Thiết kế nghiêncứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc sáng tạo tại viễn thông hưng yên (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊNCỨU

2.5. Thiết kế nghiêncứu

2.5.1. Những yếu tố tạo động lực làm việc sáng tạo

Trong mỗi lĩnh vực và trong từng công việc cụ thể, thì mức độ về tạo động lực làm việc và đặc biệt làm việc sáng tạo sẽ ở các mức độ khác nhau. Chẳng hạn như trong công việc kế toán, tài chính thì đòi hỏi cao ở tính chính xác và sự chuẩn mực. Nhưng trong kinh doanh và công nghệ thì yếu tố đổi mới và sáng tạo mới làm nên sự khác biệt của doanh nghiệp, từ đó làm nên uy tín cũng như vị thế của doanh nghiệp.

Xuất phát từ lý luận trong chương I, tác giả xin đưa ra các yếu tố cụ thể để tạo động lực làm việc sáng tạo.

2.5.1.1 Yếu tố vật chất:

1. Lương, thưởng và các chế độ phúc lợi

Đây là yếu tố cơ bản để người lao động có động lực làm việc, trong yếu tố này tác giả đề cập đến sự hài lòng của người lao động trong doanh nghiệp có xứng với mức độ đóng góp của họ dành cho doanh nghiệp. Mức thu nhập hiện tại từ doanh nghiệp đó có đảm bảo cuộc sống của họ và họ có tìm các cơ hội để nâng cao thu nhập từ bên ngoài doanh nghiệp. Khi họ có giải pháp sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp có được đánh giá và khen thưởng bằng vật chất xứng đáng hay không. Bởi nếu đời sống người lao động không đảm bảo và họ thấy không thỏa đáng so với người khác và với mức độ đóng góp mà họ đã tạo ra, đương nhiên họ sẽ tìm hướng đi người tổ chức và tìm mọi giải pháp để đảm bảo và nâng cao đời sống của mình.

2. Cơ hội được đào tạo

Để đáp ứng được yêu cầu của công việc, đặc biệt để làm việc sáng tạo, thì đào tạo là một yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp. Trong yếu tố này, tác giả

quan tâm đến các vấn đề về sự chủ động của doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực trình độ của nhân viên. Sự đào tạo của doanh nghiệp có phù hợp với người lao động và công việc của họ, có khích lệ họ tự học tập thông qua sự cọ sát trong công việc, làm việc nhóm, tập huấn, diễn đàn, hội thảo,… thông qua đó nhằm đào tạo nội bộ. Trong nội dung này, tác giả cũng quan tâm đến việc những kiến thức và kinh nghiệm học được từ quá trình làm việc tại doanh nghiệp có mang lại cho người lao động sự hữu ích cho họ ở những công việc khác bên ngoài xã hội.

Bởi khi người lao động có một nền tảng kiến thức nghiệp vụ chuyên môn tốt, sự thích nghi và vận dụng ở nhiều môi trường, thì họ có sự chủ động trong việc cải thiện cái hiện tại và tìm kiếm cái mới. Điều quan trọng ở đây là doanh nghiệp cần hướng người lao động và tận dụng được sự chủ động và sáng tạo của họ cho công tác chuyên môn của mình, làm lợi cho doanh nghiệp.

3. Cơ hội thăng tiến

Đây là yếu tố quan trọng để người lao động thấy mình được doanh nghiệp coi trọng, họ nhìn thấy tương lai, triển vọng của mình trong sự phát triển của doanh nghiệp. Trong nội dung này, tác giả đề cấp đến các vấn đề bằng cấp có là yếu tố để được thăng tiến hay là nghiệp vụ chuyên môn giỏi, hay chỉ cần tự học tập và làm việc tốt và đưa ra được nhiều giải pháp sáng kiến, hay việc được lòng lãnh đạo cấp trên là được thăng tiến. Mục đích của nội dung này nhằm chỉ ra mong muốn và nguyện vọng của người lao động. Từ đó sàng lọc đội ngũ, quan tâm đến hiệu quả hơn hình thức. Bởi thực tế đã chứng minh chưa chắc người có bằng cấp cao đã là người có nhiều giải pháp, sáng kiến và mang lại hiệu quả thiết thực cho DN.

4. Điều kiện làm việc

Yếu tố điều kiện làm việc rất quan trọng để người lao động phát huy khả năng sáng tạo của mình. Trong đó bao gồm các nội dung về cơ sở vật chất để làm việc có đủ điều kiện để thử nghiệm các ý tưởng mới, bố trí thời gian làm việc có gò bó hay không, sự thách thức và hấp dẫn của công việc đang làm, những áp lực hay áp đặt của lãnh đạo. Bởi áp lực kèm theo sự khích lệ sẽ khiến người ta có động lực giải quyết khó khăn, còn áp đặt chỉ khiến người lao động bất mãn và chấp nhận

phục tùng một cách bị động. Lúc đó người ta không có động lực để sáng tạo và đổi mới. Và sự cạnh tranh của đồng nghiệp là yếu tố bắt buộc để người lao động phải thay đổi. Cuối cùng để người lao động có thấy hài lòng với môi trường này.

2.5.1.2. Yếu tố phi vật chất:

1. Sự công tâm của Lãnh đạo

Trong nội dung này để lắng nghe người lao động phản ánh lãnh đạo doanh nghiệp có hiểu đúng năng lực của họ, bố trí họ đúng người, đúng việc theo cảm nhận của họ. Lượng công việc và mức độ công việc có phù hợp với năng lực và khả năng của người lao động. Mặt khác, việc ban hành các quy chế, chế tài nội bộ của doanh nghiệp có rõ ràng và được thực hiện nghiêm túc. Đặc biệt là sự động viên, khích lệ của lãnh đạo trong trong quá trình họ giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn.

2. Quan hệ đồng nghiệp

Đây cũng là yếu tố quan trọng để người lao động có mối quan hệ tốt với doanh nghiệp. Nó thể hiện ở sự cảm nhận và ứng xử của người lao động với nhau trong công việc cũng như trong đời sống thường nhật của họ.

Ngoài ra trong nghiên cứu này cũng tìm hiểu kết quả làm việc sáng tạo tại DN mà người lao động thực hiện. Nó thể hiện ở các nội dung họ có thử nghiệm các ý tưởng mới vào công việc của họ. Những sáng kiến của họ có được DN đánh giá và khen thưởng, mức cao hơn là được vinh danh cho những dóng góp của họ và sự cảm nhận của họ khi áp dụng những giải pháp đó.

2.5.2. Mô hình nghiên cứu đề nghị và các giả thuyết:

Bằng phương pháp định tính nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu mô hình nghiên cứu trước, thực trạng tạo động lực làm việc sáng tạo tại đơn vị, sau đó tác giả điều chỉnh, bổ sung. Tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu thành phần tạo động

lực làm việc sáng tạo bao hàm bởi các yếu tố:(1)Lương, thưởng và các chế độ

phúc lợi,(2)Cơ hội được đào tạo, (3)Cơ hội thăng tiến,(4)Sự công tâm của Lãnh đạo,(5)Điều kiện làm việc,(6) Quan hệ đồng nghiệp, (7) Kết quả làm việc sáng tạo của người lao động

Các yếu tố tạo động lực

Sơ đồ 2.2. Các yếu tố tạo động lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc sáng tạo tại viễn thông hưng yên (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)