Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi to tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Phú Thọ (Trang 89)

Hiệu quả tín dụng thực chất là phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả chủ quan và khách quan. Yếu tố chủ quan thuộc về bản thân ngân hàng nhƣng yếu tố khách quan lại thuộc về khách hàng, môi trƣờng kinh tế, chính trị, xã hội và những chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Do vậy để thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại chi nhánh thì không những phải có sự nỗ lực của chi nhánh mà cần phải có sự phối hợp của các ban ngành. Có một môi trƣờng pháp lý vững chắc, môi trƣờng kinh doanh thuận lợi thì tất nhiên hoạt động tín dụng sẽ có hiệu quả hơn. Qua tình hình nghiên cứu thực tiễn, ngƣời viết xin đề xuất một số ý kiến sau:

4.3.1. Kiến nghị với hệ thống BIDV

4.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

- Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng của BIDV đƣợc xây dựng với sự tham gia tƣ vấn của Công ty kiểm toán quốc tế Eern&Young, nhà tƣ vấn này đông thời là nhà tƣ vấn của MHB trƣớc kia. Chính vì vậy hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của hai hệ thống Ngân hàng BIDV và MHB có nhiều điểm tƣơng đồng, cũng nhƣ có chung những hạn chế trong thực tế cần phải hoàn thiện, đó là:

+ Cần phải tách bạch ngƣời chịu trách nhiệm thực hiện phê duyệt kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm nâng cao tính khách quan và kiểm soát chéo, không để cho cán bộ tín dụng là ngƣời thực hiện toàn bộ công việc nhƣ hiện nay. Có nhƣ vậy kết quả chấm điểm sẽ minh bạch và chính xác hơn.

+ Cần tích hợp chƣơng trình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ với phần mềm quản lý tín dụng khác để đảm bảo đồng bộ trong quá trình thực hiện, đƣa kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ làm nền tảng của công tác tín phát triển tín dụng.

4.3.1.2. Củng cố hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng

Hệ thống thông tin tín dụng hiện nay của BIDV mới chỉ đảm bảo tính tập trung dữ liệu mà chƣa thuận tiện trong khai thác. Điều đó dẫn đến thông tin chia sẻ chƣa thông suốt, nhiều dữ liệu tín dụng và báo cáo tín dụng phải lập thủ công, mất thời gian khai thác, chƣa đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng hiện đại. Điều đó khiến cho công tác quản lý rủi ro tín dụng tiêu tốn thời gian và nguồn lực vào công tác dữ liệu, đôi khi không kịp thời.

4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Để cho hoạt động tín dụng có hiệu quả, NHNN cần hoàn thiện về cơ chế, về chính sách cho vay, quy định và tạo môi trƣờng pháp lý cho hoạt động tín dụng sao cho phù hợp với từng thời kỳ.

- Nâng cao chất lượng quản lý điều hành:

+ Nâng cao vai trò định hƣớng trong quản lý và tƣ vấn cho các ngân hàng thƣơng mại thông qua việc thƣờng xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trƣờng, đƣa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học, đặc biệt là liên quan đến hoạt động tín dụng để các ngân hàng thƣơng mại có cơ sở tham khảo, định hƣớng trong việc hoạch định chính sách tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý vừa phòng ngừa đƣợc rủi ro.

+ Về cơ chế tín dụng, ngân hàng nhà nƣớc cần tiếp tục rà soát lại toàn bộ các quy định hiện nay về chế độ và thể lệ tín dụng hiện hành. Đồng thời, cần hoàn thiện các quy chế quy định và môi trƣờng pháp lý cho hoạt động tín dụng. Ngân hàng nhà nƣớc nên ban hành một hệ thống văn bản mang tính chất khung pháp lý chung tổng hợp tất cả các loại hình tín dụng. Không nên quy định một cách quá chi tiết thuộc vào một nghiệp vụ kinh doanh của một tổ chức tín dụng để hạn chế việc can thiệp sâu không phù hợp với cơ chế thị trƣờng, tạo chủ động cho các tổ chức tín dụng trong kinh doanh.

