Các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trƣờng Nhật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rào cản kỹ thuật trong thương mại đối với nông sản việt nam xuất khẩu sang thị trường nhật bản (Trang 75 - 80)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trƣờng Nhật

sang thị trƣờng Nhật Bản

4.1.1. Nâng cao khả năng đáp ứng các rào cản kỹ thuật thương mại Nhật Bản Nhật Bản

Trƣớc những tiêu chuẩn ngày càng khắt khe hơn của Nhật Bản, muốn thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật Bản thì điều kiện tiên quyết là phải nâng cao khả năng đáp ứng các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với mặt hàng nông sản Việt Nam. Đây là yếu tố hàng đầu và bắt buộc. Trong khi đó, để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cần trình độ công nghệ cao, máy móc hiện đại cũng nhƣ chi phí đầu tƣ quy mô sản xuất lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy việc đầu tƣ đổi mới công nghệ là hết sức khó khăn. Do vậy, muốn thực hiện đƣợc điều này cần sự nỗ lực không chỉ từ doanh nghiệp xuất khẩu mà còn đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ từ nhà sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu, hiệp hội nghề đến sự hỗ trợ của Nhà nƣớc.

4.1.2. Nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu, tạo nguồn hàng xuất khẩu xuất khẩu

Do hoạt động sơ chế, chế biến, kênh tiêu thụ sản phẩm, tiêu dùng nông sản Việt Nam vẫn chủ yếu theo phƣơng thức truyền thống nên chủng loại sản phẩm chƣa đa dạng, thiếu nhãn mác để nhận diện sản phẩm. Các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam có sức cạnh tranh kém, chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu trên thị trƣờng quốc tế, chủ yếu nông sản xuất khẩu dƣới dạng

trị xuất khẩu không đƣợc cao. Bên cạnh đó, chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp còn thấp và an toàn thực phẩm chƣa đƣợc kiểm soát triệt để, giá cả bấp bênh, sản xuất kém hiệu quả, thiếu ổn định bền vững.

* Đối với mặt hàng rau quả

Sau nhiều năm xuất khẩu vào thị trƣờng Nhật Bản, sản phẩm rau, quả của Việt Nam đƣợc ngƣời tiêu dùng Nhật Bản khá ƣa chuộng và có những phản hồi khá tốt. Vì vậy, ngành rau, quả Việt Nam cần khai thác tốt lợi thế tại những thị trƣờng này. Tuy nhiên, quy mô sản xuất trong nƣớc vẫn nhỏ lẻ, nhiều vƣờn tạp, diện tích chuyên canh tập trung thấp. Tỷ lệ sản xuất rau ứng dụng tiến bộ khoa học cũng còn hạn chế. Việc này dẫn đến nguồn hàng bảo đảm chất lƣợng xuất khẩu không ổn định về số lƣợng, khiến nhiều doanh nghiệp không mạnh dạn ký đơn hàng xuất khẩu. Trong thời gian tới, để thúc đẩy xuất khẩu rau quả, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Cùng với đó là mở rộng diện tích sản xuất tập trung, nâng cao năng suất, chất lƣợng, an toàn thực phẩm, giảm giá thành; hình thành các nông trại lớn, áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp nhƣ VietGap, Global Gap... giúp nâng cao chất lƣợng sản phẩm theo hƣớng an toàn vệ sinh, tăng tỷ lệ sản phẩm đƣợc cấp giấy chứng nhận an toàn, hữu cơ...; đẩy mạnh trồng rau, quả rải vụ. Xây dựng chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và phân phối rau, quả ra thị trƣờng. Bên cạnh đó, tập trung xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các loại đặc sản đặc trƣng của từng địa phƣơng, vùng miền (xoài cát Hòa Lộc, nhãn xuồng cơm vàng Vũng Tàu, sầu riêng Ri 6 Vĩnh Long, bƣởi da xanh Bến Tre, vú sữa Lò Rèn, nho Ninh Thuận, Thanh long Bình Thuận, bơ sáp Đắk Lắk, dâu Tây Đà Lạt, …) đồng thời, đẩy mạnh công tác xúc tiến thƣơng mại, cung cấp thông tin thị trƣờng kịp thời để nông dân và doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất, xuất khẩu hợp lý.

* Đối với mặt hàng cà phê

Việt Nam đang dần khẳng định đƣợc chỗ đứng trong thị trƣờng cà phê sôi động của Nhật Bản. Do vậy cần giữ tính ổn định và quan tâm nâng cao chất lƣợng cà phê xuất khẩu hơn nữa để xây dựng thƣơng hiệu cà phê Việt Nam, nghiên cứu áp dụng kỹ thuật thâm canh cà phê ở những nơi có điều kiện sinh thái thích hợp; ghép, cải tạo hoặc tái canh bằng các giống cà phê mới, đồng thời thực hiện canh tác đúng quy trình thâm canh, tăng năng suất và chất lƣợng cà phê xuất khẩu; tiến hành thu hoạch cà phê đúng độ chín và áp dụng phƣơng thức chế biến ƣớt vào chế biến cà phê xuất khẩu.

