Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

nghiệp tại Chi cục thuế huyện Đan Phượng

3.4.1. Yếu tố khách quan

a. Hệ thống chính sách pháp luật thuế:

Quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của một nước. Ở đâu có hoạt động kinh tế hay có thu nhập đối với một tổ chức, cá nhân thì ở đó có hoạt động quản lý thu thuế. Nếu nội dung của các sắc thuế quá phức tạp, quy định không rõ ràng, thủ tục hành chính về thuế rườm rà sẽ gây khó khăn cho NNT và công chức thuế. Vì vậy, để công tác quản lý thu thuế có hiệu quả thì môi trường xã hội, môi trường pháp lý nói chung và về thuế nói riêng phải được ban hành và thực hiện một cách đồng bộ. Điều đó đặt ra cho ngành Thuế nói chung và Chi cục thuế huyện Đan Phượng nói riêng một yêu cầu, mục tiêu cấp bách là phải

hoàn thiện cơ chế quản lý thuế theo xu hướng công bằng, công khai, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả,... thể hiện trước hết ở nội dung các quy định trong chính sách phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện cho mọi đối tượng nộp thuế.

b. Người nộp thuế:

Trước hết, NNT phải hiểu sâu sắc về nghĩa vụ thuế và quyền thụ hưởng lợi ích từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; hiểu rõ về nội dung chính sách và nghiệp vụ tính thuế, kê khai và nộp thuế; nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế của mình. Nếu NNT thực sự hiểu biết pháp luật về thuế, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế sẽ cao. Ngược lại, NNT sẽ không có thái độ rõ ràng trước các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, thậm chí còn thờ ơ, khuyến khích và đồng tình. Qua nghiên cứu nhận thấy trên địa bàn huyện Đan Phượng tình trạng trốn thuế, gian lận về thuế, nợ thuế vẫn còn xảy ra khá phổ biến ở nhiều khoản thu khác nhau, nó vừa không bảo đảm công bằng xã hội và đưa quản lý thu thuế vào nề nếp.

c. Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng:

Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân với việc quản lý thu thuế chưa được quy định đầy đủ, rõ ràng trong các văn bản pháp luật sẽ dẫn đến tình trạng không có sự phối hợp, trao đổi thông tin với cơ quan thuế trong việc quản lý đối tượng nộp thuế. Sự phối hợp với các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Quản lý thị trường trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống hàng giả, trốn thuế, gian lận thuế,... sẽ có tác dụng tốt trong việc phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

d. Các yếu tố môi trường bên ngoài:

Môi trường kinh tế, chính trị - xã hội là các yếu tố tác động đến phạm vi rộng trong việc quản lý thuế. Môi trường thuận lợi sẽ tạo điều kiện thu hút

đầu tư, kích thích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả thì lợi nhuận tăng, nhờ đó sẽ nộp thuế nhiều hơn cho NSNN, tạo điều kiện cho cơ quan thuế hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn.

3.4.2. Yếu tố chủ quan

a. Cơ cấu tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức thuế:

Năng lực, trình độ và trách nhiệm của Chi cục thuế, cán bộ công chức thuế phải đáp ứng được yêu cầu quản lý, phù hợp với nền kinh tế xã hội sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý thu thuế đạt hiệu quả cao. Thể hiện ở những nội dung cơ bản sau đây:

- Tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận.

- Tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn chính sách thuế phải đáp ứng được yêu cầu nâng cao sự hiểu biết, tính tự giác trong việc chấp hành các chính sách thuế của NNT.

- Chức năng, tổ chức và quyền hạn của cơ quan thuế phải trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế.

- Cán bộ công chức thuế phải thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế. Bên cạnh đó, phải thường xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đảm bảo khách quan giữa quyền lợi của Nhà nước với quyền lợi của NNT và là người bạn đồng hành đáng tin cậy của NNT trong việc thực hiện các luật thuế.

b. Điều kiện vật chất và quy chế làm việc:

Điều kiện vật chất và quy chế làm việc đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý thu thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng. Quy

chế làm việc hợp lý, có sự phối hợp tốt giữa cán bộ công chức và giữa các bộ phận chức năng sẽ nâng cao hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, điều kiện vật chất bao gồm cả cơ sở vật chất và chế độ lương, thưởng, đãi ngộ tốt sẽ tạo điều kiện và khuyến khích cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ được tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)