Thu NSNN bền vững là một trong những điều kiện đảm bảo phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu ngân sách nhà nước theo hướng bền vững ở tỉnh quảng bình (Trang 104 - 130)

4.2. Những quan điểm chủ yếu về thu NSNN theo hướng bền vững ở tỉnh

4.2.1. Thu NSNN bền vững là một trong những điều kiện đảm bảo phát

triển bền vững của Quảng Bình

Trong cơ chế thị trường, nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh. Tài chính là công cụ hết sức quan trọng để thực hiện vai trò đó. Tính bền vững của thu NSNN là cơ sở, điều kiện đảm bảo phát triển bền vững của Quảng Bình. Vì vậy, thu NSNN theo hướng bền vững phải được quan tâm đặc biệt. Đây phải được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Quảng Bình trong những năm tới.

4.2.2.Tạo lập đồng bộ các điều kiện đảm bảo tính bền vững của thu ngân sách

Tính bền vững của thu ngân sách phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố. Đó là môi trường kinh doanh; hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các doanh

nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; cơ cấu thu ngân sách; chính sách thu ngân sách; hiệu lực bộ máy thu; sử dụng nguồn thu… Do đó, để đảm bảo tính bền vững của thu ngân sách Quảng Bình phải giải quyết đồng bộ cùng lúc nhiều vấn đề; phải tạo lập những tiền đề cần thiết.

4.2.3.Thu NSNN bền vững là trách nhiệm của các ngành, các cấp trong tỉnh, trong đó ngành tài chính giữ vai trò quyết định

Thu NSNN theo hướng bền vững phụ thuộc vào nhiều nhân tố nên việc thực hiện sẽ rất khó khăn, phức tạp. Do đó, để thực hiện thu NSNN theo hướng bền vững đòi hỏi phải có sự tham gia của các ngành, các cấp trong tỉnh. Tuy nhiên, do chức năng, nhiệm vụ của mình, ngành tài chính phải chịu trách nhiệm chính.

4.3.Các giải pháp đảm bảo thu NSNN theo hướng bền vững ở tỉnh Quảng Bình

4.3.1.Thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế như SXKD, từ đó tạo nguồn thu ổn định, vững chắc cho NSNN

4.3.1.1.Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động SXKD

Từ trước tới nay, các giải pháp tăng cường công tác thu NSNN trên địa bàn chủ yếu tập trung tận thu ngân sách mà ít đề cập đến việc phải làm sao để tạo nguồn thu và nuôi dưỡng nguồn thu. Tạo nguồn thu và nuôi dưỡng nguồn thu cũng tức là phải duy trì mức tăng trưởng cao, cơ cấu hợp lý. Để thực hiện mục tiêu đó, chính quyền tỉnh Quảng Bình cần phải điều tiết các hoạt động kinh tế của Tỉnh. Một trong những công cụ quan trọng để điều tiết chính là ngân sách. Thu ngân sách vì thế cũng có những tác động không nhỏ tới sự phát triển của chính các nguồn thu. Có những quan điểm cho rằng tận thu ngân sách có thể gây cản trở sự phát triển của nền kinh tế. Một mức huy động hợp lý sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bình thường, thậm chí

khuyến khích, nâng cao tốc độ phát triển. Luận văn thống nhất quan điểm coi chính sách thu cũng là một biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu cho NSNN. Trên quan điểm đó, tỉnh cần xây dựng, sử dụng ngân sách như một công cụ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt là việc sử dụng ngân sách tỉnh cho những mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư những ngành mang tính chất định hướng, những ngành cung cấp dịch vụ công, những ngành mũi nhọn, thế mạnh…

Tạo nguồn thu và nuôi dưỡng nguồn thu từ DNNN, khu vực đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng số thu NSNN trên địa bàn là rất quan trọng. Ngoại trừ những DNNN do trung ương quản lý mà tỉnh không tác động được, các DNNN địa phương trong giai đoạn tới cần được nâng cao hiệu quả SXKD. Cụ thể giai đoạn tới tỉnh cần hoàn thành cổ phần hóa, tư nhân hóa một bộ phận doanh nghiệp làm ăn thua lỗ; doanh nghiệp còn lại cần sắp xếp lại, đầu tư mới nâng cao hiệu quả sản xuất, từ đó tăng nguồn thu NSNN.

