Thiết kế nghiên cứu đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc ở việt nam (Trang 45)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Thiết kế nghiên cứu đề tài

Quá trình nghiên cứu được thực hiện tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Là hai cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chính phủ về lĩnh vực BHXH. Thời gian nghiên cứu là từ khi Luật BHXH được thực hiện 1/1/2007 đến năm 2014.

Các bước thực hiện trong quá trình nghiên cứu luận văn:

Bước 1. Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý luận về quỹ BHXH và hiệu quả quản lý quỹ BHXH. Bước này chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu tại chương 1. Trong chương này, tác giả thu thập tài liệu từ các văn bản: Luật BHXH; Tạp chí BHXH; các Nghị định, thông tư hướng dẫn về BHXH; các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, luận án, luận văn về lĩnh vực BHXH;...

Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập thông tin trên các tài liệu; đề tài khoa học, các bài viết, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tham khảo trên thư viện luận văn…

35

Trong phần này tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp,… để liệt kê, trình bày những khái niệm cơ bản, những nội dung quan trọng liên quan đến quỹ BHXH và công tác quản lý quỹ được đề cập tại chương 1. Phân tích đánh giá những mặt làm được, chưa làm được của các nghiên cứu trước đó để tìm ra những điểm mới mà các tác giả trước chưa thực hiện.

Bước 2. Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng hiệu quả quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam.

Bước này chủ yếu phục vụ cho chương 3. Trong bước này tác giả thu thập số liệu thứ cấp dạng thô trên các báo cáo tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH hàng năm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Các số liệu này được xử lý bằng phần mềm Exel.

Trong chương này tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích, so sánh để thu thập thông tin, phân tích số liệu về quỹ BHXH, đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý quỹ BHXH thông qua việc phân tích thực trạng thu – chi BHXH. Đưa ra những ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý quỹ BHXH.

Bước 3. Trên cơ sở phân tích thực trạng hiệu quả quản lý quỹ BHXH, những bài học kinh nghiệm, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý quỹ BHXH ở VN.

CHƢƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ

QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở VIỆT NAM

3.1. Khái quát chung về quỹ Bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam

Năm 1961, Hội đồng chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân, viên chức nhà nước kèm theo Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961. Theo Điều lệ này, quỹ BHXH của nhà nước được thành lập và là quỹ độc lập thuộc NSNN.

Từ năm 1995 đến nay, cùng với sự ra đời của hệ thống BHXH Việt Nam là đơn vị sự nghiệp trực thuộc chính phủ, quỹ BHXH được hình thành, hạch toán độc lập với NSNN.

Theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995, Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 20/01/2002 và Quyết định số 02/2003/QĐ-TTg ngày 02/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ quỹ BHXH và quỹ BHYT được hợp nhất, kéo theo một số thay đổi về cơ chế hoạt động tài chính của quỹ BHXH. Quỹ BHXH được chia làm 3 quỹ thành phần bao gồm quỹ BHXH bắt buộc, quỹ khám chữa bệnh bắt buộc và quỹ khám chữa bệnh tự nguyện. Các quỹ này hạch toán riêng và cân đối tài chính theo từng quỹ. Trong số các quỹ thành phần thì quỹ BHXH bắt buộc mang tính dài hạn, trong khi đó quỹ khám chữa bệnh bắt buộc và quỹ khám chữa bệnh tự nguyện được hạch toán hàng năm do tính chất của loại bảo hiểm y tế.

Từ ngày 01/01/2007, Luật BHXH bắt đầu có hiệu lực, thực thi quy định của Luật BHXH, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 41/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 về quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam, theo đó các quỹ thuộc BHXH Việt Nam quản lý gồm quỹ BHXH bắt buộc theo Luật BHXH và quỹ bảo hiểm y tế. Quỹ BHXH bắt buộc, quỹ bảo hiểm y tế được quản lý thống nhất trong hệ thống BHXH Việt Nam, được hạch toán riêng và cân đối thu chi theo từng quỹ. Theo đó quỹ BHXH bắt buộc được hạch toán theo 3 quỹ thành phần: quỹ ốm đau và thai sản; quỹ TNLĐ và BNN; Quỹ HTTT. Như vậy, chỉ từ khi có Luật

37

BHXH thì quỹ HTTT mới chính thức được tách ra hạch toán độc lập và là một bộ phận cấu thành nên hệ thống quỹ BHXH bắt buộc nói chung.

