Kiến nghị đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rào cản kỹ thuật trong thương mại đối với nông sản việt nam xuất khẩu sang thị trường nhật bản (Trang 82 - 90)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các kiến nghị đề xuất

4.2.3. Kiến nghị đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp đóng vai trò trực tiếp trong việc tăng khả năng đáp ứng các rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại, thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản, trong việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm xuất khẩu. Do vậy, các doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện:

4.2.3.1. Chủ động nghiên cứu thị trường

Các doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu thị trƣờng, thu thập các thông tin bao gồm cung cầu, giá cả, chất lƣợng, xu hƣớng tiêu dùng, các đối thủ cạnh tranh, nắm rõ các quy định của thị trƣờng nhập khẩu, các tập quán

tiêu dùng, hệ thống phân phối để có biện pháp thâm nhập thị trƣờng và có chỗ đứng vững chắc trong thị trƣờng Nhật Bản. Các thông tin này có thu thập thông qua khảo sát trực tiếp, đại diện thƣơng mại tại Nhật Bản, các phƣơng tiện thông tin đại chúng...Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chủ động tham gia các hội chợ xúc tiến thƣơng mại để quảng bá sản phẩm. Một số hội chợ triển lãm trong lĩnh vực thực phẩm nổi tiếng nhƣ Foodex Japan Chiba, Wine &Gourmet Japan Tokyo, Foodex Japan Tokyo [18 Tr.68]. Trong xu thế cuộc cách mạng 4.0 hiện nay, doanh nghiệp cần ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động xúc tiến kinh doanh (quảng bá sản phẩm qua website, email, skype, facebook...).

4.2.3.2. Xây dựng thương hiệu sản phẩm và đăng ký nhãn hiệu riêng cho sản phẩm xuất khẩu

Doanh nghiệp xuất khẩu nên quan tâm đến việc xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm.Việc này giúp sản phẩm đến gần hơn với ngƣời tiêu dùng, nâng cao uy tín của doanh nghiệp, xây dựng lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm của mình.Qua đó, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại của các nƣớc khác. Doanh nghiệp nên chủ động đăng ký nhãn hiệu riêng cho sản phẩm nông sản xuất khẩu của mình.

4.2.3.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu

Chú trọng thực hiện các biện pháp nâng cao sản lƣợng xuất khẩu cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng sản phẩm xuất khẩu: đầu tƣ thiết bị công nghệ, đổi mới công tác quản lý kinh doanh, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, thu hút ngƣời tiêu dùng, đảm bảo đạt theo yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế nhƣ Global Gap, JGAP. Bộ tiêu chuẩn JGAP của Nhật Bản đƣợc xây dựng vào năm 2007 bao gồm 130 tiêu chí kiểm soát đảm bảo chất lƣợng sản phẩm hàng đầu thế giới.

4.2.3.4. Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, chế biến

Ngƣời nông dân, doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu cần có sự liên kết để tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu chất lƣợng ngay từ khâu sản xuất, chế biến đến xuất khẩu. Thực hiện liên kết hiệu quả, bền vững từ cung ứng vật tƣ đầu vào, tuân thủ các quy định của nƣớc nhập khẩu. Nguồn nguyên liệu tốt phục vụ cho việc chế biến, sản xuất để cho ra sản phẩm hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của Nhật Bản.

Kết luận Chƣơng 4

Từ việc nghiên cứu ở Chƣơng 3 về thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản, đánh giá tác động của rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại của Nhật Bản với nông sản Việt Nam; Chƣơng 4 của luận văn đƣa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản, tập trung vào 4 nhóm giải pháp chính: Nâng cao khả năng đáp ứng các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản; nâng cao chất lƣợng hàng nông sản xuất khẩu, tạo nguồn hàng xuất khẩu; nâng cao hiệu quả xúc tiến thƣơng mại, phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản và tăng cƣờng liên doanh, liên kết trong sản xuất và chế biến hàng nông sản xuất khẩu. Từ việc xác định 4 nhóm giải pháp cần thiết, tác giả đề xuất kiến nghị đối với Chính phủ, các Hiệp hội ngành hàng và đối với doanh nghiệp xuất khẩu các biện pháp cụ thể để thực hiện.

