Công cụ hạn mức tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 68)

2.2. QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT

2.2.5. Công cụ hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng là một trong những công cụ can thiệp một cách trực tiếp mang tính hành chính của ngân hàng trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của hệ thống tổ chức tín dụng cung ứng cho nền kinh tế đảm bảo mức tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán theo mục tiêu đề ra. Việc phân bổ, giao hạn mức tín dụng cho hệ thống các tổ chức tín dụng được tính toán trên cơ sở mức tăng trưởng tín dụng dự kiến của NHNN.

Với điều kiện nền kinh tế đang phát triển, thị trường tài chính đang trong quá trình hình thành và phát triển, các công cụ gián tiếp của cơ chế thị trường chưa có hoặc chưa đủ mạnh để khống chế và kiểm soát khối lượng tiền cung ứng thì công cụ hạn mức tín dụng đóng một vai trò quan trọng.

Một là, giúp cho NHTW có thể khống chế được khối lượng tiền cung ứng

tăng thêm tương ứng với mức tăng trưởng kinh tế.

Hai là, thúc đẩy các NHTM tìm biện pháp quay vòng vốn nhanh để tăng

doanh số cho vay. Đối với nước ta việc sử dụng công cụ hạn mức tín dụng là cần thiết và không nằm ngoài mục đích này.

Theo kiến nghị của IMF và xuất phát từ thực tế là Việt Nam chưa thể áp dụng đồng bộ các công cụ gián tiếp, từ năm 1994 NHNN bắt đầu áp dụng công cụ hạn mức tín dụng - là công cụ để thực thi CSTT. Đối tượng bước đầu được áp dụng là bốn NHTM quốc doanh vì các ngân hàng này chiếm hơn 90% tổng số dư nợ cho vay đối với nền kinh tế. Kết quả đã khống chế được tổng mức cho vay ngắn hạn cả năm 1994 tăng 24% so với năm 1993. Tuy nhiên sang năm 1995, mức tăng tín dụng đối với nền kinh tế cả năm là 37,2% tăng 1,66 lần hạn mức tín dụng cho phép. Năm 1996, hạn mức tín dụng dự kiến tăng 21% - 25% nhưng tổng số tín dụng đối với nền kinh tế tăng 40% gấp 2 lần hạn mức tín dụng. Điều này chứng tỏ sự điều hành công cụ này hiệu lực chưa cao và nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế là rất lớn. Năm 1997, phạm vi tín dụng bị quản lý bởi hạn mức tín dụng trên 85% tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế tăng lên trên 95% và số lượng tổ chức tín dụng áp dụng hạn mức tín dụng cũng tăng thêm bốn NHTM cổ phần so với năm 1996. Tuy nhiên ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và quỹ tín dụng vẫn chưa bị quản lý tăng trưởng tín dụng bởi hạn

mức tín dụng. Tăng trưởng tín dụng năm 1997 ước đạt 20% không đạt mức đầu năm dự kiến 21%-25%. Cả ba quý ban đầu đều đạt xấp xỉ hoặc không đạt hạn mức tín dụng đề ra, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Ngoại thơng, và hầu hết các NHTM cổ phần đều không cho vay hết hạn mức tín dụng được giao. Nguyên nhân của tình trạng này là:

- Sự hấp thụ vốn tín dụng theo điều kiện và nguyên tắc tín dụng thương mại trở nên khó khăn, rất thiếu dự án đầu tư có hiệu qủa.

- Vướng mắc về thủ tục thế chấp, cầm cố, nhất là đối với doanh nghiệp nhà nước. - Sau nhiều vụ việc đổ bể về tín dụng và các cơ quan hình sự hó a sự việc, hành lang pháp luật chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ nên nhiều NHTM có biểu hiện co cụm về tín dụng.

Từ quý 2 năm 1998, công cụ hạn mức tín dụng đã không còn được sử dụng nữa bởi hai lý do:

- Bản thân công cụ hạn mức tín dụng không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam bởi thị trường tiền tệ đã có bước phát triển đáng ghi nhận.

- NHNN đã dần dần chuyển từ công cụ trực tiếp sang công cụ gián tiếp để điều hành CSTT .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)