4.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng
4.2.4 Chủ động giải quyết các khoản nợ có vấn đề
Khi phát hiện ra những khoản vay có dấu hiệu bất thƣờng , CBTD cần tìm biện pháp khắc phục ngăn chặn sự suy giảm tiếp tục và rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra:
- Rà soát bảo đảm hồ sơ tín dụng, hồ sơ đảm bảo tiền vay(Hồ sơ khoản vay) đầy đủ, đúng, bảo đảm pháp lý đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng.
- Xác định rõ nguyên nhân của khoản nợ có vấn đề, đàm phán yêu cầu khách hàng phải có kế hoạch tháo gỡ cụ thể, xác định rõ nguồn, khả năng trả nợ.
- Thực hiện phân loại khoản vay theo các nguyên nhân khách nhau và đề ra phƣơng án giải quyết cho từng hồ sơ. Các phƣơng án giải quyết đƣợc xem xét có thể tổng quát nhƣ sau:
+ Yêu cầu bổ sung tài sản đảm bảo.
+ Cho vay thêm: nếu xét thấy phƣơng án, dự án có khả năng phát triển và nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn thì có thể cho vay tái cơ cấu khoản vay.
+ Chuyển nợ quá hạn: Chuyển nợ quá hạn những khoản nợ tới hạn không đủ điều kiện cơ cấu, đồng thời bám sát các nguồn thu của khoản nợ, thƣờng xuyên kiểm tra giá trị tài sản đảm bảo.
+ Bán tài sản bảo đảm khoản vay: thực hiện cƣỡng chế buộc ngƣời vay trả nợ nếu khách hàng không hợp tác, thực hiện mọi biện pháp để thu hồi nợ nhƣ thu hồi tài sản đảm bảo để thanh lý, thậm chí kiện ra tòa nếu khách hàng có biểu hiện lừa đảo.
+ Bán nợ cho công ty xử lý nợ xấu của nhà nƣớc VAMC. Việc bán nợ giúp cho ngân hàng có thời gian xơ cấu lại danh mục nợ xấu và có thời gian xử lý, trong thời gian bán Ngân hàng vẫn trực tiếp tìm mọi cách xử lý thu hồi, đồng thời đƣợc tái cấp vốn từ khoản vay đã bán để kinh doanh, tránh vốn chết và không sinh lời.