Nâng cao năng lực trình độ CBTD

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi to tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Phú Thọ (Trang 83 - 84)

4.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng

4.2.2 Nâng cao năng lực trình độ CBTD

Con ngƣời luôn là nhân tố quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hiệu quả của hoạt động cho vay phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phân tích, xét đoán tình hình cũng nhƣ kinh nghiệm của các CBTD. Đặc biệt là với quy trình hiện nay, cá nhân các CBTD thƣờng là ngƣời có vai trò chính trong việc thẩm định tính hiệu quả của các hồ sơ xin vay và tự phải thực hiện kiểm soát tới quá trình hoạt động của dự án cũng nhƣ việc thu hồi và xử lý nợ.

- Kỹ năng giao tiếp: đây là một kỹ năng quan trọng trong việc tiếp xúc, tìm hiểu khách hàng, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ có khả năng thu thập thông tin nhiều hơn, chính xác hơn từ phía khách hàng cũng nhƣ sẽ thu hút, lôi kéo đƣợc nhiều khách hàng tới với những sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng;

- Kỹ năng thẩm định: kỹ năng này yêu cầu CBTD phải biết thu thập và khai thác thông tin từ nhiều nguồn, nhiều kênh khác nhau phục vụ cho công tác thẩm định, đáng giá khoản vay;

- Kỹ năng đàm phán: CBTD phải biết thƣơng lƣợng với khách hàng các vấn đề liên quan đến việc tuân thủ các điều khoản quy định trong chế độ, thể lệ cho vay trƣớc khi ký hợp đồng, cũng nhƣ thuyết phục đƣợc khách hàng tuân theo những yêu cầu của ngân hàng đem lại lợi ích cho cả hai phía;

- Kỹ năng phân tích: CBTD phải biết nhận định, đánh giá tình hình một cách có cơ sở khoa học, kết hợp với tình hình thực tiễn đang diễn ra, từ đó rút ra kinh nghiệm tìm biện pháp tốt hơn để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay;

- Kỹ năng tổng hợp: Trên tất cả các dữ liệu đã thu thập đƣợc CBTD phải có khả năng tổng hợp đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng đồng thời nêu đƣợc quan điểm của mình trên từng điểm đó.

- Kỹ năng phán đoán: Trên những nhận định về khách hàng hiện tại, bằng phƣơng pháp suy diễn trên cơ sở khoa học, cán bộ thẩm định tín dụng đƣa ra những nhận định trong tƣơng lai. Kỹ năng này giúp cho cán bộ thẩm định đƣa ra quyết định cho vay hay không cho vay.

- Kỹ năng viết: CBTD phải có khả năng tổng hợp thông tin để viết báo cáo, tờ trình có tính thuyết phục, lôgic khi trình lên lãnh đạo phê duyệt, giảm quá trình xử lý kỹ thuật và thời gian tác ngiệp khi giải quyết hồ sơ.

Từ những yêu cầu cao đối với CBTD, trong thời gian tới BIDV – Chi nhánh Hùng Vƣơng phải xây dựng cho mình một chiến lƣợc để phát triển nguồn nhân lực tín dụng nhƣ:

+ Chính sách tuyển dụng: Chặt chẽ, đảm bảo khách quan, công bằng. + Tổ chức các khoá đào tạo nghiệp vụ để nâng cao năng lực CBTD + Với lãnh đạo chi nhánh, trƣởng, phó các phòng ban, bộ phận và các CBTD nằm trong diện quy hoạch của Chi nhánh thì cần đƣợc đào tạo chuyên sâu và bối dƣỡng rèn luyện, đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi to tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Phú Thọ (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)