Rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rào cản kỹ thuật trong thương mại đối với nông sản việt nam xuất khẩu sang thị trường nhật bản (Trang 59 - 70)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản

3.2.2. Rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt

khẩu của Việt Nam

3.2.2.1. Mặt hàng rau quả

Việt Nam có sự đa dạng về khí hậu, giàu tài nguyên đất đai, mạng lƣới sông ngòi chằng chịt nên thuận lợi trong việc gieo trồng nhiều loại rau quả khác nhau. Trong khi đó, ngƣời dân Nhật Bản có nhu cầu cao về mặt hàng này. Trong những năm qua, hàng rau quả đƣợc đánh giá là mặt hàng nông sản có tiềm năng lớn và có khả năng đứng vững trên thị trƣờng Nhật Bản. Các mặt hàng rau quả xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu là rau chân vịt, cải bó xôi, cà tím chiên, dƣa chuột, thanh long ruột đỏ, xoài, nấm, lá tía tô…

Bảng 3.4. Kim ngạch nhập khẩu rau quả của Nhật Bản giai đoạn 2010-2017(đơn vị tính: Tỷ USD)

Thị trƣờng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng KNNK 7,887 9,265 9,918 9,236 8,930 8,585 8,776 8,961 Trung Quốc 2,639 3,233 3,433 3,198 3,058 2,878 2,885 2,958 Hoa Kỳ 1,705 1,846 2,044 1,925 1,860 1,804 1,728 1,726 Việt Nam 0,036 0,047 0,055 0,061 0,075 0,074 0,075 0,127

Về thị trƣờng nhập khẩu, Nhật Bản chủ yếu nhập rau quả từ Trung Quốc (33% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2017); Hoa Kỳ (19,26%), Philippines (10,8%). Kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Việt Nam tuy tăng đều qua các năm nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Nhật Bản (1,41%).

Trƣớc đây, thị trƣờng rau quả tƣơi của Nhật Bản có truyền thống tự cung tự cấp, rau quả trong nƣớc đáp ứng đƣợc khoảng 70-80% nhu cầu tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, với khí hậu không thuận lợi, đất đai dành cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nhu cầu nhập khẩu rau quả của Nhật Bản cũng ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản tăng trƣởng đáng kể trong giai đoạn từ 2010 đến 2018, các mặt hàng chủ yếu có thể kể đến thanh long ruột đỏ, xoài, vải thiều, lá tía tô, mùi tây,…kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2011- 2013 đạt cao nhất do ảnh hƣởng của thảm họa kép động đất và sóng thần năm 2011 đã ảnh hƣởng đến nguồn tự cung tự cấp rau quả của nƣớc này.

Bảng 3.5. Số liệu xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn 2010-2018

(đơn vị tính: Tỷ USD) Thị trƣờng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Thế giới 0, 46 0,62 0,82 1,07 1,49 1,84 2,45 3,5 3,52 Nhật Bản 0,035 0,046 0,054 0,060 0,074 0,074 0,075 0,127 0,105 Trung Quốc 0,074 0,14 0,218 0,30 0,435 1,194 1,738 2,65 2,78

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Nhật Bản tăng đều qua các năm một phần xuất phát từ việc các doanh nghiệp Việt Nam đƣợc hƣởng rất nhiều ƣu đãi về thuế theo hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam -Nhật Bản

(VJEPA). Cụ thể, theo VJEPA, Nhật Bản đã cam kết giảm thuế đối với các mặt hàng tƣơng đƣơng với gần 84% giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Đây là cam kết cao nhất của Nhật Bản về hàng nông sản so với các nƣớc ASEAN khác mà Nhật Bản đã ký kết hiệp định tự do thƣơng mại.

