Phương pháp luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu ngân sách nhà nước theo hướng bền vững ở tỉnh quảng bình (Trang 64)

Luận văn sử dụng phương pháp luận để nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu thu NSNN theo hướng bền vững ở Quảng Bình trước hết phải kế thừa được những kết quả nghiên cứu của những người đi trước. Vì vậy, tác giả luận văn đã rất cố gắng trong việc tìm hiểu những tài liệu khoa học viết về thu NSNN và phát triển bền vững. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, luận văn xây dựng, hoàn thiện khung lý luận về thu NSNN theo hướng bền vững. Tác giả cũng rất chú ý nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương trong thu NSNN theo hướng bền vững, không chỉ để phân tích các vấn đề ở các chương sau, mà còn để kiểm nghiệm khung khổ lý thuyết đã được xây dựng.

Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả luận văn đã xuất phát từ việc nghiên cứu hai phạm trù cơ bản của đề tài là thu NSNN theo hướng bền vững với phát triển kinh tế bền vững. Trên cơ sở đó, luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ bản chất, nội dung, điều kiện thực hiện sự gắn kết giữa thu NSNN với phát triển kinh tế bền vững.

Phương pháp luận đòi hỏi vừa đòi hỏi phải xây dựng khung khổ lý thuyết để nghiên cứu nhưng khung khổ đó cần được kiểm nghiệm bằng thực tiễn. Do đó, luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong thực hiện thu NSNN theo hướng bền vững để kiểm nghiệm khung khổ lý

thuyết đã được xây dựng. Đồng thời, việc nghiên cứu thu NSNN trong các mối quan hệ qua lại với các quan hệ chính trị, xã hội; quan hệ giữa Quảng Bình với cả nước; quan hệ trong nước với quốc tế... Các quan hệ đó luôn được xem xét trong sự vận động, biến đổi…

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu Phát triển kinh tế gắn với thu NSNN theo hướng bền vững ở Quảng Bình không được xuất phát từ tình cảm, nguyện vọng của tác giả, mà phải xuất từ những điều kiện khách quan và chủ quan, do các quy luật khách quan chi phối. Tác giả cố gắng nghiên cứu một cách toàn diện nhưng trong đó hết sức quan tâm đến nhân tố bên trong vì nhân tố này giữ vai trò quyết định. 2.2.Các phương pháp cụ thể được sử dụng để thực hiện luận văn

*Phân tích và tổng hợp

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích trong cả 5 chương. Mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “tại sao”? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều được hiều một cách thấu đáo, cặn kẽ. Trên cơ sở đó, phương pháp tổng hợp được sử dụng để có được cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tượng.

Ở Chương 1, từ việc phân tích rất nhiều công trình khoa học, tìm ra những yếu tố hợp lý liên quan đến đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng phương pháp tổng hợp để khái quát những kết quả nghiên cứu của các công trình đó; chỉ ra những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu.

Trong Chương 1, để xây dựng khung khổ lý thuyết về thu NSNN theo hướng bền vững, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp đã được sử dụng. Để xây dựng lý thuyết về thu NSNN theo hướng bền vững, luận văn đã phân tích những khái niệm cơ bản: NSNN, thu NSNN… rồi tổng hợp lại để đưa ra khái niệm thu NSNN theo hướng bền vững. Từ khái niệm đó, tác giả luận văn tiếp tục phân tích các nhân tố ảnh hưởng và tổng hợp lại để đưa

ra nội hàm và các điều kiện thu NSNN theo hướng bền vững.

Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp được sử dụng ở Chương 3 nhằm phân tích mức độ bền vững của thu NSNN ở Quảng Bình theo các nội dung lý luận đã được nghiên cứu ở chương 1. Trên cơ sở đó, tác giả đã tổng hợp lại, đưa ra những đánh giá khái quát về những thành tựu và hạn chế của Quảng Bình trong thu NSNN theo hướng bền vững.

