Công cụ lãi suất tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 60)

2.2. QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT

2.2.3. Công cụ lãi suất tín dụng

Cơ chế lãi suất tín dụng thời kỳ tháng 6/1992 đến 1995.

Tháng 6/1992 được coi là mốc quan trọng đánh dấu một bước chuyển quan trọng nhất về chất trong cơ chế lãi suất tín dụng. NHNN đã chuyển từ cơ chế lãi suất thực âm sang cơ chế lãi suất thực dương và được quản lý theo khung lãi suất. Những điểm cơ bản của chính sách lãi suất mới là như sau:

Một là, NHNN quy định khung lãi suất của NHTM đối với nền kinh tế (lãi

suất tối thiểu đối với tiền gửi và lãi suất tối đa đối với tiền cho vay).

Hai là, lãi suất cho vay bình quân phải lớn hơn lãi suất huy động bình

quân, chấm dứt sự bao cấp về vốn qua kênh tín dụng ngân hàng.

Ba là, đối với lãi suất ngoại tệ, NHNN quy định lãi suất cho vay tối đa bằng

ngoại tệ. Lãi suất huy động bằng ngoại tệ do các NHTM quyết định trên cơ sở lãi suất thị trường tiền tệ quốc tế và cung - cầu vốn ngoại tệ trong nước.

Từ tháng 6/1992 đến cuối năm 1993, NHNN đã 5 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho phù hợp với chỉ số lạm phát và hiệu quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Lãi suất cho vay tối đa bằng ngoại tệ được điều chỉnh tăng từ 6,5%/năm lên

7,5%/năm, phù hợp với lãi suất trên thị trường quốc tế. Kết quả là vốn huy động hàng năm tăng hơn 20%, tín dụng đối với nền kinh tế tăng gần 50%.

Bảng 2.4. Lãi suất tiền gửi và cho vay của NHTM (1992-1995).

Đơn vị: VND%/tháng; USD%/năm

Năm 1992 1993 1994 1995

Tháng 6 8 10 4 10 8 7

I. Lãi suất tiền gửi 1. Không kỳ hạn

- Tiết kiệm dân cư 1,8 1,2 1,0 0,8 0,7 0,7 0,7

- Tổ chức kinh tế 1,0 0,5 0,3 0,1 0,1 0,1 0,5

2. Kỳ hạn 3 tháng

- Tiết kiệm dân cư 3,0 2,3 2,0 1,7 1,4 1,4 1,4

- Tổ chức kinh tế 2,1 2,8 1,5 1,0 0,8 0,8 0,8

3. Kỳ hạn 6 tháng

- Tiết kiệm dân cư - - - - 1,7 1,7 1,7

- Tổ chức kinh tế 2,4 1,8 1,5 1,0 1,0 1,0 1,0

4. Kỳ hạn 12 tháng

- Tiết kiệm dân cư - - - - 2,0 2,0 2,0

- Tổ chức kinh tế - - - - 1,0 1,0 1,0

II. Lãi suất cho vay

1. Ngắn hạn VND 4,2 3,5 2,7 2,3 2,1 2,1 2,1

2. Trung, dài hạn VND 3,0 2,4 2,4 1,8 1,5 1,2 1,7

3. USD - - 6,5 7,5 8,5 8,5 9,5

Nguồn: NHNN Việt Nam

Bảng 2.5. Diễn biến lãi suất cho vay và tiền gửi bình quân các năm.

Đơn vị: %/tháng

Lãi suất/thời điểm 1986-1990 1991 1992 1993 1994 1995

Cho vay bình quân tháng 4,3 2,5 2,5 1,8 1,6 1,7

Tiền gửi bình quân tháng 6,0 2,9 1,9 1,4 1,3 1,4

Chênh lệch -1,7 -0,4 0,6 0,4 0,3 0,3

Trong 2 năm 1994-1995, cơ chế lãi suất tiếp tục được điều chỉnh theo hướng thích ứng với cơ chế thị trường, phù hợp với quan hệ cung - cầu vốn, đồng thời hạn chế sự can thiệp trực tiếp của NHNN vào hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. NHNN chỉ khống chế mức lãi suất cho vay tối đa của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế. Các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể do tổ chức tín dụng ấn định. Cho phép các tổ chức tín dụng điều chỉnh lãi suất tiền gửi của các tổ chức kinh tế lên gần sát với mức lãi suất tiền gửi dân cư. Tăng lãi suất cho vay trung và dài hạn lên 1,7%/tháng. Lãi suất ngoại tệ được điều chỉnh 3 lần từ 7,5%/năm lên 9,5%/năm phù hợp với sự biến động của lãi suất thị trường quốc tế. Các mức lãi suất tiền gửi và cho vay của các tổ chức tín dụng được thể hiện ở bảng2.4.