Tiếp tục nâng cao sức hấp dẫn, thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian tới, nâng cao nguồn thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Xu thế mở cửa tạo ra cơ hội lớn cho tỉnh thu hút đầu tư. Tỉnh Quảng Bình cần hoàn thiện môi trường đầu tư trong thời gian tới.

Cần có biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu giàu tiềm năng nhất, khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh, sự quan tâm đặc biệt. Nhìn vào mức độ và nhịp độ phát triển cũng như mức đóng góp của khu vực này… Tỉnh Quảng Bình có nhiều khu công nghiệp, nhiều làng nghề truyền thống. Đặc điểm chủ yếu của các làng nghề truyền thống vẫn là khu vực vừa và nhỏ, bởi vậy sức cạnh tranh kém. Hơn thế công tác sản xuất manh mún nhỏ lẻ, khó kiểm soát. Do đó tỉnh Quảng Bình cần tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trong thời kì tới 2016 - 2020.

Cần có chính sách khuyến khích đầu tư lớn. Bằng cách nới lỏng, tinh giản cơ chế cho vay, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư lớn vào sản xuất bằng chính các công cụ ngân sách (có thể là giảm nộp ngân sách cho những doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới…). Hiện nay thủ tục cho vay các ngân hàng nhà nước còn rườm rà, gây cản trở lớn đối với doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Vừa đảm bảo nhu cầu tối cần thiết về sự an toàn, lại vừa tạo cơ chế thông thoáng, khuyến khích các doanh nghiệp vay mở rộng SXKD là không đơn giản. Để đáp ứng yêu cầu phát triển, tỉnh cần có những nỗ lực nghiên cứu, cải cách thích hợp trong thời gian tới.

Tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất. Đẩy mạnh việc giao đất, lấp đầy các khu, cụm công nghiệp,… Nâng cao sự thông thoáng trong cơ chế, thủ tục hành chính. Cải tổ công tác đấu thầu, nâng cao sự thông thoáng trong đấu thầu, cho thuê đất SXKD. Cần đẩy mạnh biện pháp xử lý tội nhũng nhiễu, tiêu cực trong đấu thầu, gây cản trở tới việc giao mặt bằng đến tay các doanh nghiệp.

Thực hiện tốt đấu thầu công khai, minh bạch nhằm khuyến khích tư nhân đầu tư vào các dự án lớn, kể cả những dự án phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ công… Trên thực tế, nhiều lĩnh vực trước đây thường chỉ giao cho Nhà nước làm thì nay tư nhân đã có thể tham gia. Bởi vậy thực hiện công tác đấu thầu sẽ tạo cơ hội phát triển các doanh nghiệp tư nhân có qui mô lớn mạnh, trung bình, giúp nâng cao tiềm năng thu NSNN.

4.3.1.2.Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế dựa trên tiềm năng, thế mạnh của tỉnh

Quảng Bình là một tỉnh có thế mạnh về biển, rừng và du lịch, phải làm sao phát huy tối đa những tiềm năng này, đề ra phương hướng đi lên từ chính sức mạnh nội tại. Quảng Bình phải đưa du lịch trở thành mũi nhọn phát triển

kinh tế.

Để du lịch Quảng Bình hướng tới sự phát triển bền vững, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Cần có quy hoạch tổng thể về du lịch một cách bài bản, rõ ràng làm cơ sở cho sự đầu tư và phát triển bền vững.

Trước hết, cần phải xây dựng chiến lược phát triển du lịch không chạy theo tốc độ, số lượng mà đảm bảo sự ổn định và chất lượng, có định hướng và kế hoạch cụ thể, chi tiết, chia thành nhiều giai đoạn. Trước mắt cần tiến hành nghiên cứu, khảo sát và quy hoạch các tài nguyên du lịch để có thể chủ động đưa vào khai thác; tiếp tục nâng cấp những điểm du lịch đã hoạt động có hiệu quả; triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng cơ bản tại các điểm du lịch có tiềm năng phát triển ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Về lâu dài, cần xây dựng một cách đồng bộ hệ thống tuyến, điểm du lịch, hình thành các tuyến du lịch liên huyện, xuyên tỉnh, liên tỉnh để Quảng Bình thực sự trở thành trung tâm du lịch của dải đất Miền Trung.

