Đánh giá tác động của rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đến hàng nông sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rào cản kỹ thuật trong thương mại đối với nông sản việt nam xuất khẩu sang thị trường nhật bản (Trang 70 - 75)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá tác động của rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đến hàng nông sản xuất

nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Nhìn chung, rào cản kỹ thuật có tác động hai mặt đến hàng nông sản Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản:

3.3.1. Tác động tích cực

3.3.1.1. Giúp doanh nghiệp nhận thức đúng tầm quan trọng của việc kiểm soát và nâng cao chất lượng của sản phẩm

Đáp ứng đƣợc những yêu cầu tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật của Nhật Bản, hàng nông sản Việt Nam sẽ thuận lợi hơn khi thâm nhập và tạo dựng vị trí trong thị trƣờng Nhật Bản. Khi đó các chi phí về nhập khẩu hàng hoá sẽ giảm bớt, các thủ tục thông quan tiến hành sẽ nhanh chóng, thuận lợi hơn và dễ dàng trong viêc phân phối, bán hàng trên thị trƣờng. Các sản phẩm đƣợc gắn nhãn chất lƣợng sẽ có đƣợc sự tin tƣởng của ngƣời tiêu dùng Nhật Bản hơn. Các rào cản kỹ thuật của các nƣớc nhập khẩu nói chung và của Nhật Bản nói riêng sẽ thúc đẩy sự thay đổi về tƣ duy về chất lƣợng sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Theo đó, các nhà xuất khẩu phải thay đổi tƣ duy từ việc chỉ tập trung vào hình thức bên ngoài của sản phẩm sang chú trọng chất lƣợng sản phẩm, đến việc đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trƣờng nhập khẩu. Từ đó chủ động hơn trong việc nắm bắt và đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật.

3.3.1.2. Tăng khả năng cạnh tranh

kỹ thuật của Nhật Bản để chú trọng chất lƣợng sản phẩm xuất khẩu, điều này giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu sang Nhật Bản một cách đáng kể. Ngƣời tiêu dùng Nhật Bản rất quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng nhƣ chất lƣợng của sản phẩm. Họ chấp nhận trả giá cao hơn nếu sản phẩm đó đƣợc chứng minh là có chất lƣợng tốt. Sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản sẽ có sức cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm cùng loại.

3.3.1.3. Mở rộng thị trường xuất khẩu

Nhật Bản là thị trƣờng có các yêu cầu khắt khe đối với chất lƣợng sản phẩm nhập khẩu. Các sản phẩm của Việt Nam nếu đáp ứng đƣợc các yêu cầu của Nhật Bản thì có thể xuất khẩu đƣợc ở đa số các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là các thị trƣờng lớn nhƣ EU, Hoa Kỳ. Chính vì vậy, ảnh hƣởng tích cực của việc đáp ứng đƣợc các đòi hỏi cao về tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản không chỉ ở chỗ duy trì đƣợc thị phần ở thị trƣờng này mà còn có cơ hội mở rộng ra các thị trƣờng khác.

3.3.1.4. Tăng khả năng đáp ứng và tăng xuất khẩu cho doanh nghiệp

Việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản buộc các doanh nghiệp và các nhà sản xuất phải chủ động đối phó, tìm giải pháp, đầu tƣ để cải tiến công nghệ sản xuất. Nhờ vậy, tăng khả năng đáp ứng và tăng sản lƣợng xuất khẩu cho doanh nghiệp trong dài hạn. Các quy định về bảo vệ môi trƣờng, về nhãn mác và các quy định về vệ sinh an toàn đƣợc quy định một cách cụ thể, rõ ràng và đƣợc thiết kế theo hƣớng từng bƣớc nâng cao khả năng đáp ứng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các hộ sản xuất cũng nhƣ các doanh nghiệp xuất khẩu có các biện pháp chủ động phòng ngừa và đối phó và vì thế sẽ có ảnh hƣởng tích cực tới khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp.

3.3.2. Những tác động tiêu cực

3.3.2.1. Bảo hộ đối với sản xuất trong nước

Số lƣợng các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật của Nhật Bản khắt khe và số lƣợng nhiều. Việc đƣa ra những tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản đối với hàng hóa nhập khẩu nói chung, nông sản nói riêng nhằm hạn chế khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp sang thị trƣờng Nhật Bản, bởi vì những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ góp phần bảo hộ cho các doanh nghiệp tại Nhật Bản tránh phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nƣớc xuất khẩu.