Ở Chương 4, cặp phương pháp này tiếp tục được sử dụng. Xuất phát từ cơ sở lý luận ở chương 1, thực trạng ở chương 3, luận văn đã tổng hợp lại để đưa ra những quan điểm và giải pháp nhằm đảm bảo thu NSNN ở Quảng Bình trong những năm tới thật sự bền vững.

*Lô gich và lịch sử

Là phương pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của hoạt động phát triển kinh tế gắn với thu NSNN theo hướng bền vững theo một trình tự liên tục và nhiều mặt. Sử dụng phương pháp này yêu cầu phải đảm bảo tính liên tục về thời gian, làm rõ các điều kiện và các mối liên hệ đa dạng của thu NSNN theo hướng bền vững với các vấn đề khác. Đồng thời đặt thu NSNN theo hướng bền vững trong mối quan hệ tương tác qua lại, thúc đẩy hoặc cản trở lẫn nhau trong quá trình phát triển. Bằng phương pháp này có thể cho ta bức tranh khoa học của các hoạt động phát triển kinh tế gắn với thu NSNN theo hướng bền vững đã diễn ra ở địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Khi trình bày các thực trạng thu NSNN ở Quảng Bình, luận văn đã chú ý đến sự vận động “logich” của các hoạt động phát triển kinh tế trên các khía cạnh khác nhau liên quan tới thu NSNN theo hướng bền vững, chỉ ra xu hướng vận động có tính chất quy luật của chúng, loại bỏ các chi tiết không cơ bản. Luận văn sử dụng phương pháp logic để xem xét, nghiên cứu ra các quan hệ giữa các hoạt động kinh tế với thu NSNN theo hướng bền vững dưới dạng

tổng quát, nhằm chỉ ra bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động. Phương pháp logic sử dụng các luận điểm khoa học trong tư duy nhằm lý giải, đánh giá và rút ra những kết luận từ thực tiễn về các hoạt động kinh tế, các chính sách nhà nước liên quan tới thu NSNN theo hướng bền vững ở Quảng Bình.

*Trừu tượng hóa khoa học

Để sử dụng phương pháp này, tác giả luận văn đã phải loại bỏ những hiện tượng bề ngoài, những yếu tố ngẫu nhiên, những quan hệ không bản chất để tập trung vào những yếu tố và quan hệ bản chất của các sự vật và hiện tượng, hình thành các phạm trù, quy luật, rồi sau đó vạch rõ mối liên hệ giữa bản chất và hiện tượng.

Luận văn nghiên cứu thu NSNN theo hướng bền vững ở Quảng Bình vừa dựa trên những nguyên lý chung mà địa phương nào cũng phải thực hiện, vừa phải tính đến đặc thù của từng địa phương. Đó là mối liên hệ phổ biến được thể hiện ở các hoạt động kinh tế, các chính sách nhà nước có quan hệ chặt chẽ với thu NSNN theo hướng bền vững. Thu NSNN theo hướng bền vững phải nắm được khuynh hướng vận động, biến đổi tương lai của nó, đồng thời cần nhận thức rõ, có rất nhiều nhân tố tác động theo xu thế phá vỡ tính bền vững. Do đó, thu NSNN theo hướng bền vững là công việc rất khó khăn, phức tạp.

Bằng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, tác giả luận văn đã bỏ qua nhiều nhân tố không quan trọng; chỉ ra những quan điểm và giải pháp quan trọng nhất cần thực hiện để thu NSNN ở Quảng Bình những năm tới thật sự bền vững.