Thứ hai là công tác đầu tư phát triển du lịch cần được chú trọng với tiêu chí phát triển nhanh nhưng phải hướng tới sự bền vững. Muốn nâng cao sức hấp dẫn và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch thì phải có sự đầu tư thỏa đáng. Nhưng trước khó khăn của tỉnh là nguồn ngân sách có hạn, ngành du lịch phải có chiến lược đầu tư hợp lý, đầu tư có trọng điểm để đảm bảo hiệu quả. Quảng Bình có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái, du lịch lịch sử - văn hóa và du lịch nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, ở mỗi loại hình du lịch, trước mắt chỉ có thể ưu tiên đầu tư từng phần, từng điểm. Chẳng hạn, trong đầu tư xây dựng các điểm du lịch lịch sử - văn hoá, cần chú trọng tôn tạo một số di tích như khu di tích gắn với các lễ hội truyền thống; Trong đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú, xác định TP. Đồng Hới điểm nghỉ đêm chính để xây dựng các cơ sở lưu trú. Về khai thác tài nguyên du lịch biển, biển Nhật Lệ

đã được du khách gần xa biết tiếng cần được tiếp tục hoàn thiện về cơ sở vật chất và dịch vụ; một số bãi tắm như Đá Nhảy cần được đưa vào khai thác... Tại các điểm du lịch này cần tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ, đào tạo nhân lực, bảo vệ cảnh quan môi trường, tổ chức các hoạt động quảng bá du lịch... Về các tuyến du lịch, trước mắt có thể đầu tư phát triển một số tuyến du lịch liên huyện như tuyến du lịch tâm linh: Viếng mộ Đại tướng (Vũng Chùa, Đảo Yến, Quảng Trạch), thăm nhà Đại tướng (Lệ Thủy), Đền tưởng niệm liệt sỹ Trường Sơn bến phà Long Đại (Quảng Ninh), Hang Tám cô (Bố Trạch); tuyến du lịch thăm Di sản thiên nhiên thế giới: Động Phong Nha, Hang Sơn Đoòng, Động Thiên đường…)..

Vốn đầu tư cho phát triển du lịch cần huy động từ nội lực lẫn ngoại lực. Để thu hút nguồn lực từ bên ngoài, Quảng Bình cần có cơ chế thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó có thể kêu gọi sự tài trợ của các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, đây chỉ một giải pháp hiệu quả trước mắt. Về lâu dài, chúng ta phải dựa vào nội lực là chính. Làm sao để đến một lúc nào đó có thể lấy nguồn thu từ du lịch tiếp tục đầu tư cho phát triển du lịch. Trong tỉnh cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các ban ngành, doanh nghiệp, coi công tác phát triển du lịch là trách nhiệm chung của cộng đồng. Nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành du lịch là không đủ, mà cần có sự phối hợp đồng bộ từ nhiều ban, ngành liên quan, kết hợp có hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và các nguồn lực từ các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển du lịch theo chủ trương xã hội hoá phát triển du lịch.

Thứ ba là công tác xúc tiến, quảng bá du lịch cần được tiến hành có trọng tâm và bài bản hơn. Đó là tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền quảng bá trên nhiều phương tiện như báo chí, truyền hình, internet... để có thể đưa hình ảnh của mình đến với du khách một cách thường xuyên cũng như nâng cao ý thức cộng đồng trong việc phát triển du lịch. Bên cạnh việc quảng

bá thương hiệu thu hút du khách, cần có những biện pháp tích cực trong công tác tuyên truyền về giữ gìn cảnh quan môi trường sinh thái, chuyên nghiệp hóa các dịch vụ du lịch để xây dựng hình ảnh Quảng Bình xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện, mến khách; thường xuyên tổ chức và quảng bá rộng rãi các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội có quy mô nhằm thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng trong và ngoài nước. Điều căn bản nhất là phải tạo được uy tín, sự tin cậy trong lòng du khách thì mới có thể phát triển bền vững, lâu dài. Chính sự trở lại của du khách là sự quảng bá hữu hiệu và trung thực nhất.

