Tình hình hoạt động Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngânhàng TMCP Phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi to tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Phú Thọ (Trang 58)

Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu long - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 – 2014(nay là BIDV – Chi nhánh Hùng Vƣơng)

3.2.1. Khái quát kết quả hoạt động

Kinh tế - Xã hội trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ duy trì ổn định và phát triển; GDP tăng trƣởng khá, trên 8%/năm. Các cấp, các ngành chủ động và

phối hợp đồng bộ để triển khai thực hiện nhiều Nghị quyết, Quyết định, kế hoạch của Chính phủ, UBND tỉnh nhƣ: Nghị quyết số 11 của Chính Phủ, kế hoạch số 515 của UBND tỉnh về các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội … Nhìn chung, đời sống nhân dân tiếp tục đƣợc cải thiện; an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đảm bảo ổn định. Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, kinh tế - xã hội của tỉnh còn gặp khó khăn, thách thức, do chịu tác động sâu sắc của biến động kinh tế trong nƣớc và thế giới; lạm phát tăng cao và thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp. Mặt khác, nền kinh tế của tỉnh phát triển chƣa vững chắc, chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng; cơ cấu nội bộ ngành và cơ cấu lao động chuyển dịch còn chậm...đã tác động và ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

Hoạt động Ngành ngân hàng trong giai đoạn vừa quan tập trung vào việc thực hiện một số chính sách, chỉ thị của Chính Phủ, NHNN nhƣ: chính sách Hỗ trợ lãi suất theo các Quyết định nhƣ QĐ số 131/QĐ-TTg, QĐ số 443/QĐ-TTg; QĐ số 497/QĐ-TTg của Chính Phủ; Nghị Quyết 01 của Ban chấp hạnh TW Đảng về ổn định hoạt động của thống Ngân hàng, Đề án tái cơ cấu 01 của Ngân hàng Nhà nƣớc giai đoạn 2011 -2015, góp phần thực hiện các nhóm giải pháp của Chính phủ, của Tỉnh về bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội....

Dƣới những tác động rất lớn của tình hình kinh tế xã hội, ảnh hƣởng của môi trƣờng cạnh tranh ngày càng cao. Tuy nhiên thời gian vừa qua MHB CN Phú Thọ đã đạt đƣợc một số kết quả đáng ghi nhận sau đây

3.2.1.1. Hoạt động huy động vốn.

Trong giai đoạn vừa qua, hoạt động nguồn vốn của MHB CN Phú Thọ luôn tăng trƣởng mạnh. Nghiệp vụ huy động vốn tại chi nhánh cũng rất đa dạng dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ: nhận gửi tiết kiệm của cá nhân, tổ

chức với nhiều kỳ hạn từ 1 tuần đến 36 tháng, trả lãi sau hoặc trả theo tháng; phát hành giấy tờ có giá.

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn tại CN Phú Thọ

(Đơn vị: Tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010- 2014)

Công tác quản lý và sử dụng vốn của Chi nhánh đƣợc thực hiện theo phƣơng châm an toàn và hiệu quả nhằm vừa đảm bảo khả năng sinh lời vừa đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng.

Theo kỳ hạn: nguồn vốn huy động của chi nhánh kỳ hạn dƣới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn.

Theo loại tiền tệ: tiền gửi bằng VND qua các năm đều chiếm tỷ trọng lớn hơn tiền gửi bằng ngoại tệ

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng vốn huy động tại CN 758 964 1.284 1.554 2.041

-Theo nguồn huy động

+Từ tổ chức 131 140 260 359 415

+Từ dân cƣ 627 724 1024 1.195 1.626

-Theo kỳ hạn

+ Dƣới 12 tháng. 359 500 807 1.100 1.621

+ Trên 12 tháng. 268 324 477 454 420

-Theo loại tiền

+ Việt Nam đồng 433 507 654 1195 1626

3.2.1.2. Về hoạt động tín dụng.

Qua 10 năm hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nhờ những cố gắng nỗ lực của bản thân và sự ủng hộ từ phía khách hàng và của cả hệ thống, hoạt động của chi nhánh nói chung và hoạt động tín dụng của Chi nhánh nói riêng đã đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội địa phƣơng. Chi nhánh đã và đang khai thác tiềm năng của mình, mở rộng các mối quan hệ khách hàng, nâng cao khả năng tham gia vào các chƣơng trình dự án lớn hơn, kỳ hạn dài hơn. Đến thời điểm 31/12/2014 chi nhánh có 3.259 khách hàng vay với dƣ nợ đạt 1.368 tỷ đồng. Bên cạnh việc cho vay phát triển xây dựng, sửa chữa nhà ở, chi nhánh cũng đẩy mạnh hình thức cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển sản xuất. Doanh số vốn cho vay, năm sau đều tăng so với năm trƣớc, tập trung vào cho vay khách hàng là hộ cá thể nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tƣ nhân. Đây cũng là kết quả hoạt động của chi nhánh trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn mở rộng sản xuất đầu tƣ mới. Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động nợ xấu của chi nhánh có xu hƣớng tăng lên, quy mô tín dụng chững lại.

