Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 69 - 73)

Những hạn chế

Mặc dù trong những năm qua vẫn tăng trưởng mạnh, hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh, thể hiện qua các chỉ tiêu:

Thứ nhất, quy mô cho vay tiêu dùng còn nhỏ bé. Theo phân tích ở trên ta thấy mặc dù dư nợ cho vay tiêu dùng qua các năm đều có sự tăng trưởng về số tuyệt đối, tuy nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ của Chi nhánh còn thấp trong khi nhu cầu cho vay tiêu dùng trên địa bàn ngày càng cao.

Thứ hai, sản phẩm cho vay tiêu dùng của VPBank khá đa dạng, tuy nhiên Chi nhánh chưa triển khai được nhiều sản phẩm hoặc có sản phẩm đã triển khai nhưng phát sinh dư nợ vay không đáng kể vẫn chưa đáp ứng được như cầu tốt nhất của khách hàng và chưa thể hiện được bản sắc riêng của Ngân hàng trong mỗi sản phẩm.

Thứ ba, Ngân hàng có đội ngũ cán bộ tín dụng ít, nhưng phải quản lý số lượng hồ sơ lớn. Do đó, đã tạo ra sự quá tải đối với cán bộ tín dụng nên công tác kiểm tra sử dụng vốn, quản lý khách hàng vay có đôi lúc còn thiếu chặt chẽ, vì thế dễ tạo nguy cơ nợ xấu phát sinh ngoài tầm kiểm soát.

Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế còn tồn tại ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đà Nẵng trong hoạt động cho vay tiêu dùng xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Bao gồm:

Các nguyên nhân chủ quan

Một là, chính sách cho vay tiêu dùng của Vpbank Đà Nẵng chưa thực sự thông thoáng và đồng nhất. Bên cạnh đó, đối tượng vay tiêu dùng còn hạn chế: hiện tại hầu như các sản phẩm cho vay tiêu dùng của Vpbank đang bị giới hạn ở những khách hàng có hộ khẩu thường trú tại Đà Nẵng. Trong khi thực tế số người từ các tỉnh, thành phố khác về Đà Nẵng làm ăn sinh sống tương đối nhiều. Ngoài ra, tài sản đảm bảo là nhà đất được quy định là phải có sổ đỏ. Do vậy, rất nhiều khách hàng có khả năng trả nợ, thân nhân tốt nhưng tài sản đảm bảo chưa đủ giấy tờ pháp lý cũng bị loại khỏi danh sách những người vay vốn.Thời hạn làm thủ tục vay còn dài và khách hàng phải làm rất nhiều thủ tục giấy tờ để xin vay. Đây cũng là một hạn chế cần được khắc phục ngay

đối với chi nhánh để có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn, nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng của chi nhánh.

Hai là, hoạt động Marketing chưa được đẩy mạnh. Nhìn chung hoạt động này chưa có chiến lược roc ràng, còn yếu kém và thủ động, chủ yếu dựa vào những công cụ marketing do VPBank cung câp, chưa tạo được bản sắc riêng. Việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng chỉ dừng lại ở việc đưa ra những thủ tục, đặc điểm sản phẩm cho vay tiêu dùng của Ngân hàng còn khá mờ nhạt so với các ngân hàng khác. Ngân hàng cũng chưa thực sự giúp khách hàng nhận biết được lợi ích mà co vay tiêu dùng đem lại cho mình trong những thông điệp quảng cáo trong khi điều đó rất cần thiết để gợi mở nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, Chi nhánh chỉ mới triển khai các sản phẩm thông thường mà hầu hết các Ngân hàng khác đều có, chưa có sự khác biệt của sản phẩm để thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Ba là, trình độ cán bộ tín dụng chưa được nnag cao. Cho vay tiêu dùng là một hướng đi mới đang được khai thác, khi một khách hàng đến Ngân hàng vay vốn thì nhân viên quan hệ khách hàng sẽ là người trực tiếp tiếp xúc, giải đáp những thắc mắc và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ. Tuy nhiên, một số cán bộ còn bị động, lúng túng trong giao tiếp, chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng và chưa biết gởi mở nhu cầu của khách hàng. Nguồn nhân lực của Chi nhánh được đánh giá là trẻ, có trình độ học vấn nhưng đi với đó là kinh nghiệm và mối quan hệ xã hội còn hạn hẹp. Mặt khác, só lượng nhân sự phòng khách hàng cá nhân còn ít, một cán bộ phải giải quyết quá nhiều khoản vay dẫn đến chất lượng thẩm định từng khoản vay có thể không cao.

Các nguyên nhân khách quan

Một là, môi trường kinh tế còn nhiều biến động. Những năm qua, nước ta xuất hiện trận đại dịch lớn, là những năm khó khăn của nền kinh tế nói chung và với ngành Ngân hàng nói riêng. Tốc độ tăng trưởng thấp, thị trường bất động sản chưa thể tan băng mà vẫn tiếp tục xuống đáy từ đó làm giảm nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư, đồng thời làm gia tăng nợ xấu, nợ quá hạn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc cho vay tiêu dùng.

Hai là, do yếu tố tâm lý của khách hàng,họ có thói quen tích lũy đủ thì mới mua sắm tiêu dùng, chứ không muốn đi vay để tiêu dùng trước. Hơn thế nữa, trong tình hình kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn, khách hàng hạn chết tiêu dùng xa xỉ,

tạm dừng các khoản chi tiêu lớn, lo phòng thân nên cho vay tiêu dùng cũng khó phát triển. Thêm vào đó, những khách hàng có trình độ và tài chính lành mạnh sẽ đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ. Nên cán bộ cần phải có trình độ chuyên môn cao, khả năng giao tiếp tốt để tạo sự tin tưởng, sự thoải mái cho những khách hàng khó tính này.

Ba là, hiện nay Chi nhánh đang đứng trước sự cạnh tranh khá gay gắt, khốc liệt với các đối thủ trên thị trường về các sản phẩm dịch vụ cũng như các tiện ích kèm theo khi cho vay tiêu dùng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu sơ qua về lịch sữ hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng bạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng nói chung và chi nhánh Đà Nẵng nói riêng. Bên cạnh đó, chương này cũng đưa ra những dẫn chứng, thông tin, số liệu thống kê từ năm 2019 đến năm 2021 về tình hình huy động vốn, tình hình cho vay, kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Nhưng vấn đề quan trọng nhất ở chương này là đưa ra những cơ sỡ lý luận về thực trạng cho vay tiêu dùng của chi nhánh, cho biết những sản phẩm hiện ngân hàng đang tiến hành cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình, cho ta cái nhìn khái quát về tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng. Những bảng ở chương 2 đã đưa ra những khía cạnh phát triển và chất lượng của khoản vay thông qua: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, sư nợ cho vay… Đó cũng là cơ sỡ để ngân hàng đưa ra một số giải pháp, kiến nghị, chính sách định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Đà Nẵng trong chương 3.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w