Các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với hàng nông sản nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rào cản kỹ thuật trong thương mại đối với nông sản việt nam xuất khẩu sang thị trường nhật bản (Trang 42 - 55)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật Bản

3.1.2. Các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với hàng nông sản nhập khẩu

khâu bán buôn đến bán lẻ. Nhà xuất khẩu phải đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của ngƣời tiêu dùng Nhật Bản và chào hàng với giá cả hợp lý mà không lệ thuộc vào giá bán lẻ trên thị trƣờng nội địa.

Đối tác Nhật Bản đặc biệt đề cao sự tin tƣởng và hiểu biết lẫn nhau khi hợp tác thƣơng mại. Bởi vậy việc cung cấp những thông tin đầy đủ và cần thiết về công ty, mẫu mã sản phẩm, bảng giá, khối lƣợng lô hàng tối thiểu, khả năng cung ứng sản phẩm....cho khách hàng là rất quan trọng.

3.1.2. Các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với hàng nông sản nhập khẩu nhập khẩu

3.1.2.1. Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thông qua biện pháp biên giới

Nhật Bản là một trong những nền kinh tế hàng đầu trên thế giới đã sớm quan tâm đến vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thông qua biện pháp biên giới. Thực chất của biện pháp biên giới chính là tạm dừng thủ tục hải quan đối với hàng hóa nghi ngờ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để xác minh tình trạng pháp lý của lô hàng từ đó có biện pháp xử lý đối với hàng hóa này. Đây là biện pháp hành chính mà chỉ có cơ quan hải quan đƣợc phép tiến hành trên cơ sở yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Trƣớc khi Hiệp định các khía cạnh thƣơng mại liên quan đến sở hữu trí tuệ (Agreement on Trade related to Intellecture Property Rights viết tắt là Hiệp định TRIPS) ra đời năm 1994, Chính phủ Nhật đã có các quy định về biện pháp biên giới trong Luật Hải quan năm 1954. Tuy nhiên biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới của Nhật Bản đƣợc chú trọng hơn là kể từ sau 1994 khi Hiệp định TRIPS đƣợc ban hành. Hiệp định TRIPS đƣợc coi là một hiệp định quốc tế mang tính nền tảng, toàn diện, thiết lập đƣợc một cơ chế pháp lý tƣơng đối đầy đủ để điều chỉnh các vấn đề về sở hữu trí tuệ. Các nƣớc thành viên của Hiệp định

TRIPS trong đó có Nhật Bản và Việt Nam phải nội luật hóa các quy định đối với vấn đề thực thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới trong luật pháp quốc gia để phù hợp với yêu cầu của Hiệp định TRIPS. Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho đến nay, các quy định của pháp luật Nhật Bản về thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới đã hoàn thiện theo hƣớng mở rộng thẩm quyền cho cơ quan hải quan trong việc kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới.

Nhật Bản đã thiết lập các tiêu chuẩn bảo vệ quyền sở hữu thông qua biện pháp biên giới cao hơn so với Hiệp định TRIPS. Hiệp định TRIPS không yêu cầu các nƣớc thành viên có nghĩa vụ áp dụng biên pháp biên giới đối với hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên, dƣới quy định của Luật Hải quan Nhật Bản, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu đều là đối tƣợng áp dụng của biện pháp biên giới. Mặt khác, Hiệp định TRIPS chỉ quy định áp dụng biện pháp biên giới đối với đối tƣợng là nhãn hiệu hàng hóa và quyền tác giả. Trong khi đó pháp luật Nhật Bản mở rộng đối tƣợng bảo hộ đối với các loại đối tƣợng quyền sở hữu trí tuệ khác nhƣ quyền đối với cây trồng, quyền sáng chế, chỉ dẫn địa lý hay kiểu dáng công nghiệp. Ngoài ra, hàng hóa quá cảnh không nằm trong đối tƣợng áp dụng biện pháp biên giới theo quy định của Hiệp định TRIPS, tuy nhiên Luật Hải quan Nhật sửa đổi năm 2008 đã đƣa hàng hóa quá cảnh vào trong phạm vi áp dụng biên pháp biên giới.