Hiện nay, theo Nghị định 94/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã quy định rõ quỹ BHXH bao gồm quỹ BHXH bắt buộc, quỹ BHXH tự nguyện và quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

3.2. Thực trạng thu quỹ Bảo hiểm xã hội bắt buộc

3.2.1. Thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc

a) Đối tượng tham gia

Theo quy định của Luật BHXH, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc về cơ bản vẫn là các đối tượng đang được thực hiện theo quy định của chính sách BHXH trước Luật. Cụ thể, tại Khoản 1, Điều 2 Luật BHXH quy định NLĐ tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

+ Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

+ Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đóng BHXH bắt buộc. Luật BHXH cũng quy định đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc là NSDLĐ bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho NLĐ.

- Số người tham gia BHXH bắt buộc: tính đến hết ngày 31/12/2013 số người tham gia BHXH bắt buộc là 10.881.065 người (trong đó có 8.676.081 người tham gia BHTN), tăng 4,31% so với cùng kỳ năm 2012 tương ứng tăng 450.000 người. Số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là 173.584 người, tăng 29,7% tương ứng tăng 39.753 người so với cùng kỳ năm 2012.

Bảng 3.1: Đối tƣợng tham gia Bảo hiểm xã hội năm 2007 – 2013

Đơn vị: triệu người

STT Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

1 Số lao động tham gia

BHXH (triệu người) 7,429 8,539 8,901 9,441 10,104 10,431 10,881

2 Tốc độ tăng so năm

trước (%) - 15.11 4.24 6.07 7.02 3.24 4.31

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 2007 2009 2011 2013

Số lao động tham gia BHXH (triệu người) 10,881 10,431 9,441 10,104 7,429 8,539 8,901

Hình 3.1: Đối tƣợng tham gia Bảo hiểm xã hội 2007 – 2013

39

Bảng 3.2: Đối tƣợng tham gia và tiền lƣơng đóng Bảo hiểm xã hội năm 2007-2013

Nguồn: Báo cáo số 1486/BC-BHXH ngày 05/5/2014 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

STT Loại hình

Số đối tượng tham gia (người) Lương tháng bình quân đóng BHXH (đồng)

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 HCSN 2,472,373 3,128,209 3,269,951 3,302,175 3,448,882 3,545,993 3,679,006 1,783,210 1,742,033 1,967,331 2,310,979 2,608,228 3,679,240 3,735,007 2 Xã, phường, thị trấn 221,834 221,800 211,754 211,436 222,564 236,103 246,458 934,608 1,158,117 1,389,741 1,602,381 1,935,904 2,556,005 2,601,409 3 Ngoài công lập 110,861 119,033 124,034 127,104 125,733 113,291 133,333 742,935 930,281 1,122,905 1,344,608 1,694,596 2,663,558 2,731,885 4 DN Nhà nước 1,367,167 1,315,102 1,282,490 1,267,972 1,252,023 1,220,427 1,236,486 1,291,060 1,541,116 1,771,118 2,055,738 2,311,309 3,130,698 2,141,074 5 DN có vốn NN, TTNN 1,525,460 1,753,800 2,752,504 2,014,144 2,305,999 2,507,688 2,617,675 1,238,203 1,547,954 1,916,142 2,000,197 2,459,691 3,360,808 3,522,524 6 Doanh nghiệp NQD 1,677,765 1,951,153 2,166,009 2,451,911 2,681,178 2,742,243 2,890,581 900,960 1,149,282 2,369,569 1,598,248 1,940,803 2,721,208 2,913,172

7 Lao động có thời hạn ở nước ngoài 3,977 2,435 1,970 2,203 2,224 2,066 2,432 707,105 1,454,795 1,662,041 1,597,044 1,450,517 2,616,046 2,707,818

8 Khác 49,619 56,935 92,458 64,301 65,954 63,806 75,094 624,957 763,606 1,068,437 1,091,095 1,441,217 2,233,794 2,477,771

Phân tích từ bảng số liệu 3.2

+ Năm 2008, tổng số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là 8,539 triệu người, tăng 15,11% so với năm 2007; trong đó, hành chính sự nghiệp tăng 26,5%; Doanh nghiệp nhà nước giảm 3,8%; doanh nghiệp có vốn nước ngoài tăng 15%; DNNQD tăng 16,3%.

