CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Đan Phượng
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Đan Phượng là huyện nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc ngăn cách bởi sông Hồng. Phía Nam giáp huyện Hoài Đức. Phía Tây giáp huyện Phúc Thọ. Phía Đông giáp với huyện Từ Liêm. Địa hình của huyện chủ yếu là đồng bằng châu thổ lại được bồi đắp phù sa màu mỡ của hệ thống Sông Hồng và sông Đáy có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp,trước đây là vùng đầu nguồn của sông Nhuệ.
Đơn vị hành chính: 16 xã, thị trấn bao gồm: Thị trấn Phùng, các xã Song Phượng, Đan Phượng, Trung Châu, Thọ An, Thọ Xuân, Phương Đình, Đồng Tháp, Hồng Hà, Liên Trung, Thượng Mỗ, Hạ Mỗ, Liên Hồng, Tân Hội, Tân Lập, Liên Hà.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Đan Phượng là địa phương phát triển mạnh về công nghiệp, thương mại và dịch vụ, với tốc độ phát triển gần 30%/năm, tập trung vào các ngành chế biến lâm sản, thực phẩm, đồ uống, dệt may và sản xuất vật liệu xây dựng. Để đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển công nghiệp, Đan Phượng đã và đang tích cực triển khai xây dựng các cụm, điểm công nghiệp: cụm công nghiệp Tân Lập, cụm công nghiệp thị trấn Phùng, điểm công nghiệp Đan Phượng, Phương Đình, Liên Hà, Liên Trung, Tân Hội…
Hiện nay, trên địa bàn huyện Đan Phượng có khoảng 1.128 doanh nghiệp với đầy đủ các loại hình, trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh là
1.038 doanh nghiệp (chiếm khoảng 92%), doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác chiếm khoảng 8% và có khoảng 2.331 hộ kinh doanh cá thể. Hàng năm, số lượng các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần, công ty TNHH trên địa bàn không ngừng tăng.
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu thành phần doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đan