Tiêu chí đánh giá thu NSNN theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu ngân sách nhà nước theo hướng bền vững ở tỉnh quảng bình (Trang 47 - 53)

1.2. Cơ sở lý luận về thu NSNN theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh

1.2.4.Tiêu chí đánh giá thu NSNN theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh

tỉnh

1.2.4.1.Tỷ lệ thu ngân sách/GDP

Thu NSNN theo hướng bền vững trước hết phải thể hiện ở tỷ lệ thu ngân sách/GDP phải hợp lý. Tỷ lệ thu quá thấp, đương nhiên sẽ làm giảm nguồn thu cho ngân sách. Ngược lại, tỷ lệ thu quá cao sẽ ảnh hưởng xấu đến động lực của các hoạt động kinh tế, khó duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài. Từ đó ảnh hưởng xấu đến thu ngân sách.

Tỷ lệ thu ngân sách/GDP do nhà nước trung ương quyết định. Việc xác định tỷ lệ này phải căn cứ vào những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội… cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

1.2.4.2.Cơ cấu thu ngân sách

Cơ cấu thu ngân sách là tương quan, tỷ lệ giữa các bộ phận của các nguồn thu ngân sách cấu thành quỹ ngân sách, mối quan hệ giữa chúng với nhau và quan hệ với tổng thu NSNN trong một chỉnh thể thống nhất. Cơ cấu thu NSNN bao gồm các chỉ tiêu phản ánh nội dung thu NSNN được sắp xếp theo những tiêu thức nhất định gọi là tiêu thức phân loại thu NSNN, như: thu ngân sách đối với thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác… Về định lượng, các khoản mục thu NSNN được lượng hóa thông qua các số đo cụ thể bằng tỷ lệ phần trăm của từng khoản mục so với tổng thu NSNN hàng năm hoặc so với GDP. Những tỷ lệ này được gọi là tỷ trọng của từng khoản thu trong tổng thu NSNN hoặc trong GDP; thông qua đó để xác định được vị trí, quy mô của từng khoản thu so với tổng thể nền kinh tế. Từ đó, thấy được mức độ quan trọng của từng khoản thu, phản ánh sự lựa chọn, mức độ ưu tiên của Nhà nước trong cơ cấu thu, tỷ trọng các nguồn thu trong NSNN ở mỗi thời kỳ.

Cơ cấu kinh tế thể hiện tính chất và trình độ phát triển của hệ thống kinh tế một quốc gia nó được thể hiện thông qua tỷ trọng các bộ phận và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế thường được chia thành cơ cấu theo ngành, cơ cấu theo vùng, lãnh thổ và cơ cấu thành phần. Mỗi ngành, mỗi vùng, thành phần kinh tế trong điều kiện nhất định tạo ra mức tích lũy khác nhau do vậy cần có những chính sách để có thể huy động hiệu quả các nguồn lực cho phát triển. Khi cơ cấu kinh tế thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi về tỷ lệ động viên các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế.

tập trung các nguồn lực tài chính, đó là quá trình phân phối các kết quả của quá trình sản xuất, do quy mô cơ cấu kinh tế quyết định. Nếu quy mô kinh tế lớn thì sẽ mở rộng khả năng huy động từ các chủ thể trong xã hội.

Về cơ cấu, thu NSNN mang tính bền vững phải có một tỷ lệ áp đảo các nguồn thu từ thuế đánh vào các hoạt động kinh tế trong nước (thu nội địa), phải đạt trên 75% tổng thu ngân sách, trong đó thu nội địa từ thuế, phí và lệ phí đạt khoảng 66% không kể các yếu tố như; Các khoản thu chịu nhiều tác động của các yếu tố ngoại sinh như (thuế XNK, dầu mỏ,…) phải chiếm tỷ trọng nhỏ; Các khoản thu không thường xuyên (như thu từ đất đai, thu bán tài sản công…) cũng phải chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu NSNN. Một NSNN bền vững, xét về phía nguồn thu, phải dựa chủ yếu vào các khoản thu từ thuế đánh trên nền tảng các hoạt động kinh tế trong nước. Ðể bảo đảm NSNN bền vững thì thu NSNN cũng cần được đẩy mạnh, đặc biệt thực hiện cơ cấu lại NSNN theo hướng tăng thu từ kinh tế trong nước, giảm dần sự phụ thuộc nguồn thu từ tài nguyên, dầu thô và XNK bởi các khoản thu này khó bền vững do phụ thuộc nhiều vào biến động thị trường thế giới. Nếu tỷ suất thu thuế, phí trực tiếp từ các hoạt động kinh tế trong nước chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu NSNN cũng cho thấy chính sách thuế tuy có phần yếu kém, thiếu cơ sở bền vững, không ngăn chặn các hành vi tăng trưởng không bền vững, tăng trưởng bằng mọi giá... từ đó, không góp phần thúc đấy kinh tế phát triển bền vững thì cuối cùng cũng làm mất tính bền vững của NSNN, vừa không đóng góp làm tăng một cách hợp lý quy mô thu NSNN, cải thiện tích cực phần tỷ trọng các nguồn thu có tính bền vững trong kết cấu thu NSNN, cần sớm được hoàn thiện để ổn định bền vững nguồn thu NSNN nhưng hệ thống thuế đó cũng khá ưu ái đối với các doanh nghiệp.

