CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu luận văn dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, trên cơ sở quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng.
Ngoài ra, để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên và để có được những thông tin dữ liệu cần thiết, trong luận văn sử dụng nhiều phương pháp chuyên ngành, các phương pháp nghiên cứu sau đã được sử dụng:
2.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Qua nghiên cứu báo báo cáo tổng kết công tác thuế của Chi cục thuế huyện Đan Phượng trong thời gian vừa qua, tôi nhận thấy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu ngân sách của toàn Chi cục. Từ đó để nghiên cứu nội dung quản lý thuế TNDN trên địa bàn huyện Đan Phượng, TP Hà Nội, tôi lựa chọn tập trung chủ yếu nghiên cứu 4 loại hình doanh nghiệp là: Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã trên địa bàn huyện Đan Phượng, TP Hà Nội; thời gian từ năm 2011-2014. Các loại hình này đại diện cho các doanh nghiệp trong huyện, với các ngành nghề kinh doanh như: sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ,...
2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu 2.1.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp 2.1.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này bao gồm các tài liệu đã công bố của các cơ quan thống kê Trung ương, các viện nghiên cứu, các
trường đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các nghiên cứu trong và ngoài nước, các tài liệu do các cơ quan của TP Hà Nội và huyện Đan Phượng, các tài liệu xuất bản liên quan đến hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN trên địa bàn huyện Đan Phượng. Những tài liệu này được thu thập chủ yếu từ Cục thống kê TP Hà Nội, Chi cục thống kê huyện Đan Phượng, Tổng cục Thuế, Cục thuế TP Hà Nội, Chi cục thuế huyện Đan Phượng,... đều được trích dẫn đầy đủ.
Các số liệu điều tra thu thập được nhằm minh chứng cho những đánh giá về công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội.
2.1.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này bao gồm tài liệu có liên quan đến quản lý thuế TNDN như: đặc điểm các doanh nghiệp, tình hình đăng ký kê khai thuế, nộp thuế, kiểm tra, thanh tra thuế và nợ đọng thuế.
Thu thập số liệu mới được thực hiện qua các phương pháp sau:
- Khảo sát nhanh các doanh nghiệp nhằm thu thập các thông tin về sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến công tác kê khai và nộp thuế TNDN của doanh nghiệp. Từ đó, kết hợp với những quan sát thực tế, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ với đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm để đánh giá được thực trạng công tác quản lý Nhà nước về thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Đan Phượng và đề xuất một số giải pháp về quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế Đan Phượng, TP Hà Nội trong thời gian tới.
- Song song với việc phỏng vấn, khảo sát các doanh nghiệp, tôi còn kết hợp với việc quan sát trực tiếp các doanh nghiệp nhằm ghi chép lại một cách cụ thể, thực tế về các thủ tục kê khai, đăng ký nộp thuế cũng như những khó khăn trong việc kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp.
- Ngoài ra tôi còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối tượng là ban Lãnh đạo và cán bộ công chức Chi cục thuế huyện Đan Phượng có nhiều kinh nghiệm trong ngành Thuế liên quan đến công tác quản lý thuế TNDN. Thông qua phương pháp này sẽ thu thập được các ý kiến đánh giá nhận xét của các chuyên gia, những người am hiểu vấn đề nghiên cứu để đưa ra các biện pháp khắc phục.
2.1.3. Phương pháp phân tích, xử lý thông tin 2.1.3.1. Phương pháp thống kê mô tả 2.1.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế; bao gồm giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và phân tích tần số xuất hiện của các đối tượng nghiên cứu.
Thông qua các chỉ tiêu phân tích như số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân tôi sử dụng trong nghiên cứu này nhằm phân tích mức độ thu thuế, kết quả thu thuế và cơ cấu các loại thuế đã thu.
2.1.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá biến động kết quả quản lý thuế TNDN của Chi cục thuế huyện Đan Phượng theo thời gian và không gian.
Phương pháp so sánh còn sử dụng để so sánh các đối tượng nộp thuế về thực hiện chính sách thuế và quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục thuế.
2.1.3.3. Phương pháp phân tích thông tin
Hoạt động nghiên cứu sẽ kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng, trong đó phương pháp định tính đóng vai trò chủ đạo và các phân tích định lượng đóng vai trò minh họa, hỗ trợ. Việc tham vấn các chuyên gia về theo dõi đánh giá, chuyên gia đánh giá tác động là một trong những hoạt động của nghiên
cứu này.
Dựa vào các tài liệu thu thập, tiến hành phân tích, so sánh để tìm ra những khó khăn, thuận lợi và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Đan Phượng.
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở kết hợp so sánh các phương án thực hiện, tổng hợp kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm, xây dựng các giải pháp mang tính chiến lược và thực tiễn cho công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Đan Phượng.
2.1.3.4. Phương pháp chuyên gia, hội thảo
Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp, hỏi ý kiến của các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực của vấn đề cần nghiên cứu. Đây là phương pháp dựa trên cơ sở đánh giá, tổng kết kinh nghiệm, khả năng phán đoán tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu hỏi trả lời một cách khoa học. Phương pháp này được áp dụng tốt trong trường hợp xác định vấn đề xuất phát và các mục tiêu căn bản của một chương trình, một đề tài, dự báo vấn đề mới. Vì vậy, khi sử dụng phương pháp này cần lựa chọn những chuyên gia là người có tâm, có tầm; cùng một vấn đề có thể lấy ý kiến từ nhiều chuyên gia, điều này có thể thực hiện thông qua tổ chức hội thảo, hội nghị, điều tra bằng phiếu hỏi về vấn đề nghiên cứu.
Áp dụng phương pháp này, tác giả luận văn tham khảo, trao đổi ý kiến với lãnh đạo các phòng của Cục thuế Thành phố Hà Nội, lãnh đạo Chi cục thuế huyện Đan Phượng, các Đội trưởng Đội thuế Chi cục thuế huyện Đan Phượng như: Đội Kê Khai - Kế toán thuế, Đội Tuyên Truyền Hỗ trợ người nộp thuế, Đội Kiểm tra thuế,... để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu như: 1. Tình hình quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Đan Phượng trong thời gian qua như thế nào? 2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc quản lý thuế
TNDN tại Chi cục thuế huyện Đan Phượng? 3. Hoàn thiện quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Đan Phượng trong thời gian tới cần thực hiện những giải pháp nào? từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu, cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
Phương pháp này được thực hiện thông qua các hội nghị chuyên đề, các cuộc tiếp xúc làm việc trực tiếp, tiến hành trao đổi ý kiến với các nhà quản lý, các cán bộ có nhiều kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực quản lý quản lý thuế TNDN.