Thứ tư là chú trọng xây dựng hệ thống dịch vụ giải trí. Quảng Bình cần kết hợp khai thác tài nguyên thiên nhiên và yếu tố nhân tạo cho phát triển du lịch. Nếu chỉ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên sẵn có thì không thể phát triển du lịch một cách hiệu quả và bền vững. Điều đó có nghĩa là các hoạt động giải trí phải được tổ chức thường xuyên và hấp dẫn, loại hình phong phú tránh nhàm chán, tạo nên một phong cách riêng vì khách du lịch luôn có nhu cầu khám phá cái mới, cái độc đáo, đặc sắc của từng vùng miền, nếu không họ sẽ không quay trở lại.

Quảng Bình là một trong những tỉnh có vùng biển rộng và bờ biển dài, hội tụ được nhiều lợi thế về tiềm năng kinh tế biển. Dọc bờ biển của tỉnh Quảng Bình có 5 cửa sông chính tạo nguồn cung cấp phù du sinh vật có giá trị cho việc phát triển nuôi trồng và chế biến nguồn lợi thủy hải sản. Vùng ngoài khơi của biển có hệ thống gồm 5 đảo nhỏ tạo ra những vịnh có vị trí thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động liên quan đến kinh tế biển như vận tải biển, phát triển kinh tế hàng hải và du lịch biển đảo ở Hòn La. Bên cạnh đó, bờ biển của tỉnh có nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng trong và ngoài nước để thu hút khách du lịch. Ngoài ra, vùng biển của tỉnh Quảng Bình còn có một số ngư trường rộng lớn với nhiều loại hải sản quý hiếm như tôm hùm, mực, hải sâm... Bên cạnh đó, vùng ven biển còn có tiềm năng rất lớn về các loại sa khoáng quý

hiếm như titan và cát thạch anh, đặc biệt cát thạch anh là một loại nguyên liệu để sản xuất thủy tinh cao cấp xuất khẩu. Như vậy, có thể thấy những tiềm năng của biển đảo là điều kiện rất thuận lợi để tỉnh Quảng Bình phát triển các lĩnh vực kinh tế tổng hợp về biển.

Tỉnh cần phải dựa trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng thế mạnh từ biển đảo, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại nhằm tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.

Với những tiềm năng thế mạnh của vùng biển đảo, tỉnh Quảng Bình phải trở thành một trong những tỉnh có sự phát triển cao về các lĩnh vực kinh tế biển như vận tải biển, thủy sản và du lịch biển đảo. Quảng Bình là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên biển dồi dào, nhưng đến nay chưa khai thác được nhiều, các lĩnh vực kinh tế biển của tỉnh phát triển chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng của biển đảo. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển kinh tế biển, còn rất nhiều khó khăn cần phải giải quyết và khắc phục. Đề xuất những giải pháp khai thác thuận lợi và khắc phục khó khăn đòi hỏi sự phối hợp của cả Nhà nước, doanh nghiệp và ngư dân.

Nhà nước cần đề ra cách chính sách để đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ. Khuyến khích các thành phần kinh tế có kinh nghiệm sản xuất, có năng lực tài chính, có khả năng quản lý, đóng tàu công suất lớn, hiện đại có đủ điều kiện hậu cần dịch vụ, thông tin liên lạc, neo đậu trú bão, dự báo ngư trường để bám biển dài ngày và khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế cao để xuất khẩu.

Về phía Tỉnh, chú trọng xây dựng các cơ sở chế biến thủy sản với công nghệ hiện đại, sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chất lượng vệ sinh và an toàn thực phẩm theo yêu cầu quốc tế.

Về phía doanh nghiệp, cần đa dạng hóa các sản phẩm nhờ ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực của các nhà máy chế biến, giúp cho việc cung cấp thủy sản xuất khẩu được thực hiện một cách liên tục, phong phú và chất lượng cao. Qua đó nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm và cũng là một biện pháp để duy trì, mở rộng thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu ngân sách nhà nước theo hướng bền vững ở tỉnh quảng bình (Trang 104 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)