Mục tiêu của chính sách tiền tệ trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 85)

3.1. MỤC TIÊU HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

3.1.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ trong thời gian tới

Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Vịêt Nam giai đoạn 2001-2010 và mục tiêu của ngành ngân hàng, mục tiêu của CSTT trong thời gian tới được xác định nh sau:

- NHNN tiếp tục theo đuổi CSTT thận trọng nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát được lạm phát, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, củng cố vững chắc hệ thống ngân hàng.

- Việc ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát được coi là mục tiêu quan trọng hàng đầu của CSTT, vì nó là cơ sở cho tất cả các mục tiêu khác. Kiểm soát được lạm phát sẽ tạo ra sự ổn định cao cho tăng trưởng kinh tế, giảm bớt những lãng phí cho xã hội và tạo nên sự ổn định về tâm lý cho các chủ thể đầu tư tiêu dùng. Kiểm soát lạm phát không có nghĩa là giữ cho mức lạm phát ở mức 0% mà nên duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức chấp nhận được. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, đảm bảo một tỷ lệ lạm phát dưới 5% là hợp lý. Bởi lẽ, một liều nhỏ lạm phát như vậy có tác dụng như một chất "bôi trơn" để kích thích các hoạt động đầu tư, tiêu dùng.

- Ngoài việc kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị tiền tệ còn phải đảm bảo bình ổn tỷ giá theo hướng có lợi cho nền kinh tế đất nước. Nếu tỷ giá liên tục leo

thang sẽ kéo theo những dòng chảy từ nộ i tệ sang ngoại tệ và mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ thanh toán và tiết kiệm bằng đồng Việt Nam sẽ không đạt được. Do vậy, duy trì một cơ chế tỷ giá vừa linh hoạt trong ngắn hạn vừa ổn định trong dài hạn, khuyến khích xuất khẩu là mục tiêu được xác định trong điều kiện hiện nay.

- CSTT phải hướng vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Sự phát triển kinh tế sẽ tạo ra tiền đề cho sự ổn định và phát triển xã hội. Nền kinh tế phát triển trước hết được đánh giá bằng mức tăng trưởng kinh tế bền vững hàng năm và sau đó là sự ổn định lâu dài của các biến số kinh tế. Tăng trưởng kinh tế chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở tăng trưởng có hiệu quả của chủ đầu tư. Vấn đề này có hệ chặt chẽ với cơ chế điều hành lãi suất nội tệ và ngoại tệ, cơ chế tỷ giám sự ổn định của thị trường tiền tệ và ngoại tệ. cơ chế tỷ giá, sự ổn định của thị trường tiền tệ và thị trường vốn, môi trường và sự hấp dẫn của các hoạt động đầu tư... NHNN thông qua việc điều hành CSTT sẽ tác động rất mạnh đến các hoạt động đầu tư qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

- Củng cố vững chắc hệ thống ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều mới hòa nhập vào cơ chế thị trường, vốn ít, công nghệ lạc hậu, trình độ và kinh nghiệm hạn chế; Mặt khác, kinh tế Việt Nam với đặc điểm chung là vốn đầu tư chu yếu phụ thuộc vào vốn huy động của các ngân hàng. Nếu ngân hàng không đủ mạnh thì sẽ không đáp ứng được các nhu cầu vốn đầu tư và tiêu dùng của xã hội. Trước tình hình này, NHNN không còn có sự lựa chọn nào khác là phải quan tâm xây dựng, củng cố hệ thống ngân hàng, xây dựng hệ thống ngân hàng hiện đại ,lành mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.

Các mục tiêu trên về căn bản là có sự thống nhất chặt chẽ với nhau. Một sự ổn định lâu dài về giá trị tiền tệ là động lực cơ bản để thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế. Sự ổn định tiền tệ sẽ là môi trường an toàn để ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế vững chắc tạo ra tiền đề cho sự ổn định giá trị tiền tệ và ổn định hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp các mục tiêu đều thống nhất với nhau. Khi nền kinh tế tăng trưởng

cao, nhu cầu tín dụng gia tăng, nếu NHNN mở rộng cung tiền để đáp ứng nhu cầu đó thì dễ kéo theo chỉ số tăng giá. ở đây, chỉ số giá là hệ quả chứ không phải là nguyên nhân của vấn đề. Ngược lại, khi lạm phát quá mức chịu đựng, NHNN phải thu hẹp tín dụng, giảm bớt cung tiền thì khi đó mức tăng trưởng kinh tế có xu hớng giảm. Như vậy, có thể có sự mâu thuẫn nhất định giữa mục tiêu kiểm soát lạm phát với mục tiêu tăng trưởng kinh tế. CSTT buộc phải chấp nhận và có những giải pháp phù hợp để giải quyết tình huống này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)