+ Ngân hàng nhà nƣớc cần phối hợp với các bộ ngành có liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu, tập trung tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc trong thủ tục phát mãi tài sản.

+ Nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể để các ngân hàng thƣơng mại áp dụng chuẩn xác, kịp thời các công cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng . Đồng thời tổ chức đào tạo, hƣớng dẫn các nghiệp vụ trên để các ngân hàng thƣơng mại vừa đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng vừa phòng ngừa và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát:

+ Ngân hàng nhà nƣớc cần tăng cƣờng hơn nữa việc kiểm soát các ngân hàng thƣơng mại thông qua hình thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Hệ thống ngân hàng nhà nƣớc cần phải phối hợp một cách chặt chẽ giữa quản lý và kinh doanh. Xây dựng bộ máy thanh tra của ngân hàng nhà nƣớc phải có chất lƣợng.

+ Thực hiện thƣờng xuyên công tác thanh tra, giám sát dƣới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm đƣa hoạt động tín dụng của ngân hàng vào đúng theo quỹ đạo luật pháp.

+ Thực tế hiện nay trung tâm thông tin tín dụng (CIC) đƣợc coi là kênh thông tin chính thức duy nhất để các ngân hàng vào đó tra cứu tình hình quan hệ tín dụng, tài chính của các doanh nghiệp. Hiển nhiên rằng, chất lƣợng thông tin càng cao thì việc cập nhật thông tin về doanh nghiệp càng đầy đủ chính xác và công tác đánh giá đƣa ra quyết định về tín dụng đối với các doanh nghiệp càng xác đáng. Chính vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động của trung tâm CIC rất cần thiết. Thực tế hiện nay thông tin về tình hình tài chính của các khách hàng trong kho dữ liệu của CIC đều là những thông tin do các Ngân hàng cung cấp, những thông tin này hầu hết là các thông tin chƣa đƣợc kiểm toán, hoặc khác biệt rất lớn so với các thông tin mà các khách hàng này cung cấp cho cơ quan thuế. Vì vậy, thông tin tài chính mà các Ngân hàng mong muốn có đƣợc ở đây là các thông tin đã đƣợc kiểm toán hoặc các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho cơ quan thuế.

+ Ngân hàng nhà nƣớc nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các ngân hàng đồng thời nên có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng về khách hàng nhƣ: báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai lệch, báo cáo thông tin không cập nhật. Bên cạnh đó có biện pháp khuyến khích các ngân hàng xử lý thông tin tín dụng từ CIC nhƣ là một tài liệu bắt buộc phải có trong quá trình thẩm định cho vay.

KẾT LUẬN

Trƣớc các yêu cầu của công cuộc phát triển đất nƣớc, với phƣơng châm phát huy tối đa nguồn nội lực, tín dụng ngân hàng là một giải pháp quan trọng về vốn. Hệ thống ngân hàng nói chung và MHB Chi nhánh Phú Thọ(nay là

BIDV Chi nhánh Hùng Vương) nói riêng đã có nhiều cố gắng trong việc góp

phần tăng trƣởng nền kinh tế đặc biệt là công tác tín dụng, hoạt động ổn định - hiệu quả. Để có đƣợc những thành tích vừa qua, bên cạnh những thuận lợi của tình hình phát triển kinh tế đất nƣớc, còn có sự đóng góp tích cực của các cán bộ ngân hàng. Vì vậy việc nghiên cứu các giải pháp nâng chất lƣợng tín dụng luôn là đề tài vừa có tính cấp thiết vừa có tính lâu dài. Bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, Luận văn đã thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra:

1. Trên cơ sở tổng hợp những lý luận về tín dụng ngân hàng, quản lý rủi ro tín dụng. Luận văn đã đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng, từ đó rút ra các giải pháp để công tác hoạt động tín dụng ngày càng tốt hơn an toàn và hiệu quả.