3.3.2.2. Làm tăng chi phí sản xuất cho nhà sản xuất và xuất khẩu

Khi một doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu điều chỉnh cơ cấu sản xuất của mình cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của thị trƣờng nhập khẩu thì chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm sẽ tăng. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp còn phải gánh chịu chi phí liên quan đến việc kiểm tra, chứng nhận hoặc kiểm tra của phòng thí nghiệm hoặc tổ chức chứng nhận; các chi phí thông tin, đánh giá tác động kỹ thuật của các quy định của nƣớc ngoài, phiên dịch và phổ biến thông tin sản phẩm, chi phí đào tạo của các chuyên gia…Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vấn đề gia tăng chi phí sản xuất cũng đặt doanh nghiệp vào hoàn cảnh khó khăn [18].

3.3.2.3. Cản trở khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp Việt Nam

Thông thƣờng, khi Nhật Bản đƣa ra các quy định về chất lƣợng, yêu cầu về nhãn mác, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trƣờng ở mức cao thì sẽ cản trở khả năng tiếp cận thị trƣờng của nƣớc xuất khẩu. Bắt đầu từ năm 2003, với ƣu thế giá rẻ, lƣợng rau sản xuất tại Trung Quốc nhập khẩu vào Nhật đã tăng rất mạnh. Rau nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 60% tổng lƣợng rau nhập khẩu từ các nƣớc của Nhật Bản. Tuy nhiên, vào năm 2006, do

sinh thực phẩm Nhật Bản nên Nhật Bản đã áp dụng quy chế chặt chẽ hơn. Do đó, từ sau thời điểm này, lƣợng nhập khẩu nhiều loại rau từ Trung Quốc bắt đầu giảm xuống.

Năm 2018 có đến 48 vụ việc sản phẩm nông sản của Việt Nam, sau khi kiểm dịch đã bị trả về vì tồn dƣ hoạt chất bị cấm hoặc các thuốc bảo vệ thực vật có hàm lƣợng cao hơn mức cho phép. Nhiều trƣờng hợp, sản phẩm bị trả về do không đáp ứng tiêu chuẩn của các nƣớc nhập khẩu nhƣng vẫn đạt tiêu chuẩn ở Việt Nam. Theo các chuyên gia trong ngành, dù đã hội nhập thƣơng mại nhiều năm nay, nhƣng có những tiêu chuẩn Việt Nam còn nhiều khác biệt so với tiêu chuẩn của các nƣớc trên thế giới. Đơn cử nhƣ vụ Nhật Bản thu hồi hơn 18.000 chai tƣơng ớt Chin-su nhập khẩu từ Việt Nam vì phát hiện tƣơng ớt có chất axit benzoic - loại chất chƣa đƣợc sử dụng trong tƣơng ớt ở Nhật. Hàm lƣợng chất này trong tƣơng ớt Chin-su bị thu hồi ở Nhật lần lƣợt 0,41g/kg với các chai có hạn dùng 10/6/2019, 0,44g/kg với hạn dùng 17/6/2019 và 0,45g/kg với hạn dùng 6/7/2019.

Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), axit benzoic (chất phụ gia chống nấm mốc) đƣợc phép sử dụng làm chất bảo quản trong các sản phẩm thực phẩm nói chung và tƣơng ớt nói riêng với liều lƣợng tối đa 1g/kg. Hiện tại, 186 quốc gia, trong đó có Nhật Bản, Việt Nam đều đang chiếu theo quy chuẩn này. Vì thế, sản phẩm vẫn đang bán bình thƣờng tại thị trƣờng Việt Nam .

Kết luận Chƣơng 3

Chƣơng 3 đề cập và phân tích tổng quan rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại của Nhật Bản đối với nông sản. Tập trung vào các vấn đề: (i) khái quát thị trƣờng Nhật Bản và thị hiếu ngƣời tiêu dùng Nhật Bản; (ii) phân tích các rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu nói chung và nông sản nói riêng mà Nhật Bản đang áp dụng; (iii) Phân tích thực trạng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản, tập trung vào các mặt hàng rau quả, gạo và cà phê; (iv) Đánh giá tác động của rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đến hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam (tích cực và tiêu cực). Nghiên cứu các vấn đề ở Chƣơng 3 rất có ý nghĩa để tác giả đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật Bản trong thời gian tới. Những vấn đề này sẽ đƣợc đƣa ra trong Chƣơng 4.

CHƢƠNG 4

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rào cản kỹ thuật trong thương mại đối với nông sản việt nam xuất khẩu sang thị trường nhật bản (Trang 70 - 75)