Doanh nghiệp thu mua cà phê chỉ mua cà phê đạt tiêu chuẩn chất lƣợng với mức giá phù hợp; phƣơng thức thu mua và thanh toán minh bạch, chính xác và tiện lợi; cần quan tâm tạo mối liên kết giữa ngƣời sản xuất cà phê và doanh nghiệp xuất khẩu cà phê một cách liên thông. Đối với doanh nghiệp thu mua và sơ chế cà phê nhân xuất khẩu: Cần quan tâm đầu tƣ thêm thiết bị công nghệ chế biến cà phê đạt chất lƣợng cao; có kế hoạch xây dựng nhãn mác hàng hoá và chủ động nghiên cứu mở rộng thị trƣờng, nhất là chủ động tham gia giao dịch tại sàn giao dịch cà phê; quản lý sản xuất kinh doanh theo hƣớng kết nối sản xuất với thị trƣờng tiêu thụ cà phê bằng công nghệ mới; liên kết với hệ thống ngân hàng tài trợ cho hoạt động thu mua, chế biến xuất khẩu cà phê. Đầu tƣ nâng cấp dây chuyền thiết bị công nghệ tiên tiến, thuê chuyên gia đào tạo, chuyển giao cách thức vận hành thiết bị cho công nhân trực tiếp đứng máy, đa dạng hoá sản phẩm cà phê có chất lƣợng cao, đồng thời tăng tỷ lệ cà phê qua chế biến lên 4% - 5% sản lƣợng; tổ chức quản lý, điều hành sản xuất – kinh doanh theo các tiêu chuẩn quốc tế nhƣ ISO, HACCP…và cần chú ý đến phân khúc thị trƣờng sản phẩm cà phê.

Gạo Việt Nam khi thâm nhập vào thị trƣờng Nhật Bản thì vƣớng mắc lớn nhất là Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản rất nghiêm ngặt. gạo nhập khẩu vào Nhật Bản cần đạt hơn 500 chỉ tiêu về chất lƣợng (chủ yếu dƣ lƣợng thuộc trừ sâu). Các doanh nghiệp không thể chỉ chờ Nhật Bản xem xét nới lỏng quy chế vệ sinh an toàn thực phẩm khi nhập khẩu hàng hóa vào Nhật, mà cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lƣợng gạo Việt Nam xuất khẩu; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Bên cạnh đó, cần hƣớng tới việc sản xuất gạo theo quy trình sạch, gạo hữu cơ, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ lúa gạo; tổ chức sản xuất theo quy trình chuẩn, đồng bộ từ khâu giống, canh tác, thu hoạch, chế biến, đóng gói...áp dụng phƣơng thức sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững, doanh nghiệp và nông dân cùng xây dựng vùng nguyên liệu tập trung. Thực hiện nghiêm túc và tốt nhất các yêu cầu về sản phẩm chất lƣợng cao, nhƣ: Tiêu chuẩn về đất và nƣớc không ô nhiễm, không nhiễm kim loại nặng và các kim loại khác không vƣợt mức cho phép; không sử dụng hóa chất tổng hợp đầu vào; ghi chép nhật ký đồng ruộng thƣờng xuyên và đầy đủ; có đội ngũ kiểm tra, đánh giá chặt chẽ…

4.1.3. Nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản

Thông qua các hoạt động xúc tiến thƣơng mại để quảng bá, giới thiệu nông sản Việt Nam đến ngƣời tiêu dùng Nhật Bản. Đồng thời, qua đó thu thập, kịp thời nắm bắt những thông tin mới nhất về thị trƣờng Nhật Bản. Đặc biệt đối với các thông tin liên quan đến phƣơng thức phân phối, thủ tục xin dấu chứng nhận chất lƣợng JIS, JAS và chứng nhận về bảo vệ sinh thái (Ecomark). Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định bởi ngƣời tiêu dùng Nhật Bản rất tin tƣởng vào những sản phẩm đƣợc đóng dấu JIS, JAS.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lớn nên cân nhắc đến việc mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Nhật Bản. Điều này hết sức có ý nghĩa trong việc đƣa sản phẩm gần hơn với ngƣời tiêu dùng Nhật Bản. Đồng thời, có lợi cho doanh nghiệp trong nắm bắt những biến động của cung cầu và giá cả. Nếu chi phí cho việc mở văn phòng quá cao thì doanh nghiệp có thể cân nhắc việc thuê công ty Nhật làm đại diện cho mình.

4.1.4. Tăng cường liên doanh, liên kết trong sản xuất và chế biến hàng nông sản xuất khẩu hàng nông sản xuất khẩu

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực và thành công nhất định trong phát triển, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu nông sản, nhƣng thực tế hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhƣ: Các doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông sản có quy mô nhỏ, phân tán; Công nghệ sản xuất chủ yếu là sơ chế đơn giản, chỉ có một số rất ít sử dụng dây chuyền chế biến hiện đại; năng lực quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu còn hạn chế. Các mặt hàng nông sản chủ lực có sức cạnh tranh kém; chƣa tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu; chủ yếu nông sản xuất khẩu dƣới dạng thô nên giá trị gia tăng không nhiều. Do vậy, để khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trên việc cần thiết là tìm kiếm đối tác, doanh nghiệp liên doanh trong tổ chức chế biến, sản xuất tốt hơn, chất lƣợng cao hơn, tranh thủ vốn, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến, đây là điều mà các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam đang thiếu.

Đồng thời cần tăng cƣờng liên kết, hợp tác giữa vùng nuôi, trồng (ngƣời nông dân) với doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ngƣời sản xuất hoặc ngƣời kinh doanh thì chƣa giỏi công nghệ, ngƣời giỏi công nghệ thì không giỏi sản xuất hoặc kinh doanh nông sản. Bởi vậy, cần

phải có môi liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các bên bao gồm nhà sản xuất, ngƣời kinh doanh và các doanh nghiệp về công nghệ để có thể phát triển sản xuất và kinh doanh hàng nông sản một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rào cản kỹ thuật trong thương mại đối với nông sản việt nam xuất khẩu sang thị trường nhật bản (Trang 75 - 80)