Như vậy, điểm nổi bật của cơ chế điều hành lãi suất tín dụng thời kỳ 1992- 1995 so với thời kỳ trước 1992 có thể được nhìn nhận dưới các mặt sau:

- Cơ chế lãi suất thực dương, lãi suất cho vay bình quân lớn hơn lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền gửi lớn hơn tỷ lệ lạm phát, thể hiện tại bảng 2.5. NHNN chỉ quy định khung lãi suất tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng linh hoạt hơn. Mặt khác, NHNN còn cho phép các TCTD huy động và cho vay theo lãi suất thỏa thuận đối với các dự án có hiệu quả, chủ yếu là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ nông dân. Đây là bước khởi đầu đánh dấu tiến trình tự do hóa lãi suất trong các lần điều chỉnh cơ chế lãi suất này.

- Xóa bỏ cơ chế lãi suất phân biệt giữa các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế, đưa lãi suất biến động tiến sát với lãi suất thị trường phù hợp với quan hệ cung - cầu về vốn; rút ngắn khoảng cách chênh lệch bất hợp lý giữa lãi suất cho vay ngắn hạn với lãi suất cho vay trung và dài hạn, giữa lãi suất nội tệ với lãi suất ngoại tệ.

- Bỏ bao cấp qua lãi suất, thúc đẩy các TCTD chuyển sang hạch toán kinh doanh, hạn chế việc ngân sách phải bao cấp bù lỗ lãi suất cho ngân hàng, đồng thời giúp các doanh nghiệp có cơ sở xác định chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, cơ chế lãi suất tín dụng thời kỳ này cũng bộc lộ những tồn tại chủ yếu sau:

- Quá trình điều hành cơ chế lãi suất còn thiếu linh hoạt, chưa điều chỉnh kịp thời với tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Tăng trưởng kinh tế thời kỳ này bình quân hơn 8%, lạm phát được kiềm chế ở mức 2 con số, riêng năm 1993 ở mức1 con số nhưng lãi suất vẫn giữ nguyên ở mức quá cao.

- Lãi suất cho vay còn cao so với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này được dễ dàng nhận thấy khi tỷ lệ lợi nhuận bình quân của các ngành Công-Nông nghiệp và Dịch vụ từ 1992-1995 chỉ ở mức 5,15-12%, trong khi lãi suất cho vay bình quân ở mức 12-21%/năm.

- Lãi suất cho vay trung và dài hạn còn thấp hơn lãi suất cho vay ngắn hạn. TCTD không mạnh dạn mở rộng cho vay trung và dài hạn do lo rủi ro. Điều này không phù hợp với cơ chế thị trường.

- Lãi suất đồng Việt Nam và ngoại tệ còn khoảng cách chênh lệch khá lớn. Điều này gây bất lợi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vì họ phải vay đồng Việt Nam với mức lãi suất cao trong khi tiền gửi ngoại tệ thấp, xuất hiện tình trạng vay ngoại tệ lòng vòng giữa các doanh nghiệp; NHTM với nhau để hưởng chênh lệch lãi suất, đẩy cầu ngoại tệ tăng cao.

- Bên cạnh cơ chế khung lãi suất là cơ chế cho vay theo lãi suất thỏa thuận bằng nguồn vốn huy động kỳ phiếu, trái phiếu của NHTM. Do vậy, nhiều TCTD, nhất là các NHTMCP cho vay bằng các nguồn vốn khác cũng áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận, do đó đẩy mặt bằng lãi suất lên cao vợt quá khung lãi suất cho vay quy định của NHNN.

Cơ chế lãi suất tín dụng thời kỳ 1996-7/2000.

Từ năm 1996, NHNN tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm góp phần kiềm chế lạm phát, tăng cường sự ổn định của đồng tiền Việt Nam. Trong khi chính sách lãi suất được thực thi thời kỳ trước có nhiều tồn tại không phù hợp với yêu cầu của CSTT trong thời kỳ mới. Vì thế từ tháng 1/1996 cơ chế lãi suất ngân hàng đã được tiếp tục thay đổi:

- Áp dụng cơ chế trần lãi suất cho vay thay thế khung lãi suất tr ước đó. Có sự phân biệt trần lãi suất cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn; có sự phân biệt giữa lãi suất cho vay khu vực thành thị, nông thôn.

- Khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất tiền gửi bình quân ở mức 0,35%/tháng, theo Nghị quyết Quốc hội khoá 9 kỳ họp thứ 8, tháng 10/1995.

- Bỏ quy định về sàn lãi suất đối với tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư tại TCTD. Các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể do TCTD ấn định trên cơ sở trần lãi suất cho vay, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi bình quân 0,35%/tháng và cung - cầu vốn của từng TCTD.

- Trần lãi suất cho vay bằng ngoại tệ được điều chỉnh phù hợp với biến động lãi suất trên thị trờng quốc tế và cung - cầu ngoại tệ ở trong nước.

- Điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu đối với các TCTD một cách linh hoạt, phù hợp với mục tiêu CSTT hàng năm.

Theo cơ chế điều hành lãi suất tín dụng nói trên từ năm 1996-7/2000 NHNN liên tục điều chỉnh trần lãi suất cho vay của TCTD đối với nền kinh tế phù hợp với chỉ số lạm phát và cung - cầu vốn của từng thời điểm cụ thể.

Bảng 2.6. Trần lãi suất cho vay năm 1996

Tháng 1 7 9 10

I. Cho vay VND

1. Trần lãi suất cho vay khu vực thành thị

- Cho vay ngắn hạn 1.70 1.60 1.50 1.25

- Cho vay trung và dài hạn 1.75 1.65 1.55 1.35

2. Trần lãi suất cho vay khu vực nông thôn 2.00 1.80 1.70 1.50

3. Cho vay của HTX TD và QTDND 2.50 2.20 2.10 1.80

II. Cho vay ngoại tệ 9.50 9.50 9.50 9.50

III. Chênh lệch giữa LS cho vay và LS huy động BQ

Nguồn: NHNN Việt Nam.

Trong năm 1996 NHNN đã bốn lần điều chỉnh trần lãi suất bằng đồng Việt Nam, lãi suất huy động vốn cuối năm 1996 giảm 8,4%/năm, lãi suất cho vay giảm 10%/năm so với năm 1995. Với lãi suất cho vay khu vực nông thôn được quy định cao hơn một chút sao với lãi suất cho vay khu vực thành thị. Điều này đã có tác dụng điều chuyển các luồng vốn dư thừa từ thành thị về nông thôn. Cơ chế lãi suất mới đã rút ngắn chênh lệch giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ (xem số liệu bảng 2.6.).

Năm 1997, là năm có nhiều biến động đối với nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á được khởi đầu bằng sự thả nổi đồng Bạt của Chính phủ Thái Lan đã ảnh hưởng phần nào đến nền kinh tế Việt Nam. Mặt dầu vậy, nền kinh tế nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng cao, lạm phát ở mức thấp nhất kể từ trước tới nay. Cơ chế lãi suất tín dụng tiếp tục được điều chỉnh theo hướng duy trì lãi suất cho vay ở mức thấp, tạo điều kiện mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế. Trần lãi suất cho vay năm 1997 thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.7. Trần lãi suất năm 1997.

Đơn vị tính: VNĐ %/tháng, USD %/năm

Năm 1997

I. Cho vay VNĐ:

1. Trần lãi suất cho vay khu vực thành thị

- Cho vay ngắn hạn 1,0%

- Cho vay trung và dài hạn 1,1%

2. Trần lãi suất cho vay khu vực nông thôn 1,2%

3. Cho vay của HTXTD và QTDND 1,5%

II. Cho vay ngoại tệ 8,5%

Nguồn: NHNN Việt Nam.

Năm 1998, khủng hoảng kinh tế trong khu vực đã tác động đến Việt Nam trên nhiều phương diện, làm giảm nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp FDI; lạm phát có chiều hướng gia tăng; tình trạng Đôla hóa xuất hiện và tăng mạnh gây bất ổn cho tỷ giá và khó khăn cho việc huy động vốn bằng VNĐ. Trong bối cảnh đó chính sách lãi suất tiếp tục đ- ược điều hành một cách linh hoạt, thận trọng nhằm góp phần hạn chế ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ đến nền kinh tế Việt Nam.