Thời hạn để xác định tình trạng pháp lý của hàng hóa nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là trong vòng một tháng. Trong một số trƣờng hợp phức tạp cần sự tự vấn từ phía các chuyên gia, thời hạn này đƣợc kéo dài hai tháng. Trong khi đó pháp luật Việt Nam quy định, thời hạn tạm dừng thủ tục hải quan là 10 ngày làm việc, thời hạn này có thể kéo dài hơn nhƣng không đƣợc vƣợt quá 20 ngày. Quy định của pháp luật Việt Nam cũng giống nhƣ

cảnh cụ thể của từng quốc gia, các thành viên hiệp định TRIPS có thể quy định thời hạn khác nhau miễn là không thấp hơn tiêu chuẩn tối thiểu của Hiệp định TRIPS.

Một điểm đáng chú ý trong quá trình thực thi biện pháp biên giới, Hải quan Nhật Bản còn có quyền hành động mặc nhiên (ex-officio) tức là không cần có đơn yêu cầu của chủ thể quyền vẫn đƣợc phép tiến hành tạm dừng thủ tục hải quan trong trƣờng hợp có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 58 của Hiệp Định TRIPS. Hải quan Việt Nam cũng có quyền hành động mặc nhiên, tuy nhiên các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này hiện nay còn nhiều điểm chƣa rõ ràng gây khó khăn cho công chức trong việc thực hiện quyền hành động mặc nhiên.

Hiện tại, quyền sở hữu trí tuệ tại Nhật Bản đƣợc chia làm hai phần: các đối tƣợng sở hữu trí tuệ và Luật bằng sáng chế nhãn hiệu hàng hóa kinh doanh. Các Luật liên quan đến sở hữu trí tuệ nhƣ: Luật mô hình hữu dụng, Luật thiết kế, Luật Bản quyền. Các luật đƣợc bảo hộ bằng Luật Bằng sáng chế nhãn hiệu hàng hóa kinh doanh nhƣ Luật Nhãn hiệu hàng hóa, Luật ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh và các luật tƣơng tự. Thời hạn đối với phát minh sáng chế là 20 năm kể từ ngày đƣợc áp dụng, thời hạn bản quyền là 50 năm sau khi tác giả qua đời [18].

3.1.2.2. Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng * Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản –JIS

Đây là một trong những tiêu chuẩn đƣợc sử dụng rộng rãi ở Nhật. Tiêu chuẩn này dựa trên “Luật Tiêu chuẩn hóa công nghiệp” ban hành vào tháng 6/1949 và thƣờng đƣợc biết dƣới tên “dấu chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản” hay JIS. Tất cả các cơ quan Chính phủ Nhật phải ƣu tiên đối với

các sản phẩm đóng dấu JIS khi mua hàng hóa phục vụ cho hoạt động của các cơ quan này (Điều 26 trong Luật Tiêu chuẩn hóa công nghiệp).

Tháng 4/1980, Nhật Bản đã sửa đổi Luật Tiêu chuẩn hóa công nghiệp. Theo đó, các nhà sản xuất nƣớc ngoài cũng có thể đƣợc cấp giấy chứng nhận JIS trên sản phẩm của họ. Việc sửa đổi này là kết quả của việc Nhật Bản tham gia ký kết Hiệp định TBT của GATT. Theo Hiệp định TBT, hệ thống chứng nhận chất lƣợng của các nƣớc phải đƣợc áp dụng cho các sản phẩm từ các nƣớc thành viên khác của Hiệp định.

Các bƣớc xin cấp giấy chứng nhận JIS:

- Nhà sản xuất (trong nƣớc, nƣớc ngoài) làm đơn cấp giấy chứng nhận JIS gửi Bộ METI Nhật Bản (qua phòng tiêu chuẩn, Cục Khoa học và Công nghệ, Bộ METI).