Bảng 3.6. Các loại rau quả chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu vào thị trƣờng Nhật Bản năm 2017

STT Nhóm hàng Mặt hàng

1 Rau tƣơi Khoai mỡ ruột trắng hay tím, đậu bắp, bong cải xanh, cải bina, cải bó xôi, bí đỏ (loại vỏ xanh), cà tím dài, cà tím tròn, lá tía tô (tím), dƣa chuột, nấm, su su mỡ, ngô ngọt, ớ, lá tía tô

tím…

2 Quả tƣơi Chuối, thanh long (ruột trắng và ruột đỏ), xoài

3 Rau quả sấy khô hoặc muối đông

lạnh

Chuối sấy, mận muối, đậu cô ve đông lạnh, cà rốt thái miếng đông lạnh, xoài cắt lát đông

lạnh, vải đông lạnh… 4 Rau quả đóng

hộp

Dứa hộp, vải hộp, nấm hộp, chôm chôm, xoài, táo nghiền nhuyễn…

5 Rau gia vị Các loại hành và tỏi đông lạnh

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Ngày 01/10/2009, ngay khi Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam -Nhật Bản có hiệu lực, trong số 2.020 dòng thuế nông sản, Nhật Bản đã xóa bỏ ngay đối với 784 dòng, chiếm 36% tổng số dòng thuế nông sản và chiếm 67,6% giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam. Các dòng thuế có lộ trình giảm từ 3-5 năm bao gồm 14 sản phẩm có nhiều tiềm năng xuất khẩu nhƣ mì chính, đậu tƣơng, gừng, cùng các loại hoa quả là chuối, sầu riêng, chôm chôm… Kim ngạch

xuất khẩu những sản phẩm này chiếm khoảng 14% tổng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nhật Bản.

Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục giảm và loại bỏ thuế nhập khẩu đối với 72 dòng nông sản trong 7 năm và 214 dòng có lộ trình giảm và loại bỏ thuế quan trong 10 năm. Trong đó, tiêu biểu là có các mặt hàng rau, quả chế biến, ngô, sắn chế biến, các loại gia vị, nƣớc sốt là những mặt hàng mà thời gian qua các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có khá nhiều lợi thế khi xuất khẩu sang thị trƣờng này.

Nhờ vậy, dự báo mặt hàng rau quả xuất khẩu sang Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng trong những năm sắp tới.

Tuy vậy, một điểm đáng lƣu ý là mặc dù là thị trƣờng lớn thứ 2 trong 10 thị trƣờng lớn nhất của rau quả Việt Nam nhƣng Nhật Bản chỉ chiếm 3,63% (đối với năm 2017) và 2,98 % (đối với năm 2018) trong tổng giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Thấp hơn rất nhiều so với thị trƣờng Trung Quốc (tƣơng ứng 75,7% năm 2017 và gần 79 % năm 2018).

Có thể nói, rau quả nhập khẩu vào Nhật Bản đòi hỏi rất cao vấn đề an toàn thực phẩm, chất lƣợng sản phẩm, hình dáng, bao bì…An toàn thực phẩm là điều kiện tiên quyết, ƣu tiên hàng đầu của ngƣời tiêu dùng Nhật Bản. Rau quả nhập khẩu chịu sự kiểm tra rất ngặt nghèo để tránh sự lây lan dịch bệnh và sâu hại từ nƣớc xuất khẩu. Dân số Nhật Bản đang trong giai đoạn già hóa, xu hƣớng nhu cầu về hoa quả an toàn, có lợi cho sức khỏe của thị trƣờng Nhật Bản rất cao, vì vậy, tiêu chuẩn về sản phẩm rau quả càng khắt khe. Xu hƣớng cơ cấu nhân khẩu rất già của Nhật Bản ảnh hƣởng đến nhu cầu tiêu thụ rau quả của thị trƣờng này. Ngƣời già thƣờng có nhu cầu đồ ăn ít calo hơn và xu hƣớng tiêu dùng các loại rau quả nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Các loại rau quả có gắn nhãn mác nhƣ ECO, JAS… luôn đƣợc ngƣời tiêu dùng Nhật Bản tin dùng. Tâm lý chung ngƣời tiêu dùng Nhật Bản ƣa thích bao bì đẹp, đóng gói cẩn thận với kích thƣớc, tiêu chuẩn đảm bảo, tạo sự lôi cuốn, tiện dụng. Bao bì có thể tái chế, bảo vệ môi trƣờng cũng đƣợc ngƣời tiêu dùng chú ý [19].

