Tình hình thu NSNN theo hướng bền vững ở Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu ngân sách nhà nước theo hướng bền vững ở tỉnh quảng bình (Trang 58 - 61)

Đà Nẵng rất quan tâm đến thu ngân sách theo hướng bền vững. Nhờ đó, ngân sách thành phố có bước phát triển khá vững chắc và góp phần quan trọng vào thực hiện các chức năng của nhà nước địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong 4 năm, từ 2009 - 2012, tổng thu NSNN thành phố đã tăng từ 13.430.672 triệu đồng lên 17.937.731 triệu đồng, tăng 33,56%.

Bảng 1.2. Thu NSNN ở Đà Nẵng

Đơn vị: Tỷ đồng

Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng thu 13,430 16,580 19,826 17,937 16,801 A. Thu cân đối 12,869 15,930 19,008 16,951 16,801 I. Thu nội địa: Trong đó 5,602 9,307 10,938 6,746 8,612

- So với năm trước (%) 166 118 62 128

1) DNNNTW 737 841 859 955 1,124

- So với năm trước (%) 114 102 111 118

2) DNNN ĐP 103 148 139 112 118

- So với năm trước (%) 144 94 81 105

3) DN có vốn ĐTNN 509 760 904 887 1,653

- So với năm trước (%) 149 119 98 186

4) Khu vực ngoài quốc

doanh 677 1,280 1,724 1,478 2,126

- So với năm trước (%) 189 135 86 144

5) Thu về nhà, đất 2,633 5,055 5,764 1,767 2,021

- So với năm trước (%) 192 114 31 114

II. Thu Hải quan: 2,594 2,105 2,588 2,347 2,097

- So với năm trước (%) 81 123 91 89

Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách thành phố Đà Nẵng hàng năm và tính toán của tác giả (http://taichinh.danang.gov.vn/cktclist.do?cktcCmId=3)

Bước vào những năm bản lề của kế hoạch 5 năm (2011-2015), trong bối cảnh nền kinh tế đất nước và thành phố đang gặp nhiều khó khăn, vai trò

của NSNN hơn bao giờ hết là cực kỳ quan trọng trong việc phục hồi và tăng trưởng nền kinh tế. Đây là cơ sở quan trọng để Thành phố ổn định kinh tế, tạo đà đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội Thành phố theo Nghị quyết số 33 của Bộ Chính trị.

Tổng thu ngân sách của Đà Nẵng trong giai đoạn 2009-2013 đạt trên 84.000 tỷ đồng, tăng thu bình quân 16%/năm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng. Năm 2013, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 16.801 tỷ đồng, tăng 25% so với 2009.

Thu nhà đất là khoản thu chiếm tỷ trọng khá lớn trong thời gian qua và đây là nguồn thu một lần, các khoản thu này được dồn vào cho đầu tư cơ sở hạ tầng (những khoản đầu tư một lần). Tổng thu ngân sách từ các khoản nhà, đất của Đà Nẵng trong giai đoạn 2009-2013 đạt trên 17.000 tỷ đồng, chiếm 42% so với tổng thu nội địa. Hơn 15 năm chia tách trở thành đô thị loại 1 thuộc Trung ương, Đà Nẵng vươn lên trở thành mô hình phát triển đô thị hiện đại. Có thể thấy rằng nguồn thu chính từ nhiều năm nay của thành phố Đà Nẵng có thể khẳng định là từ khai thác quỹ đất.

Có thể thấy cơ cấu trong thu nội địa vẫn chưa thật bền vững. Cụ thể, thu từ thuế và phí tuy có tốc độ tăng trưởng khá cao (15%/năm), nhưng tỷ trọng thu mới chiếm 56% tổng thu nội địa. Đây là tỷ lệ còn thấp so với một ngân sách bền vững (để đảm bảo tính bền vững thì nguồn thu thuế từ giá trị gia tăng do SXKD mang lại phải chiếm tỷ trọng khoảng 70 - 80% tổng thu nội địa).Trong khi đó, thu từ tiền sử dụng đất lại chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu nội địa. Riêng trong năm 2012, do thị trường bất động sản bị đóng băng nên thu từ nguồn đất chỉ đạt 1.540 tỷ đồng (bằng 44% kế hoạch năm), còn những năm trước thị trường bất động sản hoạt động bình thường, nguồn thu này chiếm ngang bằng hoặc cao hơn cả thu từ thuế và phí (tốc độ tăng thu

bình quân là 26,5%/năm).Thực tế này chỉ ra hạn chế lớn của nền kinh tế thành phố, đó là tốc độ phát triển SXKD chậm hơn tốc độ phát triển từ thị trường bất động sản và khai thác tài nguyên (nếu không phải vậy thì chỉ còn nguyên nhân bị thất thu do trốn lậu thuế với tỷ lệ khá lớn).