- Sau khi nhận đƣợc đơn, Bộ METI tiến hành điều tra sơ bộ dựa trên hồ sơ, sau đó cử thanh tra của Bộ tới giám định tại nhà máy của đơn vị nộp đơn. Đối với nhà sản xuất nƣớc ngoài, các số liệu giám định do các tổ chức giám định nƣớc ngoài, do Bộ trƣởng Bộ METI Nhật Bản chỉ định có thể đƣợc chấp nhận.

- Kết quả giám định tại nhà máy đƣợc trình lên Hội đồng thẩm định của Bộ METI để đánh giá. Dựa trên kết luận của Hội đồng thẩm định, Bộ sẽ quyết định có phê duyệt hay không đơn xin phép của nhà sản xuất.

Nếu đƣợc phê duyệt thì thông báo của Bộ trƣởng sẽ đƣợc đăng trên Công báo, Quyết định của Bộ trƣởng sẽ đƣợc thông báo cho nhà sản xuất nộp đơn. Thời gian từ khi nộp đơn cho đến lúc nhận quyết định và thông báo là 3 tháng.

* Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản – JAS

Luật tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản đƣợc ban hành vào tháng 5/1970. Luật này quy định các tiêu chuẩn về chất lƣợng, đƣa ra các quy tắc về

việc ghi nhãn chất lƣợng và đóng dấu chất lƣợng tiêu chuẩn JAS. Các sản phẩm đƣợc điều chỉnh bởi Luật JAS gồm: Thực phẩm chế biến, đồ uống, nông lâm sản chế biến, dầu ăn, mỡ. Tuy không phải tất cả các sản phẩm đều đƣợc liệt kê trong danh sách sản phẩm do Luật JAS điều chỉnh nhƣng các tiêu chuẩn này bao quát cả các sản phẩm đƣợc sản xuất trong nƣớc và các sản phẩm nhập khẩu.

Các nhà sản xuất muốn đƣợc dán nhãn hiệu JAS lên sản phẩm thì phải thông qua các tổ chức giám định các tổ chức giám định thuộc Bộ Nông, Lâm, Ngƣ nghiệp Nhật Bản; của chính quyền địa phƣơng và các tổ chức giám định JAS khác) để đánh giá chất lƣợng hàng hóa.

Các nhà sản xuất nƣớc ngoài cũng có thể đƣợc cấp giấy chứng nhận JAS kể từ khi Luật JAS đƣợc sửa đổi vào năm 1983. Hệ thống tiêu chuẩn JAS cũng có những thay đổi thích hợp vào tháng 3/1986 để bao quát cả các nhà sản xuất nƣớc ngoài, theo đó, các tổ chức giám định chất lƣợng Nhật Bản có thể sử dụng kết quả giám định của các tổ chức giám định nƣớc ngoài do Bộ trƣởng Bộ Nông, Lâm, Ngƣ nghiệp chỉ định.

Các quy định về việc ghi nhãn sản phẩm là bắt buộc đối với những sản phẩm do Bộ Nông, Lâm, Ngƣ nghiệp Nhật Bản quy định. Khi sản phẩm có đầy đủ 3 điều kiện:

(1) Phải là một nông sản hoặc nông sản mà đã có hoặc tƣơng lai gần có có một tiêu chuẩn JAS đƣợc quy định cho nó.

(2) Sản phẩm đó là sản phẩm có chất lƣợng khó xác định.

(3) Là sản phẩm mà ngƣời tiêu dùng cần biết đƣợc chất lƣợng của nó trƣớc khi quyết định mua.

Ngƣời tiêu dùng Nhật Bản rất tin tƣởng về chất lƣợng của sản phẩm đƣợc đóng dấu JAS.

* Các dấu hiệu chất lượng khác

Ngoài JIS và JAS, có nhiều dấu hiệu chât lƣợng khác đƣợc sử dụng tại Nhật Bản nhƣ nhãn Q, G, Label S, nhãn SG...