2. Luận văn đã phân tích thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng của MHB Chi nhánh Phú Thọ từ năm 2010 đến hết năm 2014. Luận văn đi sâu tìm hiểu các biện pháp, quản lý nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh trong thời gian qua.

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn ở MHB Chi nhánh Phú Thọ, Luận văn đã xây dựng các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng của BIDV Chi nhánh Hùng Vƣơng là Chi nhánh đƣợc chuyển đổi từ MHB – Phú Thọ sau sáp nhập. Đồng thời cũng đƣa ra một số kiến nghị, đề xuất với các cấp chính quyền, với các cấp ngân hàng thực thi các biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ tích cực cho công tác tín dụng ngày một tốt hơn hiệu quả - an toàn.

Mặc dù đã hết sức cố gắng trong việc nghiên cứu, thu thập tài liệu, nhƣng do trình độ năng lực cũng nhƣ kinh nghiệm thực tế còn chƣa nhiều nên chắc chẵn rằng Luận văn này không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận đƣợc những lời góp ý từ các thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp cũng nhƣ những ngƣời quan tâm đến đề tài nghiên cứu của Luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Thu Thảo, 2002. Giáo trình Ngân hàng

thương mại Quản trị và nghiệp vụ. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

2. Nguyễn Thị Việt Hà, 2010. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh

Phú Thọ. Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành quản trị kinh doanh.

3. Nguyễn Đại Lai, 2011. Tìm nguyên nhân của sự cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay. Tạp chí

Ngân hàng, Số 20/2011.

4. MHB – Hồ Chí Minh, 2011. Bản công bố thông tin bán đấu giá lần đầu

ra công chúng. Hồ Chí Minh

5. Michael Porter,2011. Áp dụng mô hình năm lực lƣợng cạnh tranh của trong việc xây dựng chiến lƣợc bán lẻ của các ngân hàng thƣơng mại Việt

Nam.Tạp chí Ngân hàng, Số 19/2011.

6. Ngân hàng MHB, 2010. Sổ tay quản lý rủi ro. Hà Nội.

7. Ngân hàng nhà nƣớc, 2009. Kết quả đoàn thanh tra theo QĐ số 149/QĐ –

NHNN ngày 7/8/09 của Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Phú Thọ. Phú Thọ.

8. Ngân hàng nhà nƣớc, 2011. Kết quả đoàn thanh tra theo QĐ số 41/QĐ – NHNN

ngày 14/3/11 của Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Phú Thọ. Phú Thọ.

9. Pete s.Rose, 1999. Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính.

10.Quốc hội , 2010. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Luật số

46/2010/QH12. Hà Nội.

11. Quốc hội , 2010. Luật các Tổ chức tín dụng – Luật số 47/2010/QH12. Hà Nội. 12.Nguyễn Văn Tiến, 2009. Những rủi ro từ việc nhận thế chấp Bất động sản và giải pháp phòng ngừa trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Tạp chí

13.Trƣờng bồi dƣỡng cán bộ Ngân hàng, 2011. Tài liệu khóa học: Phân tích

tín dụng. Hà nội, tháng 12/2011.

14.Võ Tấn Hoàng Văn, 2012. Các mô hình quản lý rủi ro toàn diện. Thời báo

PHỤ LỤC

1. Quyết định sáp nhập số 589/QĐ-NHNN ngày 25/4/2015.

2. Quyết định 1201/QĐ-BIDV ngày 08/5/2015 về việc đổi tên Ngân hàng MHB – Chi nhánh Phú Thọ thành BIDV – Chi nhánh Phú Thọ. Phú Thọ. 3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0301502740026 của Ngân hàng MHB – Chi nhánh Phú Thọ

4. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100150619181 của BIDV – Chi nhánh Hùng Vƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi to tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Phú Thọ (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)