Tốc độ tăng thu ngân sách phải ở mức hợp lý, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội. Điều này sẽ đảm bảo được tỷ suất huy động nguồn thu từ nền kinh tế vào NSNN, nhằm đạt mục tiêu ổn định mức đóng góp về thuế, phù hợp với khả năng, nội lực nền kinh tế cũng như đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của ngân sách, không để xảy ra tình trạng thu từ thuế không đủ chi thường xuyên của nhà nước. Nếu tốc độ tăng thu ngân sách lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra gánh nặng về thuế với nền kinh tế, điều này có thể sẽ dẫn đến kìm hàm động lực phát triển của nền kinh tế. Ngược lại nếu tốc độ tăng thu ngân sách thấp so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguy cơ thu không đủ nhu cầu chi tiêu và bội chi ngân sách.

1.2.4.4.Tính công bằng trong chính sách ngân sách

Ngân sách được xem là bền vững khi gánh nặng thuế và các lợi ích do các chương trình chi tiêu của Chính phủ có sự công bằng và bình đẳng giữa các thế hệ khác nhau. Sẽ là không công bằng nếu chính sách ngân sách đem lại lợi ích cho thế hệ này song lại làm gia tăng gánh nặng thuế cho các thế hệ tiếp theo, tăng thu trong thời kỳ này mà làm ảnh hưởng tới nguồn thu cho NSNN trong tương lai.

Cần phải đảm bảo được rằng các thế hệ người dân là người nộp thuế trong tương lai không phải đối mặt với các nghĩa vụ thuế mà bản thân họ không thể chấp nhận được khi Chính phủ thực hiện các chương trình chi tiêu hiện tại. Một chính sách ngân sách bền vững cũng cần phải “đảm bảo phân bổ nguồn lực quốc gia một cách công bằng giữa các thế hệ khác nhau trong tương lai”. Chính sách ngân sách khi xét về yếu tố bền vững cần phải đảm bảo được yêu cầu là các chương trình chi tiêu ngân sách và huy động nguồn thu qua thuế có sự công bằng cả trong phạm vi một thế hệ dân và giữa các thế hệ dân khác nhau trong tương lai.

Việc lượng hoá để xác định mức độ công bằng thường khó hơn so với việc xác định khả năng cân đối ngân sách. Thực tế hiện nay cho thấy không có một định nghĩa nào về “sự công bằng” được tất cả mọi người chấp nhận cùng sử dụng. Liệu những người dân thuộc các thế hệ trong tương lai có nên phải gánh chịu một nghĩa vụ thuế cao hơn khi mà họ giàu có hơn hay không? Trách nhiệm của các thế hệ trong tương lai đối với những người dân đang sống nên như thế nào là phù hợp? Các nhà hoạch định chính sách thường gặp phải rất nhiều trở ngại khi tiến hành đánh giá về tính công bằng giữa những người thụ hưởng và người nộp thuế khác nhau trong cùng một thế hệ.

Tính bền vững luôn đi cùng yếu tố công bằng. Ngân sách sẽ không bền vững nếu không có được sự công bằng. Sự phân bổ nguồn lực không công bằng sẽ không duy trì được bền vững trên cả giác độ kinh tế và chính trị. Trên giác độ chính trị, những người phản đối sự gia tăng thuế trong tương lai sẽ có nhiều phản ứng tiêu cực phản đối sự gia tăng gánh nặng thuế quá mức xuất phát từ các nghĩa vụ phát sinh từ các chính sách mà Chính phủ đã thực hiện trong quá khứ. Về khía cạnh kinh tế, sự phồn thịnh của một quốc gia sẽ bị hạn chế do sự gia tăng thuế sẽ kéo theo các tác động tiêu cực làm giảm sút nỗ lực làm việc, ảnh hưởng xấu đến tiết kiệm và tổng mức đầu tư trong nền kinh tế.