Bảng 3.1. Ý nghĩa của các dấu hiệu liên quan đến chất lƣợng và an toàn

Ý nghĩa Phạm vi sử dụng

Dấu Q: Chất lƣợng và

độ đồng nhất của sản phẩm

Dùng cho các loại sản phẩm dệt bao gồm: quần áo trẻ con và các loại quần áo khác, khăn trải giƣờng

Dấu G: Thiết kế, dịch vụ, sau khi bán và chất lƣợng

Dùng cho các sản phẩm nhƣ máy ảnh, máy móc thiết bị, đồ thủy tinh, đồ gốm, đồ văn phòng, sản phẩm may mặc và đồ nội thất

Dấu S: Độ an toàn Dùng cho nhiều chủng loại hàng hóa dành cho trẻ con, đồ dùng gia dụng, dụng cụ thể thao.

Dấu S.G: Độ an toàn bắt

buộc

Xe tập đi, xe đẩy, nồi áp suất, mũ đi xe đạp và mũ bóng chày và các hàng hóa khác.

Dấu Len Dùng cho sợi len nguyên chất áo len nguyên chất, đồ len đan, thảm, hàng dệt kim, có trên 99% len mới

Dấu SIF: Các hàng may mặc có chất lƣợng tốt

Hàng may mặc nhƣ quần áo nam, nữ, ô, áo khoác, ba lô, và các sản phẩm phục vụ cho thể thao

Nguồn : Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam : Kinh doanh với thị trường Nhật Bản, NXB Lao động, Hà Nội- 2001, tr.38 3.1.2.3. Các quy định liên quan đến ghi nhãn sản phẩm

Nhật Bản đặc biệt coi trọng việc đóng gói và dán nhãn hàng nhập khẩu đúng quy định. Theo quy định của pháp luật Nhật Bản, có khoảng 100 mặt hàng bắt buộc dán nhãn chất lƣợng. Các sản phẩm phải có nhãn phân theo 4 nhóm: sản phẩm dệt may (quần áo, váy, sơ mi, áo nỉ, ...), sản phẩm nhựa (bát,

đĩa, chậu rửa), đồ gia dụng và thiết bị điện (ti vi, tủ lạnh...), các sản phẩm khác nhƣ ô dù, kím râm, chất tẩy, găng tay da...

Sản phẩm xuất khẩu vào Nhật Bản phải đƣợc dán nhãn tuân thủ các tập quán thƣơng mại; đối với sản phẩm đã có nhãn vẫn phải đƣợc dán nhãn bằng tiếng Nhật ở nơi dễ nhận biết. Các thông tin cần thiết trên nhãn bao gồm: thành phần sản phẩm, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn theo quy định của Chính phủ, thông tin cảnh báo, liên hệ, xuất xứ, ngày sản xuất, ngày hết hạn và các thông tin khác.

Các sản phẩm đƣợc dán nhãn chất lƣợng giúp cho ngƣời tiêu dùng biết đƣợc các thông tin về chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ những lƣu ý cần thiết khi sử dụng sản phẩm.

Hộp 1: Tiêu chuẩn đóng gói của Nhật Bản đối với thanh long nhập khẩu Tiêu chuẩn đóng gói thanh long

Đối với bao gói có thông hơi:

(1) Trƣớc khi đóng gói, trái cây phải đƣợc bọc bằng vật liệu thoáng mát (lỗ thông hơi, nếu có, phải có đƣờng kính không quá 1.6 mm)

(2) Các lỗ thông hơi phải đƣợc che phủ bằng lƣới (đƣờng kính lỗ thông hơi phải nhỏ hơn 1.66 mm và tƣơng tự với các vật liệu sau)

(3) Bao gói hoặc giấy gói phải đƣợc hoàn toàn bao phủ bằng lƣới.

Yêu cầu đối với nơi đóng gói

Nơi đóng gói phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

(1) Bề mặt tiếp xúc của thiết bị phải có hơi nƣớc nóng và có cửa thông gió nhƣ cửa sổ và trang thiết bị cần thiết để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.