*Các phương pháp nghiên cứu định lượng

về số lượng của hoạt động thu NSNN, vạch ra tính quy định thuộc về bản chất thu NSNN theo hướng bền vững. Luận văn sử dụng phương pháp thống kê để làm rõ thực trạng, chỉ ra các ưu nhược điểm trong thu NSNN theo hướng bền vững và đề xuất các giải pháp đảm bảo thu NSNN theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

2.3.Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

*Nguồn số liệu thực hiện luận văn

Nguồn dữ liệu để thực hiện luận văn: Luận văn tham khảo các Báo cáo về thu ngân sách của tỉnh Quảng Bình và của các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Đồng thời, luận văn còn sử dụng các thông tin thu thập được từ các sách, báo và các trang web có tư liệu liên quan đến công trình nghiên cứu.

*Phương pháp xử lý số liệu

Từ số liệu thu thập được qua các nguồn, trong quá trình nghiên cứu Luận văn, chúng tôi đã kết hợp phân tích định tính và phương thức định lượng để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thu NSNN theo hướng bền vững trong mối tương quan của các yếu tố khác và sự tác động qua lại trong quá trình phát triển.

Thu NSNN theo hướng bền vững được xem xét trong mối quan hệ hữu cơ, gắn bó ràng buộc của nhiều yếu tố tác động qua lại lẫn nhau và được thực hiện trong quy luật phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn cụ thể. Phương pháp phân tích được sử dụng để loại bỏ những số liệu không đáng tin cậy. Những con số được sử dụng trong luận văn là những bằng chứng tin cậy của những kết luận mang tính định tính.

những vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên cứu, tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác phát triển kinh tế gắn với thu NSNN theo hướng bền vững ở Quảng Bình.

Chương 3

THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1.Điều kiện tự nhiên và thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình sau 25 năm tái lập tỉnh sau 25 năm tái lập tỉnh

3.1.1.Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng

Quảng Bình là một tỉnh miền Trung Việt Nam, cách Hà Nội 500 km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.200 km về phía Nam, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (với 201 km đường biên giới), phía Đông giáp Biển Đông (với 116 km bờ biển); có Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo thông thương với Lào và Thái Lan. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là: 8.065 km2; đến năm 2013 dân số hơn 860.000 người; lao động có trên 500.000 người.

Quảng Bình nằm trên trục hành lang phát triển kinh tế Đông Tây từ biển Đông Việt Nam với Lào, Đông Bắc Thái Lan và các nước thuộc khu vực Trung -Nam Châu Á, có lợi thế trong chiến lược phát triển trục hành lang kinh tế Đông - Tây. Với vị trí địa kinh tế là cửa ngõ phía Đông của cả vùng Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan và Myanma, Quảng Bình rất có lợi thế trong xuất khẩu hàng hóa với các đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP); kết nối thị trường trong nước với khu vực và thế giới.

Quảng Bình là nơi giao thoa giữa 2 miền Nam - Bắc Việt Nam với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông khá đồng bộ, có sân bay, cảng biển, đường bộ, đường sắt, đường sông. Sân bay Đồng Hới có các chuyến bay đến Hà Nội (1 giờ bay) và TP. Hồ Chí Minh (1 giờ 20 phút bay). Năm 2014, sân bay

Đồng Hới sẽ mở đường bay quốc tế Đồng Hới - Đài Bắc (Đài Loan). Hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện (Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc - Nam) chạy dọc theo chiều dài của tỉnh. Quảng Bình có Cửa khẩu quốc tế Cha Lo, có Cảng biển nước sâu Hòn La có thể đón tàu 3-5 vạn tấn ra, vào.

Đi theo chiều ngang của tỉnh có Quốc lộ 12A nối biển Đông qua Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo với Lào; từ cảng biển Hòn La, qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo, qua cầu Hữu nghị 3 qua sông Mê Kông nối với Thái Lan, Myanmar và các nước Nam Á chỉ với khoảng 350 km. Nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây, Quảng Bình sẽ trở thành tỉnh có đầu mối quan trọng thông thương ra khu vực và thế giới về giao lưu buôn bán, hợp tác phát triển và là cửa ngõ kinh tế phía Đông của cả vùng Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan và Myanma - một vùng có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển.

