Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rào cản kỹ thuật trong thương mại đối với nông sản việt nam xuất khẩu sang thị trường nhật bản (Trang 80 - 81)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các kiến nghị đề xuất

4.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

4.2.1.1. Tăng cường thông tin, phổ biến, cập nhật và hướng dẫn một cách cụ thể những yêu cầu về rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với nông sản Việt Nam

Để tăng cƣờng khả năng đáp ứng các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản, thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trƣờng khó tính này. Chính phủ cần đặc biệt quan tâm đến việc xúc tiến thƣơng mại Việt Nam, Nhật Bản; tăng cƣờng thông tin, phổ biến, cập nhật và hƣớng dẫn một cách cụ thể những yêu cầu về rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với nông sản Việt Nam. Đặc biệt với các thông tin liên quan đến phƣơng thức phân phối, thủ tục xin dấu chứng nhận chất lƣợng JAS và Ecomark. Sản phẩm đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn JAS sẽ dễ tiêu thụ hơn bởi ngƣời tiêu dùng Nhật Bản rất tin tƣởng chất lƣợng của những sản phẩm đƣợc đóng dấu JAS. Các nhà sản xuất nƣớc ngoài cũng có thể xin cấp giấy chứng nhận JAS tại Bộ Nông, Lâm, Ngƣ nghiệp Nhật Bản. Ngoài ra, các tổ chức giám định chất lƣợng Nhật Bản có thể sử dụng kết quả giám định của các tổ chức giám định nƣớc ngoài do Bộ trƣởng Bộ Nông, Lâm, Ngƣ nghiệp chỉ định.

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động về kinh tế, chính trị. Các quốc gia trong đó có Nhật Bản luôn có những thay đổi về chính sách thƣơng mại, pháp luật để đối phó với sự biến động của thị trƣờng. Vì vậy, Chính phủ cần cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời cho các doanh nghiệp để

họ chủ động đối phó với những thay đổi về yêu cầu của hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản.

4.2.1.2. Có chính sách tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất

Để thâm nhập thị trƣờng Nhật Bản thì bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải vƣợt qua rào cản kỹ thuật nhƣ đã phân tích cụ thể trong Chƣơng 3. Muốn vậy, doanh nghiệp cần đầu tƣ đổi mới công nghệ sản xuất, thiết bị sản xuất, chế biến để có thể sản xuất các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khả năng đầu tƣ cải tiến công nghệ mới là hết sức khó khăn. Vì vậy, cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ để giải quyết vấn đề này.

4.2.1.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của đại diện thương mại tại Nhật Bản

Với ƣu thế nắm rõ hệ thống pháp luật của Nhật Bản, các đại diện thƣơng mại tại Nhật Bản là cầu nối tin cậy cho các doanh nghiệp xuất khẩu để tìm kiếm thông tin, điều tra thị trƣờng, tìm kiếm đối tác kinh doanh cũng nhƣ tƣ vấn doanh nghiệp đáp ứng các rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại tại Nhật Bản. Chính phủ cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đại diện thƣơng mại.

4.2.1.4. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thẩm quyền của Nhật Bản

Chính phủ có các biện pháp, kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi giải quyết khó khăn gặp phải khi xuất khẩu sang thị trƣờng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rào cản kỹ thuật trong thương mại đối với nông sản việt nam xuất khẩu sang thị trường nhật bản (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)