3.2.2.2 Mặt hàng gạo

- Cơ chế chính sách quản lý nhập khẩu gạo của Nhật Bản

Nhật Bản có quỹ đất canh tác nông nghiệp ít, chi phí sản xuất nông nghiệp rất cao, cơ cấu dân số già chiếm tỷ lệ cao (khoảng 21% trong tổng dân số) và Nhật Bản có nhu cầu về tiêu thụ thực phẩm cao, chiếm bình quân khoảng 25% thu nhập cá nhân. Do vậy, Nhật Bản nhập khẩu một khối lƣợng lớn các sản phẩm nông nghiệp thực phẩm từ Hoa Kỳ, Canada, Úc, Trung Quốc và các nƣớc ASEAN. Riêng thực phẩm nhập hơn 60% để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của khoảng 127 triệu dân.

Trƣớc đây, Chính phủ Nhật Bản quy định nghiêm ngặt hạn ngạch sản lƣợng lúa gạo sản xuất trong nƣớc (khoảng 8 triệu tấn/năm), nhƣng đồng thời cũng mua lại gạo của nông dân với giá cao. Biện pháp này đƣợc thực hiện nhằm trợ cấp cho các nhà sản xuất nội địa và ngăn chặn việc giảm giá gạo trên thị trƣờng trong bối cảnh mức tiêu thụ giảm. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định dần từ bỏ chính sách bảo trợ truyền thống đối với sản xuất lúa gạo. Theo đó, các khoản trợ cấp nông dân giảm một nửa trong tài khóa 2014 và sẽ bị bãi bỏ hoàn toàn trong tài khóa 2018.

Đây là sự điều chỉnh chính sách quan trọng của Chính phủ Nhật Bản nhằm kích thích ngành sản xuất đang đƣợc bảo hộ cao trong bối cảnh các hộ nông dân ở Nhật Bản chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ

bên ngoài sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) có hiệu lực và đƣa vào thực thi.

Theo chƣơng trình điều chỉnh sản lƣợng thóc đƣợc áp dụng trƣớc đây, các hộ trồng lúa gạo sẽ đƣợc Chính phủ Nhật Bản trợ cấp 15.000 Yên/1000m2

đất canh tác. Tuy nhiên, theo quyết định nêu trên, khoản trợ cấp này bị giảm một nửa từ đầu tài khóa 2014 (kể từ ngày 01/4/2014) và bị bãi bỏ hoàn toàn vào cuối tài khóa 2018 (tính đến ngày 31/3/2019).

Cũng kể từ tài khóa 2014, Chính phủ Nhật Bản đã xóa bỏ các khoản trợ cấp cho nông dân khi bán giá gạo của họ thấp hơn các mức giá chuẩn, đồng thời triển khai hệ thống thanh toán trực tiếp cho việc bảo tồn đất nông nghiệp ở các khu vực miền núi và mở rộng trợ cấp nhằm khuyến khích các hộ nông dân chuyển dịch sang sản xuất gạo làm thức ăn gia súc.

* Cơ chế nhập khẩu gạo của Nhật Bản

Gạo có thể đƣợc nhập khẩu vào Nhật Bản theo một trong ba hình thức:

(1) Nhập khẩu tự do ngoài hạn ngạch sau khi đóng mức thuế 341 Yên/kg. Tuy nhiên, trên thực tế, hình thức này không khả thi do mức thuế 341 Yên/kg tƣơng đƣơng với mức thuế suất từ 400% đến 1000% tùy chủng loại gạo nên gạo nhập khẩu không thể cạnh tranh trên thị trƣờng Nhật Bản.

