội (SSA) và Hiệp hội an sinh xã hội quốc tế (ISSA), 2008. Các chương trình an sinh xã hội trên toàn thế giới: Châu Á và Thái Bình Dương.
14. Đặng Anh Duệ, 1998. Cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng quỹ BHXH tự nguyện. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã Hội.
15. Hải Đăng, 2002. Những văn bản pháp luật mới về chế độ BHXH. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
16. Điều Bá Được, 2014. Thực trạng và giải pháp phòng chống lạm dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
17. Giang Thanh Long, 2009. Cơ cấu dân số vàng ở Việt Nam: Cơ hội, thách thức và các khuyến nghị chính sách
18.Quý Long và Kim Thư, 2010. 254 Câu hỏi đáp tình huống về chế độ BHXH, bảo hiểm y tế mới nhất năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - xã hội.
19. Trần Thị Thúy Nga, 2009. Các giải pháp đảm bảo tính liên thông quỹ BHXH tự nguyện theo quy định của Luật BHXH. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2006. Luật Bảo hiểm xã hội 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006.
21.Quỹ Dân số Liên hợp quốc, 2011. Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách.
22. Đỗ Văn Sinh, 2005. Hoàn thiện quản lý thu quỹ BHXH ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ ngàng kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân.
23. Phạm Đỗ Nhật Tân, 2005. Chính sách bảo hiểm xã hội. Thực trạng và định hướng. Tạp chí Lao động- Xã hội, số 268.
24. Phạm Đỗ Nhật Tân, 2008. Các giải pháp đảm bảo cân đối quỹ BHXH bắt buộc khi thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
25. Phạm Đỗ Nhật Tân, 2008. Điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội, Tạp chí Lao động- Xã hội, số 327.
26. Phạm Đỗ Nhật Tân, 2008. Định hướng cơ bản về chính sách BHXH trong thời gian tới. Tạp chí Lao động- Xã hội, số 334.
27. Phạm Đỗ Nhật Tân, 2008. Tăng cường quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. Tạp chí Lao động- Xã hội, số 334.
28. Thủ tướng Chính phủ, 2007. Quyết định số 41/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
29. Thủ tướng Chính phủ, 2011. Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
30.Tổng Cục thống kê, 2003-2012. Niêm giám thống kê. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
31.Dương Xuân Triệu, 1999. Cơ sở khoa hoạc hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 32. Trần Quốc Túy, 2000. Hoàn thiện quản lý thu BHXH khu vực doanh nghiệp
ngoài quốc doanh ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
33. Ủy ban về các vấn đề xã hội, 2014. Báo cáo số 2912/BC-UBVĐXH13 ngày 19/5/2014 về việc thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về tình hình quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2013.
2. Các trang web 1. Website: www.molisa.gov.vn 2. Website: www.baohiemxahoi.gov.vn 3. Website: www.chinhphu.vn 4. Website: www.bhxhhn.com.vn 5. Website:www.vcbf.com