KẾT LUẬN

Nhật Bản là một thị trƣờng lớn giàu tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói riêng. Trong những năm qua, thị phần hàng nông sản Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản vẫn còn khá khiêm tốn trong khi dự báo cho thấy cơ hội xuất khẩu vào thị trƣờng này là rất lớn.

Sở dĩ thị phần hàng nông sản Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản còn thấp phần lớn là do Nhật Bản có hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm với yêu cầu rất khắt khe. Các tiêu chuẩn của Nhật Bản hầu nhƣ tƣơng đƣơng, thậm chí cao hơn cả những tiêu chuẩn quốc tế thông thƣờng, nên gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trƣờng này. Nếu sản phẩm không đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn kỹ thuật, sản phẩm có thể bị từ chối nhập khẩu, tiêu hủy hoặc trả lại. Nghiêm trọng hơn, nếu trƣờng hợp vi phạm nặng hoặc phổ biến, Nhật Bản có thể sẽ tăng cƣờng các biện pháp kiểm soát hay cấm nhập khẩu đối với sảm phẩm hàng hóa tƣơng tự.

Rào cản kỹ thuật của các nƣớc nhập khẩu nói chung và Nhật Bản nói riêng có tác động hai mặt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Một mặt, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu thay đổi tƣ duy, chú trọng chất lƣợng sản phẩm, chủ động tìm hiểu, cải tiến sản xuất để nâng cao chất lƣợng sản phẩm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Nhờ vậy, tăng khả năng cạnh tranh không chỉ trên thị trƣờng Nhật Bản mà còn mở rộng, thâm nhập các thị trƣờng khác nữa. Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng gặp khó khăn khi đối mặt với rào cản kỹ thuật chặt chẽ của Nhật Bản, nhất là đối với mặt hàng nông sản. Để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, cần thiết phải điều chỉnh cơ sở sản xuất, chế biến để sản xuất những sản phẩm đạt chuẩn, đủ điều kiện xuất

khẩu sang thị trƣờng này. Tuy nhiên, để làm đƣợc điều đó, cần một chi phí đầu tƣ không nhỏ, trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông tin tiếp cận bị hạn chế.

Để thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trƣờng Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải vƣợt qua các rào cản kỹ thuật của quốc gia này. Do vậy, các doanh nghiệp không chỉ phải nghiên cứu, nắm rõ các quy định, luật pháp, tập quán thƣơng mại của Nhật Bản mà còn phải quan tâm đến nâng cao chất lƣợng sản phẩm xuất khẩu, đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật. Nhƣ vậy, muốn có một chiến lƣợc lâu dài thì doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng đầu tƣ cải tiến công nghệ, nghiên cứu, phát triển sản phẩm, xây dựng chuỗi liên kết trong xuất khẩu rau quả. Tranh thủ tối đa các ƣu đãi, sự giúp đỡ từ Chính phủ, từ Hiệp hội ngành nghề, các tổ chức xúc tiến thƣơng mại của cả Việt Nam và Nhật Bản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Bộ Công thƣơng, 2014. Những điều doanh nghiệp cần biết về hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Công thƣơng. 2. Bộ Công thƣơng, 2017.Xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Nhật Bản: Rào cản phi thuế và giải pháp. Hà Nộị : Nhà xuất bản Công thƣơng.

3. Bộ Thƣơng mại, 2000.Tài liệu tham khảo về xúc tiến thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

4. Bộ Thƣơng mại, Vụ chính sách thƣơng mại đa biên, 2000.Kết quả vòng đàm phán Urugoay về hệ thống thương mại đa biên. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

5. Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, 2001.Kinh doanh với thị trường Nhật Bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.

6. Mutrap, EU- Việt Nam, Hiệp định thƣơng mại tự do – Một số khái niệm cơ bản, Hà Nội - 2014

7. Tổng cục Hải quan Việt Nam, 2017. Niêm giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

8. Trung tâm WTO và hội nhập, phòng Thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam, Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thƣơng mại, <http://www.trungtamwto.vn/wto/hiep-dinh-ve-cac-hang-rao-ky-thuat-doi- voi-thuong-mai>.