Bảng 3.2: Bảng cơ cấu tín dụng theo thời gian.

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng dƣ nợ 864 975 1.315 1.397 1.368 Cho vay ngắn hạn 605 682 767 876 858

Cho vay trung, dài hạn 259 293 548 521 510

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản kế toán các năm 2010- 2014).

Qua bảng trên có thể thấy xu hƣớng cơ cấu cho vay dài hạn của chi nhánh tăng dần so với tổng dƣ nợ điều này cũng phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh.

3.2.1.3. Về kinh doanh dịch vụ:

Với chiến lƣợc phát triển thành một trong những chi nhánh ngân hàng lớn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, việc phát triển đa dạng và hiện đại hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng luôn đƣợc quan tâm và chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo ngân hàng. Thông qua việc không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ tiện ích của ngân hàng cộng với các chiến lƣợc Marketing, ngân hàng đã thu hút đƣợc một lƣợng đông đảo khách hàng ở tỉnh Phú Thọ, và một số tỉnh lân cận sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Việc phát triển các dịch vụ ngân hàng, tăng tỷ trọng thu phí từ các dịch vụ ngân hàng đã tác động trực tiếp làm tăng tổng thu nhập cho ngân hàng, góp một phần không nhỏ giúp ngân hàng đạt đƣợc các mục tiêu tăng trƣởng trong năm. Cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.3: Bảng cơ cấu thu từ hoạt động dịch vụ theo thời gian.

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Thu từ hoạt động dịch vụ 858 949 1.152 1.030 1.361

+ Từ hoạt động thanh toán 462 599 612 549 811

+ Từ nghiệp vụ bảo lãnh 12 4 147 342 262

+ Từ dịch vụ Ngân quỹ 384 346 393 139 288

3.2.1.4. Kết quả kinh doanh.

Bảng 3.4: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

(Đơn vị:Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng thu nhập 120,9 178,6 172,3 174,9 153,2 + Thu từ hoạt động tín dụng 118,6 175,3 168,2 171,4 149,1 + Thu từ hoạt động dịch vụ. 0,8 0,9 1,1 1 1,3 + Thu từ h/động k/d khác. 1,5 2,4 3 2,5 2,8 Tổng chi phí 118,3 164,3 158,1 164,3 134,9

Lợi nhuận trƣớc thuế. 2,6 14,3 14,2 10,5 18,3 (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản kế toán các năm từ 201 đến 2014)

3.2.2. Thực trạng Quản lý rủi ro tín dụng

3.2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng

Năm 2013 vừa qua tình hình kinh tế trong nƣớc trì trệ, sản xuất không phát triển, sự bất ổn của thị trƣờng bất động sản cũng nhƣ thị trƣờng chứng khoán, sự tăng trƣởng nóng của tín dụng.. đã làm cho chất lƣợng tín dụng của các TCTD trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ngày càng xấu đi. Hơn nữa về phía khách hàng, tình hình kinh tế khó khăn bất ổn, chi phí tăng cao, nguồn vốn thiếu hụt nhƣng không đƣợc tài trợ hoặc tài trợ hạn chế, việc kinh doanh trở nên khó khăn và kém hiệu quả, khả năng chi trả giảm, do vậy nợ vay có thể trở thành nợ khó đòi và thu hồi khó khăn hơn đối với các ngân hàng.

Bảng 3.5: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của MHB CN Phú Thọ Đơn vị: Tỷ đồng Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1. Dƣ nợ 864 975 1.315 1.397 1.368 2. Nợ quá hạn 19,5 38,3 31,7 28,6 22,7 Tỷ lệ nợ quá hạn(%) 2,25% 3,92% 2,40% 2,04% 1,65% 3. Nợ xấu 17,7 35,9 29,5 24,4 15,7 Tỷ lệ nợ xấu(%) 2,05% 3,69% 2,05% 1,75% 1,15% 4.Nợ cơ cấu 2,5 7,3 4,8 3,7 3,5 Tỷ lệ Nợ cơ cấu 0,29% 0,74% 0,36% 0,26% 0,25%