+ Năm 2009, tổng số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là 8,901 triệu người, tăng 4,24 % so với năm 2008; trong đó, hành chính sự nghiệp tăng 4,5%; Doanh nghiệp nhà nước giảm 2,5%; doanh nghiệp có vốn nước ngoài giảm 0,57%; DNNQD tăng 11%.

+ Năm 2010, tổng số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là 9,441 triệu người, tăng 6,07% so với năm 2009; trong đó, hành chính sự nghiệp tăng 1%; Doanh nghiệp nhà nước giảm 1,2%; doanh nghiệp có vốn nước ngoài tăng 10,5%; DNNQD tăng 13,2%.

+ Năm 2011, tổng số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là 10,104 triệu người, tăng 7,02% so với năm 2010; trong đó, hành chính sự nghiệp tăng 4,4%; Doanh nghiệp nhà nước giảm 1,2%; doanh nghiệp có vốn nước ngoài tăng 14,4%; DNNQD tăng 9,3%.

+ Năm 2012, tổng số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là 10,431 triệu người, tăng 3,24% so với năm 2010; trong đó, hành chính sự nghiệp tăng 2,8%; Doanh nghiệp nhà nước giảm 2,56%; doanh nghiệp có vốn nước ngoài tăng 8,76%; DNNQD tăng 2,3%.

+ Năm 2013, tổng số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là 10,881 triệu người, tăng 4,31% so với năm 2010; trong đó, hành chính sự nghiệp tăng 3,8%; Doanh nghiệp nhà nước tăng 1,3%; doanh nghiệp có vốn nước ngoài tăng 4,4%; DNNQD tăng 5,4%.

Số liệu trên cho thấy có sự tăng vọt trong số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc của năm 2008 so với năm 2007. Điều này được lý giải ở sự gia tăng của đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo quy định mới của Luật năm 2007 nên mức độ tuân thủ cũng được đánh giá cao.

41

Tuy nhiên, trong các năm tiếp theo, tốc độ tăng số lao động tham gia BHXH bắt buộc giảm xuống. Điều này được lý giải bởi sự ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu, dẫn tới việc các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, phải cắt giảm lao động.

- Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc: tính đến hết 31/12/2013 số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc là 249.367 đơn vị, tăng 5,9% so với năm 2012, tương ứng tăng 13.894 đơn vị. Số đơn vị tham gia BHTN là 136.297 đơn vị, tăng 4,9% so với năm 2012, tương ứng tăng 6.386 đơn vị. Các đơn vị tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện được thống kê theo bảng 3.3.

Bảng 3.3: Số đơn vị tham gia Bảo hiểm xã hội năm 2007 - 2013

STT Khối, Loại hình Số đơn vị 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 I BHXH bắt buộc 145.236 166.800 180.973 199.093 218.622 235.473 249.367 1 HCSN, Đảng, DT, LLVT 57.410 61.798 68.386 67,815 70.666 73.613 76.825 2 Xã, phường, thị trấn 10.896 11.279 6.291 11.220 11.201 11.148 11.449 3 Ngoài công lập 4.705 4.987 5.168 5.429 5.489 5.191 5.291 4 DN Nhà nước 8.014 8.157 7.922 7,898 7.825 7.750 7.683 5 DN có vốn NN, TTNN 6.362 7.886 9.155 9.730 10.486 12.307 13.018 6 Doanh nghiệp NQD 49.191 63.102 73.076 87.095 102.471 115.025 124.164