(2) Nhập khẩu trong hạn ngạch theo cơ chế tiếp cận thị trƣờng thông thƣờng. Lƣợng nhập khẩu theo cơ chế này là 582.000 tấn/năm. Theo cơ chế này, đơn vị nhập khẩu duy nhất là Cơ quan Lƣơng thực Nhật Bản (Japan Food Agency – JFA). JFA tổ chức một số cuộc đấu thầu trong năm để thực hiện đủ cam kết về số lƣợng hạn ngạch, có thể phân bổ cho riêng một quốc gia (Country Specific Quota – CSQ) hoặc cho tất cả các quốc gia cùng tham dự đấu thầu (Global Quota –GQ). Khối lƣợng gạo nhập khẩu này sẽ đƣợc

chuyển vào quỹ dự trữ quốc gia của Nhật Bản để viện trợ cho các nƣớc khác hoặc bán ra thị trƣờng sau này theo giá nội địa.

(3) Nhập khẩu trong hạn ngạch theo cơ chế mua bán song song (Simultenuos Buy/Sell – SBS). Lƣợng nhập khẩu theo cơ chế này là 100.000 tấn/năm. Theo cơ chế này, JFA vẫn giữ vai trò điều phối việc mua bán gạo. Một số ít công ty nhập khẩu và công ty bán buôn gạo đƣợc cấp phép của Nhật Bản sẽ bỏ thầu bán gạo mà họ dự kiến nhập khẩu cho JFA và mua lại số lƣợng gạo đó từ JFA để phân phối đến ngƣời tiêu dùng. Công ty nào có mức chênh lệch giữa giá bán gạo và giá mua gạo lớn nhất sẽ trúng thầu và đƣợc quyền nhập khẩu.Với cơ chế này, giá gạo mà các công ty nhập khẩu phân phối cho ngƣời tiêu dùng cũng tƣơng đƣơng với giá gạo trên thị trƣờng nội địa.

* Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Nhật Bản

Trong thời gian qua, gạo Việt Nam không xuất khẩu đƣợc sang thị trƣờng Nhật Bản làm do Nhật nhập khẩu gạo theo phƣơng thức đấu thầu chính phủ. Trong danh sách ƣu tiên nhập khẩu không có Việt Nam. Mỗi năm, Nhật Bản có khoảng 15 lần mở thầu và mỗi lần với số lƣợng vài chục nghìn tấn gạo. Hiện tại, doanh nghiệp Việt Nam chỉ tham gia những gói thầu xuất khẩu chung dành cho nhiều nƣớc (GQ).

Năm 2016, tổng giá trị nhập khẩu gạo từ thế giới của Nhật Bản đạt 47,8 tỷ Yên. Đối tác chính xuất khẩu gạo sang Nhật Bản là Hoa Kỳ (29,8 tỷ Yên chiếm tỷ trọng 62,3%); Thái Lan (13,3 tỷ Yên, chiếm 27,8%), Trung Quốc (4,1 tỷ Yên, chiếm 8,6%). Giá trị nhập khẩu gạo từ Việt Nam của Nhật Bản năm 2016 đạt 11,4 triệu Yên, chỉ chiếm khoảng 0,0024% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Nhật Bản.

Mặt khác, gạo nhập khẩu vào Nhật Bản cần phải đạt hơn 500 chỉ tiêu về chất lƣợng (chủ yếu kiểm tra dƣ lƣợng thuốc trừ sâu) do cơ quan kiểm soát

chất lƣợng nƣớc này đề ra. Nếu vi phạm quy định, doanh nghiệp sẽ phải nộp phạt. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam không dám xuất khẩu sang Nhật Bản, sau khi một lô hàng bị phạt vì phát hiện dƣ lƣợng kháng sinh cao quá mức cho phép.

Chính phủ Nhật Bản hiện cho phép nhập khẩu gạo từ Thái Lan là do ngành nông nghiệp nƣớc này đã sản xuất gạo theo mô hình cánh đồng mẫu lớn mà Việt Nam đang hƣớng đến. Doanh nghiệp xuất khẩu gạo đặt hàng ngƣời nông dân sản xuất theo những tiêu chí của những thị trƣờng nhập khẩu có tiêu chuẩn cao, trong đó có EU, Nhật Bản.

