Mục đích của tạo động lực làm việc sáng tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc sáng tạo tại viễn thông hưng yên (Trang 25 - 26)

1.2. Tạo động lực làm việc sáng tạo

1.2.2. Mục đích của tạo động lực làm việc sáng tạo

Mục đích quan trọng nhất của tạo động lực làm việc sáng tạo chính là cách tạo cho người lao động là sử dụng một cách hợp lý nhất, khai thác và phát huy một cách có hiệu quả nhất những tiềm năng của người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động. Trong một doanh nghiệp thì nguồn nhân lực là bộ phận quan trọng nhất của sản xuất, nó vừa đóng vai trò chủ thể của sản xuất nhưng đồng thời là khách thể chịu sự tác động của doanh nghiệp vừa là một khoản chi phí lớn của doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp cần phải có các biện pháp sử dụng hiệu quả người lao động thì sẽ kéo theo việc sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, giảm chi phí và hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cao hơn. Đồng thời khi người lao động có động lực làm việc thì họ sẽ say mê với công việc và nghề nghiệp của mình, do đó họ sẽ làm việc nhiệt tình hăng say hơn và có thể phát huy hết khả năng tiềm ẩn, nâng cao những khả năng hiện có của mình, nhờ đó mà những mục tiêu của doanh nghiệp sẽ được thực hiện với hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, tạo động lực làm việc sáng tạo cho người lao động chính là làm cho người lao động được thoả mãn khi làm việc trong doanh nghiệp, khiến cho họ gắn bó và trung thành với doanh nghiệp. Do đó, sự gắn bó nhiệt tình của họ cùng với những biện pháp tạo động lực tốt sẽ tăng sức cuốn hút người giỏi đến với doanh nghiệp mình, và điều đó càng góp phần tăng khả năng thành công của doanh nghiệp.

Tại sao phải tạo động lực làm việc sáng tạo cho người lao động? Sẽ khiến

người lao động không chỉ làm việc chăm chỉ hơn, mà còn đạt hiệu quả hơn, khác biệt hơn và đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp hay nói cách khác là người lao động thực hiện công việc của mình tốt hơn. Tuy nhiên, sự thực hiện công việc của người lao động phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố:

- Khả năng của người lao động.

- Môi trường thực hiện công việc (các điều kiện thực hiện công việc). - Động lực làm việc của người lao động.

Tạo động lực? Tạo động lực được hiểu là hệ thống các chính sách, biện pháp,

thủ thuật quản lý tác động đến người lao động nhằm làm người lao động có động lực trong công việc. Tạo động lực là cơ sở để khai thác tiềm năng của mỗi người lao động để phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, của xã hội.

- Đối với người lao động: Tạo động lực giúp họ tự hoàn thiện bản thân mình, cảm thấy mình có ý nghĩa trong công việc và với doanh nghiệp.

- Đối với doanh nghiệp: Tạo động lực giúp phát triển nguồn nhân lực của tổ chức, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn đội ngũ lao động của doanh nghiệp đặc biệt là người tài. Đồng thời hấp dẫn những người giỏi.

- Đối với xã hội: Tạo động lực thể hiện sự thoả mãn ngày càng cao các nhu cầu của con người, đảm bảo cho họ hạnh phúc và phát triển toàn diện, nhờ đó mà thúc đẩy xã hội đi lên góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân.

Nhà quản trị muốn nhân viên trong doanh nghiệp của mình nỗ lực hết sức vì doanh nghiệp thì họ phải sử dụng tất cả các biện pháp khuyến khích đối với người lao động đồng thời tạo mọi điều kiện cho người lao động hoàn thành công việc của họ một cách tốt nhất. Khuyến khích cả bằng vật chất và tinh thần, tạo ra bầu không khí thi đua trong nhân viên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc sáng tạo tại viễn thông hưng yên (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)