5. Lãi cho vay chưa thu 2,8 6,4 7,8 8,4 9,7

Tỷ lệ lãi cho vay chưa

thu/ Tổng lãi vay 2,94% 5,50% 5,24% 4,26% 4,89%

(Nguồn Bảng cân đối tài khoản kế toán từ Năm 2010 đến 2014)

Nhìn vào Biểu đồ trên và chi tiết các nhóm nợ ta có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của MHB Chi nhánh Phú Thọ thay đổi qua các năm. Năm 2010 tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dƣ nợ ở mức vừa phải trung bình. Năm 2011 nợ xấu tăng cao do lãi suất cho vay tăng quá mạnh nhiều khách hàng không đảm bảo khả năng chi trả, chi phí lãi vay vƣợt ngoài dự tính ban đầu của ngƣời vay. Sau đó Chính phủ đã phải tung gói kích cầu điều này làm cho hầu hết các khách hàng đều sản xuất, kinh doanh ổn định, có khả năng trả lãi và gốc đầy đủ cho Ngân hàng.

Mặt khác một số khách hàng sau khi gặp khó khăn trong kinh doanh đã không phục hồi đƣợc nên Ngân hàng buộc phải xử lý nợ, quá trình xử lý nợ

thể thấy nợ xấu có xu hƣớng giảm nhƣng lãi vay tồn đọng vẫn tăng, thực chất phần lớn là lãi vay của các khoản nợ khó đòi và khách hàng đã xin miễn giảm nhƣng chƣa đƣợc phê duyệt.

Tóm lại, từ những phân tích ở trên có thể cho chúng ta thấy chất lƣợng tín dụng của MHB Chi nhánh Phú Thọ có tỷ lệ nợ xấu khá cao, nhƣng đã đƣợc cải thiện dần trong những năm gần đây.

3.2.2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng

Quản lý rủi ro tín dụng theo quan điểm của Ngân hàng MHB – Chi nhánh Phú Thọ đó là quá trình Ngân hàng tác động đến hoạt động tín dụng thông qua bộ máy và công cụ quản lý để phòng ngừa, cảnh báo, đƣa ra các biện pháp nhằm hạn chế tối đa việc không thu đƣợc đầy đủ cả gốc và lãi vay, hoặc thu gốc và lãi không đúng hạn.

3.2.2.2.1.Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng

Hàng năm căn cứ vào kết quả kinh doanh của năm trƣớc, MHB Phú Thọ sẽ đánh giá chất lƣợng tín dụng theo từng đơn vị trực thuộc, sau đó tổng hợp lại theo loại hình khách hàng, theo ngành nghề và đo lƣờng rủi ro tín dụng theo các chỉ tiêu chất lƣợng nợ và thu nhập từ tín dụng.

Sau đó căn cứ vào năng lực nguồn vốn, chính sách khách hàng và chính sách tín dụng từ cấp trên, MHB Phú Thọ sẽ điều chỉnh khẩu vị rủi ro cho phù hợp. Nhìn chung MHB Phú Thọ là đơn vị có quy mô khá nhỏ trên địa bàn Phú Thọ với quy mô thị phần khoảng 2,5% toàn địa bàn, nguồn vốn hầu nhƣ là tiết kiệm dân cƣ. Thị trƣờng Phú Thọ có khoảng 23.000 doanh nghiệp, trong đó 99% là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc siêu nhỏ. Chính vì vậy xuyên suốt những năm qua Ban giám đốc xây dựng mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng theo hƣớng sau:

- Tập trung khai thác thị trƣờng tín dụng bán lẻ để phân tán rủi ro, hạn chế rủi ro tập trung vào một đối tƣợng lớn hoặc nhóm khách hàng.

- Kiểm soát nợ xấu dƣới 2%, tỷ lệ nợ xấu chấp nhận đƣợc 3% dƣ nợ - Chỉ cơ cấu nợ khi đánh giá khách hàng còn khả năng trả nợ thực sự - Không cho vay không có tài sản đảm bảo, trừ trƣờng hợp cán bộ công chức nhà nƣớc vay tiêu dùng và có trả lƣơng qua Ngân hàng MHB.

- Không cho vay những ngành nghề Ngân hàng Nhà nƣớc đã có cảnh báo rủi ro.

Với mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng nhƣ trên trong những năm qua MHB Phú Thọ đã triển khai các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng và đƣa hoạt động tín dụng của Chi nhánh phát triển theo hƣớng đề cao tính hiệu quả sau đó mới đến phát triển quy mô.