Quảng Bình có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển.

Về phát triển du lịch. Với chiều dài dọc bờ biển là 116 km có nhiều bãi

tắm đẹp như: Vũng Chùa - Đảo Yến (nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp), Đá Nhảy, biển Nhật Lệ, biển Hải Ninh... có điều kiện thuận lợi để xây dựng các tổ hợp nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế. Đặc biệt, Quảng Bình có Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, có giá trị nổi bật nhất về địa chất, địa mạo đá vôi phức tạp ở khu vực Đông Nam Á với những hang động đẹp nổi tiếng như: động Phong Nha, động Thiên Đường và động Sơn Đoòng - hang động lớn nhất Thế giới (được tạp chí Business Insider xếp vào danh sách 12 hang động kỳ vĩ nhất thế giới). Quảng Bình được mệnh danh là “Vương quốc hang động” nơi tiềm ẩn nhiều điều mới lạ và hấp dẫn như động Phong Nha, hang Tiên Sơn, Hang Tối, Hang E, Hang Vòm... Động Phong Nha thực sự nổi bật với chiều dài gần 8 km, chủ

yếu là sông ngầm, được đánh giá là một trong những cảnh quan đẹp nhất với các đặc trưng: có sông ngầm đẹp nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, có hồ nước ngầm đẹp nhất, có hang khô rộng và đẹp nhất, có hệ thống thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ nhất. Ngoài ra, Quảng Bình còn có suối nước khoáng Bang có nhiệt độ sôi tự nhiên lên đến 1050C, chất lượng khoáng tốt, có thể sản xuất nước giải khát cao cấp và chữa bệnh; với địa thế đẹp có thể xây dựng vùng này trở thành khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và chữa bệnh rất tốt.

Quảng Bình là vùng đất giao thoa văn hoá 2 miền Bắc - Nam. Lịch sử hình thành, đấu tranh dựng nước và giữ nước còn lưu giữ được nhiều di tích văn hoá lịch sử, những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể kết hợp phát triển nhiều loại hình du lịch. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nhân dân Quảng Bình đã góp phần hun đúc và đắp xây nên truyền thống kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm; cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất. Nơi đây đã sản sinh ra biết bao nhiêu người con nổi tiếng mà cuộc đời và sự nghiệp của họ đã góp phần làm thay đổi diện mạo lịch sử của đất nước, như: Lễ Thành Hầu Thượng Đẳng Thần Nguyễn Hữu Cảnh - người đi mở cõi phía Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều người con ưu tú khác. Gắn liền với 2 cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, Quảng Bình có nhiều di tích lịch sử cách mạng. Đường Hồ Chí Minh có giá trị đặc biệt cả về tâm linh và danh thắng thu hút được khách du lịch như Đường Trường Sơn huyền thoại, Cổng Trời, Khe Gát, hang Tám Cô, phà Xuân Sơn, Long Đại, Quán Hàu, ngã tư Thạch Bàn - Bang....

Với những tiềm năng, lợi thế về du lịch nói trên, Quảng Bình đã được chuyên mục du lịch của tờ The New York Times (Mỹ) bình chọn đứng thứ 8, trong top 52 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới và là điểm đến hấp dẫn nhất Châu Á năm 2014. Đây là một ghi nhận đáng khích lệ đối với du lịch Quảng Bình trong thời gian tới.

Với những điểm và quần thể du lịch biển và ven biển, khu vực Phong Nha- Kẻ Bàng, suối Bang có thể kết nối khai thác để phát triển du lịch rất hiệu quả, đưa đến cho du khách những trải nghiệm bất ngờ, có thể thể biến tiềm năng thành hiện thực.

Về tài nguyên rừng, đất rừng: Với hơn 632.000 ha đất lâm nghiệp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu ngân sách nhà nước theo hướng bền vững ở tỉnh quảng bình (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)