Thành phố rất quan tâm nuôi dưỡng và phát triển các nguồn thu nhằm đảm bảo tiềm lực tài chính thành phố đủ mạnh để chủ động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội. Đà Nẵng đã tập trung phát triển nguồn thu từ SXKD của các thành phần kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp dân doanh (chiếm đến gần 25% nguồn thu từ thuế, phí trong giai đoạn vừa qua). Thực hiện đồng bộ và nghiêm minh các luật thuế, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế hành chính đối với những đối tượng vi phạm luật, trốn lậu thuế, chiếm dụng thuế. Có chính sách đột phá để các sản phẩm phục vụ dịch vụ (du lịch, thương mại, tài chính, đào tạo, khám chữa bệnh,…), các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như phần mềm, cao su, xe hơi, máy điện… được phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng để góp phần tăng thu mạnh cho ngân sách.

Tiếp tục phát triển nguồn thu từ đất, tài nguyên, công sản để đầu tư tiếp cho hạ tầng đô thị: cần thiết phải đẩy mạnh hình thức đấu giá bán quyền sử dụng đất, thuê đất, tài nguyên, tài sản công… để tăng nguồn thu cho ngân sách. Rà soát, xử lý thỏa đáng các dự án bất động sản, các khu đô thị mới, nhà xã hội đã được giao cho nhà đầu tư nhưng chậm hoặc chưa triển khai nhằm đảm bảo lợi ích của thành phố và người dân bị thu hồi đất. Thực hiện thu hồi lại toàn bộ hoặc một phần đất đã giao, bán hoặc cho thuê đối với các chủ đầu tư đến nay chưa triển khai, triển khai không đảm bảo tiến độ hoặc không đủ năng lực tài chính thực hiện dự án.

đã có các giải pháp hữu hiệu nhằm chống các hiện tượng trốn thuế của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, mà phổ biến là không sử dụng hóa đơn bán hàng (do thói quen của người tiêu dùng không yêu cầu hóa đơn). Thực trạng này dẫn đến doanh nghiệp và người tiêu dùng vừa làm thất thu thuế GTGT (có lợi cho người tiêu dùng), vừa làm giảm doanh thu, đồng thời phù phép đẩy chi phí tăng lên để kết quả kinh doanh luôn trong tình trạng thua lỗ, hoặc có lãi chút ít (có lợi cho doanh nghiệp). Và doanh nghiệp lại lần nữa không đóng thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc chỉ đóng khoản thuế không đáng kể. Đây thực chất cũng là hình thức chuyển giá của các doanh nghiệp trong nước.

Đà Nẵng cũng đã chủ trương điều chỉnh hợp lý chi tiêu công nhằm quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính ngày càng lành mạnh và hiệu quả hơn; đồng thời góp phần kiềm chế lạm phát vốn rất nhạy cảm của nền kinh tế đất nước.

Đổi mới cơ cấu chi ngân sách thành phố theo hướng ưu tiên sử dụng nguồn vốn ngân sách để đầu tư vào các dự án kết cấu hạ tầng quan trọng, hạ tầng phục vụ cho các ngành công nghiệp công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn (các khu công nghệ thông tin, khu công nghệ cao). Tăng tỷ lệ xã hội hóa đối với các dự án phục vụ cho phát triển các dịch vụ (như các siêu thị, trung tâm thương mại, các khu vui chơi, công viên, khu thi đấu thể dục thể thao, các trung tâm khám và chữa bệnh hiện đại,…). Từng bước giảm dần tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách quá lớn như hiện nay (cao hơn 2,3 lần so với chi thường xuyên). Tăng dần tỷ trọng chi thường xuyên một cách hợp lý, đặc biệt ưu tiên tăng chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, dạy nghề, sự nghiệp y tế, sự nghiệp khoa học - công nghệ, sự nghiệp môi trường, an sinh xã hội... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu ngân sách nhà nước theo hướng bền vững ở tỉnh quảng bình (Trang 58 - 61)