CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế
3.3.1. Công tác quản lý người nộp thuế
Để thu được thuế thì cần phải quản lý đối tượng nộp thuế, do vậy công tác quản lý đối tượng nộp thuế là công việc đầu tiên trong cả quá trình quản lý thuế và có ý nghĩa quyết định đến số thu vào ngân sách Nhà nước.
Để quản lý người nộp thuế TNDN, cơ quan thuế cần phải nắm được tình hình đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, kết hợp đối chiếu kiểm tra thực tế với tài liệu kê khai của người nộp thuế, tiến hành phân loại doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ để có các biện pháp quản lý thích hợp.
Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp được cấp mã số thuế cùng với giấy chứng nhận kinh doanh. Cơ quan cấp giấy chứng nhận kinh doanh chuyển hồ sơ đăng ký thuế sang cho cơ quan thuế. Trong quá trình hoạt động, nếu có sự thay đổi thì doanh nghiệp phải khai báo bổ sung, trường hợp di chuyển sang địa phương khác thì mã số thuế của doanh nghiệp vẫn được giữ nguyên.
Bảng 3.3: Tổng hợp các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đan Phượng từ 2011-2014
STT Loại hình Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1 Công ty TNHH 425 502 596 689 2 Công ty cổ phần 251 289 332 362 3 DNTN 41 43 43 43 4 Hợp tác xã 32 32 32 32 5 Khác 2 2 2 2 6 Tổng 751 868 1.005 1.128
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Đan Phượng)
Biểu đồ 3.4: Loại hình doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đan Phượng từ 2011-2014
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Đan Phượng)
Qua bảng 3.3 ta thấy, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới ngày càng tăng, số doanh nghiệp năm 2014 so với năm 2011 đã tăng 50,2%. Trong đó, loại hình công ty TNHH có số tăng nhanh và chiếm tỷ trọng nhiều nhất (61,1%) trong tổng số các doanh nghiệp.
Hiện nay, Chi cục thuế huyện Đan Phượng đang quản lý 1.128 doanh nghiệp. Chi cục đã chủ động liên hệ với Sở kế hoạch - đầu tư định kỳ nắm số
doanh nghiệp đã được cấp đăng ký kinh doanh để nắm thông tin đăng ký thuế của các doanh nghiệp. Nhờ phối hợp chặt chẽ với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh ngay từ đầu khi doanh nghiệp xin cấp đăng ký kinh doanh nên đã phát hiện ngay nhiều trường hợp có những dấu hiệu không lành mạnh như khai khống địa chỉ, trụ sở, người đứng tên điều hành công ty không đủ năng lực và trách nhiệm dân sự, không đủ trình độ quản lý để có các biện pháp chỉ đạo nhằm ngăn ngừa các hành vi trốn thuế, gian lận thuế…
Cũng nhờ thực hiện tốt việc rà soát các doanh nghiệp trên địa bàn nên Chi cục đã nắm chắc hơn số lượng doanh nghiệp giải thể, số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, số lượng doanh nghiệp rời địa bàn chuyển đi nơi khác kinh doanh, từ đó có các biện pháp ngăn chặn tiêu cực xảy ra như chỉ đạo quyết toán thuế, thu hồi hóa đơn, thông báo hóa đơn bị thất thoát, thông báo doanh nghiệp đã chuyển địa điểm chưa tìm thấy, thông báo doanh nghiệp không đến cơ quan thuế để kê khai nộp thuế…
Nhằm tăng cường công tác quản lý thuế trên địa bàn, trong những năm qua Chi cục đã triển khai hệ thống ứng dụng của ngành và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để phục vụ việc thu thập, xử lý thông tin người nộp thuế. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn, Chi cục đã từng bước triển khai hệ thống ứng dụng rộng khắp toàn đơn vị phục vụ các yêu cầu trọng tâm của công tác quản lý thuế như: Ứng dụng đăng ký và cấp mã số thuế (PIT), hệ thống ứng dụng Quản lý thuế (QLT,TMS), Ứng dụng quản lý ấn chỉ (QLAC), Ứng dụng quản lý hồ sơ (QHS), Ứng dụng phân tích tình trạng thuế, Ứng dụng Quản lý nợ thuế (QTN), Ứng dụng thanh tra kiểm tra (TTr), Ứng dụng Báo cáo tài chính (BCTC)…
Để phục vụ cho việc thu thập, xử lý và quản lý thông tin người nộp thuế, Tổng cục thuế và Cục thuế TP Hà Nội đã chỉ đạo và hỗ trợ Chi cục triển khai xây dựng hạ tầng truyền thông xuyên suốt trong toàn ngành. Nhìn chung việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế đã đem lại những hiệu quả tích cực cho công tác quản lý thuế như: góp phần tăng thu, cải tiến
quy trình quản lý thuế, cung cấp thông tin thu - nộp thuế nhanh chóng, tăng cường sự kiểm tra lẫn nhau giữa các bộ phận quản lý thu…
Bên cạnh những hiệu quả đạt được thì công tác quản lý người nộp thuế của Chi cục còn gặp khó khăn, hạn chế cần khắc phục là:
- Do số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng chỉ có ít cán bộ quản lý trực tiếp. Điều này dẫn đến công tác kiểm tra tình hình hoạt động của doanh nghiệp không sát sao. Ngoài ra còn do địa hình khu vực phân bổ của các doanh nghiệp khá phức tạp, vì vậy việc chuyên quản của các cán bộ gặp nhiều khó khăn.
- Hiện nay, cán bộ quản lý thuế đang phải đối mặt với áp lực quá tải về công việc, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công việc, hiệu quả công tác quản lý thuế.