9. Trung tâm WTO và hội nhập, phòng Thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam, Thông tin về các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đang áp dụng khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trƣờng Nhật Bản

<http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/12647-thong-tin-ve-cac-quy-dinh- tieu-chuan-va-quy-chuan-ky-thuat-dang-ap-dung-khi-xuat-khau-hang-hoa- vao-thi-truong-nhat-ban>

10. Trung tâm WTO và hội nhập, phòng Thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam, 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2018

<http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/12486-10-nhom-hang-xuat-khau- lon-nhat-cua-viet-nam-nam-2018>

11. Viện nghiên cứu Thƣơng mại-Bộ Công thƣơng, 2008, “Nghiên cứu tác động ảnh hưởng của hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT) Nhật Bản đối với xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam và giải pháp khắc phục”.

12. Th.S Nguyễn Nguyệt Nga và Th.S.Đinh Thị Phƣơng Anh, 2018,“Các tiêu chuẩn sinh thái của một số thị trƣờng trọng điểm đối với mặt hàng thanh long: thực trạng và một số giải pháp”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế : Cách mạng công nghiệp 4.0 : cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Hà Nội, tháng 8 năm 2018, trang 593 – 605.

13.TS. Lê Thị Việt Nga, TS. Phạm Minh Đạt, 2018, “Thúc đẩy xuất khẩu bền vững nông sản của Việt Nam dƣới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0,

kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế : Cách mạng công nghiệp 4.0 : cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Hà Nội, tháng 8 năm 2018, trang 684-701.

14. Nguyễn Vĩnh Kiên, 2012, “Ván đề áp dụng các quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về hải quan”.

15. Chủ nhiệm đề tài TS. Bùi Thị Lý, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, 2005.“Một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật thương mại khi doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang thị trường một số nước phát triển

16. Nguyễn Xuân Thiên, 2018, Vận dụng lý thuyết thƣơng mại vào phát triển xuất khẩu bền vững của Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế : Cách

mạng công nghiệp 4.0: cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam, Tập 2, Nhà xuất bản Hà Nội, tháng 8 năm 2018, trang 629-648.

17. Võ Thanh Thu, 2005, Quan hệ kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê.

18. Nguyễn Anh Thu, Đặng Thanh Phƣơng, 2014, Nghiên cứu các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) và hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại (TBT) hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt trên các thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu. <http://www.trungtamwto.vn/download/17148/ICB-

8_Nghien%20cuu%20SPS%20va%20TBT%20hang%20hoa%20xuat%20kha u%20cua%20VN%20phai%20doi%20mat%20tren%20cac%20thi%20truong %20xuat%20khau%20chu%20yeu.pdf>

19. Nguyễn Thị Cẩm Thủy, Phan Thị Diệu Linh, 2018, Tăng cƣờng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, số 196, Tr.57-69.

20. Đoàn Thị Bích Thủy, 2014, Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sau Hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước.

21. Nguyễn Thị Thanh Thúy, 2015, Rào cản kỹ thuật trong các nước tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và những ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

22. Phạm Quốc Trị, Trần Thị Hồng Lan, 2017, Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bảo quản chế biến nông sản sau thu hoạch, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 34, Số 1(2018), Tr23-31.

II. Tiếng Anh

23. OECD, Technical Barriers to Trade,

24. OECD, Tariffs are the tip of the iceberg: How behind the border issues impact trade<https://www.oecd.org/trade/topics/non-tariff-measures/> 25. WTO, Technical Barriers to Trade,

<https://www.wto.org/english/tratop_e/tbt_e/tbt_e.htm>

26. UNCTAD, Non –tariff measures (NTMs) applicable to biodiversity and biotrade products: Personal care, food and phytopharma sectors,

<https://unctad.org/en/PublicationsLibrary/ditcted2018d7_en.pdf>

27. Luu Tien Dung, Nguyen Thi Kim Hiep, 2018, Challenges and opportunities forsustainable agriculture development of Viet Nam in the fourth industrial revolution 4.0,Industrial revolution 4.0: Opportunities anh challenges to Viet Nam „s economic development,550-562.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rào cản kỹ thuật trong thương mại đối với nông sản việt nam xuất khẩu sang thị trường nhật bản (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)