1.5.1. Các kết quả nghiên cứu có liên quan
1/Mai Anh, " Ảnh hưởng của động lực làm việc lên hiệu quả lao động tại các công ty có vốn nhà nước ở Việt nam", 2011
2/ Vũ Thị Uyên, “Tạo động lực cho lao động quản lý trong doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội đến năm 2020”, luận án tiến sĩ – Đại học Kinh tế Quốc dân, 2008
3/ Đỗ Thị Thu, “Hoàn thiện công tác tạo động lực ở Công ty TNHH Cửa sổ nhựa Châu Âu (EUROWINDOW CO, LTD)”, luận văn thạc sĩ – Đại học Kinh tế quốc dân, 2008.
4/ Trần Thị Thuỳ Linh, “Các giải pháp nhằm tạo động lực cho nguồn nhân lực chất lượng cao của Tổng công ty Hàng không Việt Nam”, luận văn thạc sĩ – Đại học Kinh tế quốc dân, 2008
5/ Vũ Quang Hưng, “Tạo động lực lao động tại Công ty Bảo Việt Sơn La”, luận văn thạc sĩ – Đại học Kinh tế quốc dân, 2010
6/ Phạm Thị Vân Anh, “Tạo động lực lao động cho giảng viên trường Đại học Tây Bắc” luận văn thạc sĩ – Đại học Kinh tế quốc dân, 2010
Ngoại trừ nghiên cứu của TS Mai Anh mang tính định hướng cho DN nhà nước trong việc phát huy vai trò của nguồn lực bên trong là một trong những lựa chọn tối ưu giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả kinh tế, phát triển bền vững và linh hoạt với các thay đổi của môi trường - Khái niệm động cơ, động lực, tạo động lực và quá trình tạo động lực, các nghiên cứu còn lại đều có các điểm chung:
- Sự cần thiết phải tạo động lực cho người lao động trong các tổ chức.
- Các học thuyết về tạo động lực cho người lao động: Mô hình phân cấp nhu cầu của A.Maslow, Mô hình động cơ của F.Herzberg, Mô hình của Mc.Celland, Mô hình của A.Patton…
- Các công cụ tạo động lực cho người lao động: Các công cụ vật chất (động lực vật chất) như tiền lương, thưởng, phụ cấp, các phúc lợi…; các công cụ tinh thần (động lực tinh thần) như điều kiện làm việc, cơ hội học tập, thăng tiến, bầu không khí của tổ chức…
- Khảo sát qua phiếu điều tra để thu thập các thông tin về công tác tạo động lực trong tổ chức, đồng thời để đánh giá mức độ hài lòng của người lao động về công tác tạo động lực.
Mặc dù có khá nhiều công trình nghiên cứu về tạo động lực lao động và giải pháp để nâng cao công tác tạo động lực lao động nhưng các công trình nghiên cứu này trong quá trình thực hiện cũng như kết quả còn một vài hạn chế, thiếu sót chủ quan và khách quan như:
- Hầu hết các tác giả của các công trình trên mới chỉ dừng lại ở việc trình bày các Học thuyết về tạo động lực cho người lao động mà chưa có sự phân tích gắn liền với điều kiện thực tế tại Việt Nam cũng như tại đơn vị mình nghiên cứu.
- Các giải pháp đưa ra còn một số mang tính chung chung, chưa gắn với thực trạng nghiên cứu nên giảm tính thực tiễn của công trình.
1.5.2. Những nhân tố tác động đến động lực làm việc sáng tạo:
Qua nghiên cứu các học thuyết trên và tham khảo một số đề tài cùng lĩnh vực trước đó, tác giả chọn mô hình của A.Patton vào đề tài nghiên cứu của mình. Với mô hình của A.Patton, khi vận dụng vào thực tiễn doanh nghiệp, tác giả phát hiện ra các yếu tố có thể tạo ra động lực làm việc sáng tạo như:
- Sự thú vị của công việc, không bị quá gò bó về mặt thời gian. - Tính thách thức của công việc.
- Có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để thử nghiệm ý tưởng. - Sự chia sẻ, làm việc nhóm.
- Môi trường làm việc được học tập và trải nghiệm
- Sự động viên khích lệ của lãnh đạo và lãnh đạo cùng hưởng ứng để đưa sáng tạo trong việc thành thường xuyên.