7 LĐ có thời hạn ở nước ngoài 75 98 54 67 77 85 59

8 Khác 8.583 9.493 10.921 9.839 10.407 10.354 10.878

II BHTN - - 86.328 107.464 120.347 129.911 136.297

Nguồn: Báo cáo số 1486/BC-BHXH, ngày 05/5/2014 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

b)Về thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Thu BHXH là nghiệp vụ quan trọng của ngành BHXH, trực tiếp tác động đến nguồn hình thành và phát triển quỹ BHXH, đồng thời là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách BHXH xây dựng kế hoạch để bảo toàn và phát triển quỹ. Chính vì vậy, chính sách thu BHXH luôn được quan tâm và hoàn thiện hơn để không những nuôi dưỡng và tăng nguồn thu cho quỹ BHXH mà còn thực hiện cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí quản lý hoạt động thu BHXH. Chính sách thu BHXH phải phù hợp với thực tiễn công tác quản lý và phải linh hoạt để vừa tạo điều kiện thuận

lợi cho các cơ quan, tập thể và cá nhân những người tham gia BHXH, vừa thu đúng, thu đủ, tránh thất thu cho quỹ BHXH.

Ở Việt Nam, theo quy định tại Luật BHXH thì hàng tháng NLĐ đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí, tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng 8% (khoản 1 Điều 91 Luật BHXH). NSDLĐ hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của NLĐ với các mức đóng:

+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; + 1% vào quỹ TNLĐ- BNN; + 11% vào Quỹ HTTT;

+ Từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng 14% (khoản 1 Điều 92 Luật BHXH).

Ngoài ra, Luật BHXH cũng quy định mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH không vượt quá 20 tháng lương tối thiểu chung nhằm đảm bảo mức tương quan hợp lý về mức đóng và mức hưởng giữa những người tham gia BHXH.

Với việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH theo quy định của Luật BHXH; đồng thời tập trung truy thu và tính lãi số tiền chậm đóng nên tổng số thu Quỹ BHXH đã tăng lên nhanh chóng.

Tính đến hết 31/12/2013 số thu BHXH là 115.434,1 tỷ Đồng, trong đó:

+ Số thu BHXH bắt buộc là 105.339,1 tỷ Đồng (không bao gồm tiền phạt lãi chậm đóng), vượt 2,82% so với kế hoạch, tăng 17,63% so với cùng kỳ năm 2012, tương ứng với số thu tăng 17.305 tỷ Đồng;

+ Thu BHXH tự nguyện: 552 tỷ Đồng, vượt 12,63% kế hoạch, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2012, tương ứng với số thu tăng 137 tỷ Đồng.

+ Số thu BHTN là 10.095 tỷ Đồng, vượt 2,48% kế hoạch, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2012, tương ứng với số thu tăng 1.430 tỷ Đồng.

43

Bảng 3.4: Số thu Bảo hiểm xã hội năm 2007 - 2013

(Đơn vị tính: triệu Đồng)

STT Loại hình

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tiền % so tổng thu Tiền % so tổng thu Tiền % so tổng thu Tiền % so tổng thu Tiền % so tổng thu Tiền % so tổng thu Tiền % so tổng thu I BHXH bắt buộc 23,768,728 100 30,939,365 100 37,487,946 100 49,740,004 100 62,257,661 100 89,465,966 100 10,339,119 100 1 HCSN 10,581,024 44.52 13,078,667 42.27 15,487,946 41.18 20,146,152 40.05 23,747,631 38.14 34,442,917 38.50 39,574,399 37.57 2 Xã, phường, thị trấn 497,587 2.09 591,474 1.91 706,280 1.88 894,435 1.80 1,137,477 1.83 1,593,189 1.78 1,846,481 1.75 3 Ngoài công lập 197,675 0.83 265,762 0.86 334,268 0.89 451,008 0.91 562,496 0.90 796,630 0.89 1,049,027 1.00 4 DN Nhà nước 4,236,228 17.82 4,864,138 15.72 5,451,460 14.54 6,881,472 13.83 7,639,665 12.27 10,086,883 11.27 11,185,612 10.62 5 DN có vốn NN, TTNN 4,533,029 19.07 6,515,523 21.06 8,059,310 21.50 10,635,727 21.38 14,974,197 24.05 22,249,546 24.87 26,555,976 25.21

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc ở việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)