3.2.2.2.2. Xây dựng chính sách khách hàng trong hoạt động tín dụng

Để quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng phải có chính sách khách hàng phù hợp với mục tiêu đề ra. Chính sách khách hàng của MHB Phú Thọ đƣợc xây dựng dựa trên công cụ đo lƣờng rủi ro tín dụng là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của MHB làm nền tảng. Kết quả xếp hạng sẽ đƣợc kết hợp với đánh giá tài sản đảm bảo của khách hàng vay làm cơ sở quyết định về đánh giá tín dụng. Trên cơ sở đó khách hàng vay sẽ đƣợc xem xét chấp thuận hoặc là từ chối nhƣ bảng dƣới đây.

- Đối với khách hàng doanh nghiệp

Hạng khách

hàng Cấp tín dụng, lãi suất, bảo đảm tiền vay, dịch vụ khác AAA

AA A

Ƣu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng. Áp dụng mức ƣu đãi , lãi suất và chi phí. Cho vay có tài sản đảm bảo nhƣng có thể

nâng tỷ lệ cho vay. BBB

BB

Có thể mở rộng tín dụng. Có thể ƣu đãi lãi suất, phí dịch vụ, cho vay có tài sản đảm bảo, hạn chế tài sản đảm bảo bên thứ 3 B Hạn chế mở rộng tín dụng, cho vay có tài sản đam bảo, hạn

chế tài sản đảm bảo bên thứ 3

CCC Hạn chế cấp tín dụng, thu hồi nợ, chỉ cơ cấu nợ nếu thực sự có khả năng trả nợ, áp dụng lãi suất thông thƣờng, có tài sản. CC

C

Ngừng cấp tín dụng, tìm mọi biện pháp thu hồi, chỉ cơ cấu nếu có phƣơng án khắc phục khả thi

D Ngừng cấp tín dụng, tìm mọi biện pháp thu hồi, không cơ cấu nợ, có biện pháp dứt khoát thu hồi nợ

- Đối với khách hàng cá nhân

Xếp hạng KH là cá

nhân A+ A A- B+ B B-

C

+ C C- D

Xếp hạng rủi ro/Đánh giá tài sản

đảm bảo

Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao

A (Mạnh) Xuất sắc Tốt Trung bình/Từ chối

A (Trung bình) Tốt Trung bình

Từ chối C (Yếu) Trung bình Trung bình/Từ

Căn cứ ma trận quyết định tín dụng trên, chính sách khách hàng cá nhân, hộ gia đình đƣợc áp dụng nhƣ sau:

Loại Cấp tín dụng, lãi suất, dịch vụ khác

Xuất sắc Đáp ứng nhu cầu tín dụng tối đa, có thể ƣu đãi lãi suất và phí dịch vụ

Tốt Có thể mở rộng tín dụng, có thể ƣu đãi lãi suất và phí dịch vụ Trung bình Không cấp tín dụng mở rộng, nếu đang có dƣ nợ tìm mọi biện

pháp thu hồi nợ, chỉ có cấu nếu có biện pháp khắc phục khả thi

3.2.2.2.3. Xây dựng quy trình tín dụng

Trên cơ sở chính sách khách hàng nhƣ trên và quy trình tín dụng của hệ thống MHB, chi nhánh Phú Thọ đã bố trí sắp xếp nguồn lực thực hiện theo quy trình tín dụng nhƣ sau:

- Trong quy trình tín dụng này chịu trách nhiệm về Quản lý rủi ro tín dụng là do Phòng QLRR làm đầu mối. Chịu trách nhiệm về đánh giá rủi ro và thẩm định tín dụng đối với toàn bộ hồ sơ cá nhân trên 200tr và hồ sơ tổ chức, doanh nghiệp trên 700tr.

- Khâu giải ngân sẽ do Phòng QLRR chịu trách nhiệm kiểm soát điều kiện giải ngân và phê duyệt đăng nhập vào hệ thống thông tin nội bộ.

- Quá trình giám sát khoản vay và thu hồi nợ thị Phòng QLRR sẽ phối hợp thực hiện nếu thấy cần thiết.

- Ngƣời phê duyệt rủi ro là Giám đốc chi nhánh hoặc ngƣời đƣợc Ủy quyền

- Ngƣời phê duyệt báo cáo đề xuất cho vay của Phòng kinh doanh là Giám đốc Chi nhánh hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền.

Với quy trình nhƣ trên MHB Chi nhánh Phú Thọ đã tách bạch đƣợc khâu chăm sóc khách hàng và khâu thẩm định, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng sẽ độc lập đƣa ra ý kiến thẩm định đánh giá trên cơ sở hồ sơ cung cấp mà không

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi to tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Phú Thọ (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)