Đơn vị: Người Năm Tổng số Giới tính Trình độ Nam Nữ Trên ĐH
Đại học Cao đẳng Trung cấp
Công nhân Viễn thông Kinh tế Khác Viễn thông Kinh tế Khác Viễn thông Kinh tế Khác 2014 387 280 10 7 8 69 35 21 32 8 7 25 6 4 171 2013 400 290 11 0 8 70 35 21 32 8 7 25 6 4 184 2012 387 287 10 0 7 71 34 20 30 7 5 21 5 2 185 2011 366 282 84 5 58 32 18 35 2 1 20 6 1 188 2010 351 274 77 5 56 31 16 35 1 0 20 5 0 182 2009 348 280 68 5 58 27 16 34 21 2 0 185
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ lao động VTHY)
Tại VNPT Hưng Yên, trong 5 năm qua có sự thay đổi từ số lượng đến chất lượng và trình độ của đội ngũ lao động. Tuy nhiên, với ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực thông tin truyền thông thì sự tăng trưởng nguồn lao động có hàm lượng chất xám cao vẫn còn hạn chế so với sự thay thế của công nghệ mới và sự biến động của thị trường.
Tính tỷ lệ bằng cấp/đơn vị trực thuộc, trong đó khối văn phòng VTT, yêu cầu bắt buộc người lao động tại các bộ phận chuyên quản phải có bằng đại học trở lên là 30 người, khối văn phòng Trung tâm Kinh doanh 30 người, Trung tâm điều hành thông tin 20 người, Trung tâm CNTT 09 người. Số Trung tâm viễn thông và phòng bán hàng trực thuộc, mỗi đơn vị trung bình 2,2 lao động có bằng cấp trình độ đại học, đã cho thấy lực lượng có trình độ tại các đơn vị sản xuất là quá mỏng.
Số liệu trên cũng cho thấy trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm trên 34%, trong đó tại lĩnh vực chủ đạo (Viễn thông), lại có khá nhiều người đạt bằng cấp qua hình thức đào tạo tại chức để hoàn thiện, điều đó cũng ảnh hưởng đến năng lực làm việc sáng tạo trong doanh nghiệp.
3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực lao động cho người lao động tại Viễn thông Hưng Yên động tại Viễn thông Hưng Yên
3.1.4 Công tác tạo động lực làm việc sáng tạo tại Viễn thông Hưng Yên
Sáng tạo được coi là một nét trong văn hóa doanh nghiệp VNPT. Nó là một cặp chữ, trong năm cặp chữ truyền thống của ngành Bưu điện. Phải nói, chính chữ sáng tạo này đã làm VNPT thay đổi và phát triển ở giai đoạn những năm 1997 - 2000, khi mạnh dạn chuyển đổi từ công nghệ Analog sang công nghệ số, dưới hình thức liên doanh, hợp tác với đối tác nước ngoài. Ngay từ năm 2008, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã thực hiện các cuộc thi mang tên "Sáng tạo VNPT" và từ năm đó đến nay, sáng tạo là 1 hoạt động thường xuyên trong công tác chuyên môn của VNPT.
Tại Viễn thông Hưng Yên, đơn vị có riêng một quy chế về nội dung này, các đơn vị trực thuộc được quyền xét thưởng những sáng kiến có quy mô nhỏ, những sáng kiến được đánh giá cao hơn được gửi lên Hội đồng sáng kiến VNPT Hưng yên xét thưởng và những giải pháp sáng kiến có thể áp dụng quy mô rộng được gửi dự thi cấp Tập đoàn, trong các lần xét thưởng, đơn vị từng có giải pháp đạt giải 3 sáng tạo cấp Tập đoàn, những hoạt động này đã góp phần thay đổi cách thức làm việc tại VNPT Hưng Yên.
Trong công tác kế hoạch, VNPT hiện áp dụng phương án tính theo BSC (Quản trị theo mục tiêu thẻ điểm cân bằng), thì sáng tạo là 1 KPI chiếm trọng số từ 1 đến 2%. Yêu cầu người lao động, hàng quý đều phải đưa ra được giải pháp làm tốt hơn công việc của mình.
Bảng 3.2. Tổng hợp số liệu sáng kiến Viễn thông Hưng yên Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Số lượng sáng kiến 36 21 20 23 26 Tiền thưởng (đồng) 12.300.000 19.000.000 16.500.000 12.100.000 16.500.000 Ước làm lợi (triệu đồng) 350 250 268 289 320
Nguồn: Viễn thông Hưng Yên
3.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Viễn thông Hưng yên từ năm 2010 - 2014 2014
VNPT Hưng Yên là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hạch toán phụ thuộc vào Tập đoàn VNPT, mọi hoạt động phụ thuộc vào kế hoạch do Tập đoàn VNPT giao trong năm. Do đó, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT Hưng Yên dựa trên kết quả thực hiện so chỉ tiêu kế hoạch được giao. Đối với các VNPT tỉnh/thành phố, Tập đoàn VNPT đáng giá kết quả hoạt động chủ yếu dựa vào các tiêu chí như sau: tổng doanh thu, chênh lệch thu chi, lợi nhuận và thu nhập bình quân đầu người.