1.3.1. Hiệu số giữa tốc độ tăng tiền lương và tốc độ tăng năng suất lao động
Để hoạt động có hiệu quả tổ chức phải thực hiện tốt nguyên tắc: tốc độ tăng năng suất phải nhanh hơn tốc độ tăng tiền lƣơng bình quân. Điều đó có nghĩa là muốn hoạt động tốt thì tổ chức phải tăng năng suất lao động đi đôi với giảm chi phí sản xuất. Tăng năng suất lao động thì lợi nhuận tăng, do vậy khoản trích lƣơng tăng và tiền lƣơng bình quân tăng theo. Nhƣng tiền lƣơng là một trong những chi phí đầu vào, và do vậy nó cũng đi đôi với giảm chi phí. Tức là mức tăng năng suất lao động phải lớn hơn mức tăng tiền lƣơng bình quân.
1.3.2. Đánh giá hiệu quả quản lý tiền lương theo doanh thu
Ta xét công thức: I TR/TL = Qtl TR
với TR: mức tăng doanh thu
Qtl : mức tăng quỹ lƣơng
Vậy muốn I không đổi thì khi ta tăng quỹ lƣơng lên bao nhiêu thì mức doanh thu cũng sẽ tăng lên bấy nhiêu. Doanh thu chỉ là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tiền lƣơng của doanh nghiệp.
1.3.3. So sánh quỹ tiền lương kế hoạch và quỹ tiền lương thực tế
Quỹ tiền lƣơng kế hoạch đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động và phát triển của quỹ tiền lƣơng thực tế. Tiền lƣơng kế hoạch đƣợc lập trên căn cứ vào những số liệu thực hiện của kỳ trƣớc trên cơ sở đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm trong kỳ tới, và đề ra chỉ tiêu kế hoạch cần đạt trong năm tới. Để
so sánh giữa kỳ kế hoạch và thực tế ta xét chỉ tiêu tỷ lệ % giữa quỹ lƣơng thực hiện và quỹ lƣơng kế hoạch:
I TH/KH= kh th Q Q x 100%
Trong đó: Qth: quỹ lƣơng thực hiện trong năm sản xuất Qkh: quỹ lƣơng kế hoạch xây dựng đầu năm
Để đánh giá đƣợc sử dụng quỹ tiền lƣơng có hiệu quả hay không ta phải tính đƣợc chỉ tiêu này sao cho luôn lớn hơn hoặc bằng 100%. Từ hệ số này ta có thể tính đƣợc tình hình vƣợt (giảm) chi tuyệt đối và tƣơng đối thực tế so với kế hoạch nhƣ sau:
Tình hình vƣợt (giảm) chi tuyệt đối quỹ lƣơng: QTH – QKH = A
Tình hình vƣợt (giảm) chi tƣơng đối quỹ lƣơng: I TH/KH – 100 = B (%).