(2) Bắt buộc phải tách biệt nơi đóng gói trái cây sau khi khử trùng.

(3) Hàng năm, trƣớc khi sử dụng phải tiến hành các biện pháp loại bỏ chất độc hoặc khử trùng nếu cần thiết.

Kiểm tra thiết bị hơi nóng và nơi đóng gói

Hàng năm, cơ quan kiểm dịch của Việt Nam và các chuyên gia Nhật Bản sẽ phối hợp kiểm tra thiết bị hơi nóng, nơi đóng gói để đảm bảo rằng tất cả các yêu cầu nêu trên đƣợc đáp ứng. Tuy nhiên, nếu cần thiết, việc kiểm tra có thể phải đƣợc tiến hành một cách kịp thời trong thời gian hoạt động. Dựa trên JAS, các luật liên quan về tiêu chuẩn nông nghiệp, lâm nghiệp, các sản phẩm sản xuất, tiêu thụ, sử dụng, ghi nhãn và bao bì đòi hỏi các nhà sản xuất và kinh doanh phải đáp ứng tất cả các yêu cầu về ghi nhãn chất lƣợng.

Hai loại dấu hiệu:

(1) Dấu hiệu về đạt tiêu chuẩn kiểm dịch xuất khẩu: cỡ chữ lớn để có thể dễ dàng nhận biết ở mặt bên của bao bì.

(2) Dấu hiệu nơi đến: CHO THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN

3.1.2.4. Dấu tiêu chuẩn môi trường Ecomark

Cũng nhƣ tất cả các quốc gia khác trên thế giới, Nhật Bản rất quan tâm đến vấn đề môi trƣờng. Cục môi trƣờng Nhật Bản khuyến khích ngƣời tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng, không làm hại sinh thái (kể cả hàng nhập khẩu cũng nhƣ các hàng hóa trong nƣớc), các hàng hóa này đƣợc đóng dấu “Ecomark”. Để đƣợc đóng dấu “Ecomark”, hàng hóa phải đạt ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

(1) Việc sử dụng hàng hóa đó không gây ô nhiễm môi trƣờng;

(2) Việc sử dụng hàng hóa đó mang đến nhiều lợi ích cho môi trƣờng;

(3) Chất thải sau khi sử dụng hàng hóa đó không gây hại cho môi trƣờng hoặc nếu có thì gây hại rất ít;

(4) Hàng hóa có đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trƣờng theo bất cứ cách thức nào khác.

Các công ty nƣớc ngoài có thể xin dấu chứng nhận Ecomark thông qua các nhà nhập khẩu. Ecomark không đƣa ra các tiêu chuẩn và cũng không nói lên chất lƣợng hay tính an toàn của hàng hóa.

Ngoài các tiêu chuẩn đã nêu trên, nông sản nhập khẩu vào thị trƣờng Nhật Bản còn phải tuân thủ một số tiêu chuẩn về bảo vệ môi trƣờng nhƣ:

- Tiêu chuẩn liên quan đến đặc tính sản phẩm:

Đây là những tiêu chuẩn mà sản phẩm phải có mới đƣợc phép xuất nhập khẩu, lƣu thông và tiêu dùng trong thị trƣờng Nhật Bản nhƣ:

+ Các tiêu chuẩn về nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm:

Không đƣợc sử dụng hoặc hạn chế sử dụng các nguyên liệu làm ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng;

+ Các tiêu chuẩn về hàm lƣợng chất độc hại có trong sản phẩm gây ảnh hƣởng đến sức khoẻ con ngƣời và môi trƣờng.

+ Các tiêu chuẩn về kiểm tra giám sát các sản phẩm nhập khẩu nhằm đảm bảo sự tuân thủ về bảo vệ sức khoẻ của con ngƣời, bảo vệ môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rào cản kỹ thuật trong thương mại đối với nông sản việt nam xuất khẩu sang thị trường nhật bản (Trang 42 - 55)