1.2.4.5.Đảm bảo cán cân ngân sách cơ bản

Cán cân ngân sách cơ bản chính là chênh lệch giữa thu thường xuyên và chi thường xuyên của NSNN. Nếu thu thường xuyên bằng chi thường xuyên, ngân sách cơ bản được cân bằng, không có thâm hụt, cũng không có thặng dư. Nếu thu thường xuyên lớn hơn chi thường xuyên, ngân sách cơ bản có thặng dư. Nếu thu thường xuyên nhỏ hơn chi thường xuyên, ngân sách cơ bản bị thâm hụt (thâm hụt ngân sách cơ bản). Cán cân ngân sách cơ bản được đảm bảo, sẽ làm tăng khả năng thanh toán của NSNN. Theo thông lệ, thu

thường xuyên bằng tổng thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu ổn định theo luật của NSNN, không kể tiền vay mới phát hành. Chi thường xuyên bao gồm tất cả các khoản chi của NSNN (kể cả chi trả lãi) trừ chi đầu tư phát triển.

1.2.4.6.Hiệu lực của bộ máy thu

Tổ chức bộ máy quản lý thuế là một khâu quan trọng trong công tác quản lý thuế, bao gồm việc xác định cơ cấu tổ chức bộ máy và phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý, nhằm xây dựng hệ thống quản lý thuế khoa học, phù hợp, đảm bảo tính thống nhất, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chức năng quản lý thuế nhằm thực thi chính sách, pháp luật thuế một cách nghiêm minh, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào NSNN.

Ở một số nước trên thế giới, cơ chế quản lý hành chính nhà nước tại địa phương độc lập với quản lý chuyên môn của từng ngành kinh tế. Như vậy, quản lý thuế cũng hoàn toàn độc lập với hoạt động của chính quyền địa phương và tổ chức bộ máy quản lý thuế không nhất thiết phải theo địa giới hành chính, mà có thể tổ chức theo vùng, hoặc trong một tỉnh, thành phố có thể tổ chức nhiều Cục …. Nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của bộ máy, bảo đảm phục vụ đối tượng nộp thuế và quản lý thu thuế nhanh, kịp thời. Ở nước ta, cơ chế quản lý hành chính Nhà nước Việt Nam theo cơ chế quản lý theo địa giới hành chính gồm các cấp: Trung ương, Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, xã. Cơ quan thuế là cơ quan Nhà nước thực hiện việc quản lý nhà nước về thuế, do đó công tác quản lý thuế cũng phải tuân theo nguyên tăc quản lý hành chính nhà nước. Vì vậy, cơ cấu tổ chức quản lý thuế được tổ chức theo 3 cấp: Cấp Trung ương (Tổng cục Thuế); Cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (Có Cục Thuế tỉnh, thành phố); cấp quận, huyện (Có Chi cục Thuế quận, huyện). Riêng cấp xã, không có tổ chức cơ quan thuế độc lập mà chỉ tổ chức bộ phận quản lý thuế tại xã, phương (hoặc

liên xã, liên phường) thuooch Chi cục Thuế quận, huyện. Công tác thuế cũng gắn chặt và phục vụ hoạt động của chính quyền địa phương.

Bộ máy quản lý thuế có vai trò quyết định đến sự vận hành toàn bộ hệ thống thuế. Bộ máy quản lý thuế được tổ chức hơp lý, thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý thuế thì sẽ phát huy được tối đa hiệu lực của toàn bộ hệ thống thuế và hiệu quả quản lý sẽ cao

Tổ chức bộ máy thu nộp gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, chống được thất thu do trốn, lậu thuế sẽ là nhân tố tích cực làm giảm tỷ suất thu NSNN mà vẫn đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NSNN.

1.2.4.7.Sử dụng nguồn thu minh bạch, hiệu quả

Luật NSNN hiện hành vẫn chưa có quy định hằng năm, các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách và các cấp ngân sách khi quyết toán ngân sách phải kèm theo thuyết minh kết quả thực hiện ngân sách gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cấp mình. Trên thực tế, ngân sách nhà nước luôn phải công khai, minh bạch các khoản thu, chi.

Thu NSNN được sử dụng để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước và chi cho đầu tư phát triển. Do đó, nguồn thu được sử dụng minh bạch, hiệu quả sẽ góp phần nuôi dưỡng nguồn thu, đảm bảo tính bền vững của thu ngân sách. Kiểm soát tốt việc chi ngân sách để hạn chế tham nhũng, tiêu cực trong sử dụng NSNN.

1.3.Kinh nghiệm của một số địa phương thực hiện thu NSNN theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu ngân sách nhà nước theo hướng bền vững ở tỉnh quảng bình (Trang 47 - 53)