NHNN tiếp tục thực hiện việc kiểm soát lãi suất trên thị trường tiền tệ bằng cơ chế lãi suất trần, xóa bỏ quy định chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động; không phân biệt lãi suất cho vay thành thị và nông thôn; lãi suất tiền gửi tiếp tục được tự do hóa. Kết quả là đến cuối năm 1998 tín dụng cho nền kinh tế tăng 16,4%, số dư tiền gửi tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 1997. Diễn biến các lần điều chỉnh lãi suất tín dụng năm 1998 được thể hiện tại bảng 2.8.

Bảng 2.8. Trần lãi suất cho vay năm 1998.

Đơn vị tính: VNĐ %/tháng, USD %/năm

Tháng 1 9

I. Trần lãi suất cho vay VNĐ

1. Trần lãi suất cho vay khu vực thành thị

- Cho vay ngắn hạn tối đa 1,20 1,20

- Cho vay trung và dài hạn tối đa 1,25 1,25

2. Trần lãi suất cho vay khu vực nông thôn 1,25 1,25

3. HTXTD, QTD cơ sở cho vay thành viên 1,50 1,50

II. Trần lãi suất cho vay USD 8,50 8,50

Nguồn: NHNN Việt Nam.

Nhằm góp phần tăng cường hoạt động quản lý ngoại hối, hạn chế việc tổ chức kinh tế găm giữ ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi, từ tháng 09/1998 NHNN đã quy định lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của các pháp nhân tại tổ chức tín dụng như sau:

- Tiền gửi không kỳ hạn : 0,5%/năm

- Tiền gửi có kỳ hạn đến 06 tháng : 3,0%/năm

- Tiền gửi có kỳ hạn trên 06 tháng : 3,5%/năm

Năm 1999 là năm đánh dấu mốc quan trọng trọng hoạt động ngân hàng, đó là thời điểm bắt đầu thực hiện Luật NHNN và Luật các TCTD. Tình hình kinh tế vĩ mô có một số biến động mang tính đặc trưng như: Lạm phát luôn ở mức thấp. Đây là lần đầu tiên trong 7 tháng liên tiếp, từ tháng 3 đến tháng 10, tỷ lệ lạm phát liên tục âm. Mức lạm phát hàng tháng và số lũy kế so với tháng 12/1998 luôn thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước. Lạm phát cả năm 1999 thấp nhất kể từ trước đến nay. Điều này báo hiệu một nguy cơ giảm phát ở Việt Nam, làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại, sức mua của nền kinh tế giảm. Xuất phát từ tình hình thực tế và với mục đích đảm bảo cho mặt bằng lãi suất phù hợp với mức lạm phát, góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế, đảm bảo cân đối cung - cầu tín dụng, đồng thời tạo cho các tổ chức tín dụng sự linh hoạt hơn để định ra các mức lãi suất huy động và cho vay; mặc dầu theo quy định của Luật NHNN, cơ chế điều hành lãi suất theo trần trước đây sẽ được thay thế bằng cơ chế lãi suất cơ bản. Nhưng tại thời điểm này do chưa xác định rõ cơ chế điều hành lãi suất cơ bản là như thế nào nên năm 1999 vẫn được thực hiện theo trần lãi suất.

Tháng 01/1999 NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các NHTM quốc doanh ở khu vực thành thị từ 1,2% - 1,25%/tháng xuống còn 1,1% - 1,15%/tháng và không điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay áp dụng đối với khu vực nông thôn và các tổ chức tín dụng cổ phần, hợp tác. Tuy nhiên, do thị phần tín dụng của các NHTM Nhà nước chiếm đến 70%, nên việc điều chỉnh lãi suất này là mặt bằng lãi suất tiền gửi và cho vay trên thị trường giảm nhẹ: Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn giảm từ 0,7% - 1%/tháng xuống 0,6% - 0,8%/tháng lãi suất cho vay thấp hơn mức trần 0,1%/tháng.

Bảng 2.9. Trần lãi suất cho vay năm 1999.

Đơn vị tính: V NĐ %/tháng, USD %/năm

Tháng 1 5 7 9 10

I. Cho vay VNĐ:

- Cho vay ngắn hạn 1.10 1.15 1.05 0.95 0.85

- Cho vay trung và dài hạn 1.15 1.15 1.05 0.95 0.85

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)