Lƣợng gạo xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2012 của Việt Nam là do Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) trúng thầu. Cùng thời điểm đó, Công ty TNHH Marubeni Việt Nam đặt hàng Công ty Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) sản xuất hơn 300 tấn gạo để xuất sang Nhật Bản.

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam nhƣ AGPPS hay Angimex đều không thể tự mình tham gia đấu thầu và bán gạo cho Chính phủ Nhật Bản, mà phải liên kết với các tập đoàn nông sản lớn của Nhật Bản tại Việt Nam. Angimex liên doanh với Kitoku-Shinryo Co., tập đoàn chuyên kinh doanh gạo có trụ sở chính ở Nhật Bản, thành lập công ty liên doanh Angimex – Kitoku từ năm 1991 và chuyển sang Công ty Trách nhiệm hữu hạn Angimex – Kitoku vào năm 2008. AGPPS bán 300 tấn gạo vào cuối năm 2012 cũng thông qua liên kết với công ty con của Marubeni, một tập đoàn kinh doanh đa ngành của Nhật Bản tại Việt Nam.

3.2.2.3. Mặt hàng cà phê

Nhật Bản đứng thứ 5 trên thế giới về nhu cầu nhập khẩu cà phê, chiếm 4,7% tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê của thế giới năm 2016, ứng với kim ngạch 1,42 tỷ USD. Năm 2016, Việt Nam là một trong năm nƣớc chính xuất

khẩu cà phê sang Nhật Bản (Brazil, Colombia, Việt Nam, Guatemala, Indonesia). Trong đó, Brazil là nƣớc đứng đầu về thị phần (31%), ứng với kim ngạch 438,89 triệu USD. Colombia đứng thứ 2, với kim ngạch 236,16 triệu USD, ứng với thị phần 16,7%. Việt Nam, Guatemala, Inodesia có các thị phần lần lƣợt là 12,8%; 10,8%; 6,3%. Hầu hết cà phê hạt của Việt Nam là Robusta, loại cà phê tƣơng đối dễ trồng, có khả năng kháng sâu, bệnh, giúp bảo đảm vụ mùa ổn định. So với loại Arabica của Brazil có vị ngọt, nhẹ và giá thành cao hơn, loại Robusta của Việt Nam cho vị cà phê đậm hơn và đôi khi hơi đắng. Khoảng cách địa lý gần cũng tạo lợi thế cho Việt Nam và cà phê Robusta của Việt Nam tại thị trƣờng Nhật Bản. Các tuyến tàu biển từ Việt Nam và các nhà sản xuất khác trong khu vực chỉ mất nửa thời gian so với cà phê Arabica từ các nƣớc Mỹ La-tinh tới Nhật Bản. Và trong số các nhà sản xuất cà phê Đông – Nam Á, thí dụ so với Indonesia, Việt Nam có cơ sở sản xuất lớn hơn nên tạo đƣợc nguồn cung ổn định hơn.

Bảng 3.7. Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản

Đơn vị tính: triệu USD

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Kim ngạch xuất khẩu 53,05 128,25 160,47 167,6 168,47 169,56 202,96 209,77

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2017 đạt 209,77 triệu USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2016 và tăng trƣởng 6% cả giai đoạn 2012-2016, Việt Nam là nhà cung ứng duy nhất trong 5 nƣớc chính có tăng trƣởng dƣơng cả giai đoạn.

Biểu đồ 3.2. Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản giai đoạn 2010-2017 (triệu USD)

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Từ Biểu đồ 3.2 có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam mức tăng tƣởng dƣơng cả giai đoạn 2010-2017. Sau 7 năm, kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng gần 4 lần (từ 53,5 triệu USD năm 2010 lên đến 209,77 triệu USD năm 2017). Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh giai đoạn 2010-2012 và tăng ổn định giai đoạn 2012-2015, sau đó tiếp tục tăng mạnh vào năm 2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rào cản kỹ thuật trong thương mại đối với nông sản việt nam xuất khẩu sang thị trường nhật bản (Trang 59 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)