Tỷ lệ thu ngân sách/GDP và tốc độ thu ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu ngân sách nhà nước theo hướng bền vững ở tỉnh quảng bình (Trang 85)

3.3. Đánh giá tính bền vững của thu NSNN tỉnh Quảng Bình

3.3.1. Tỷ lệ thu ngân sách/GDP và tốc độ thu ngân sách

Tỷ suất thu NSNN so với GDP là cơ cấu thu quan trọng nhất phản ảnh mức độ động viên thu NSNN đối với nền kinh tế hay còn gọi là mức gánh nặng về thuế của nền kinh tế.

Tốc độ tăng trưởng GDP là chỉ tiêu có tác động trực tiếp tới mức độ động viên thu NSNN hàng năm. Tốc độ tăng trưởng có liên quan trực tiếp đến tốc độ tăng thu. Nếu như trong năm tài chính, các điều kiện về phát triển kinh tế - xã hội không có gì thay đổi so với năm trước thì có thể khẳng định là tốc độ tăng thu NSNN sẽ ngang bằng với tốc độ tăng GDP.

tăng trên 2 lần, góp phần quyết định tăng quy mô NSNN để đảm bảo nguồn lực tài chính cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh.

Bảng 3.1. Tổng thu và tỷ suất thu NSNN so với GDP của tỉnh Quảng Bình

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

GDP (Tỷ đồng) 10.621 12.439 15.372 17.344 19.667

Tốc độ tăng GDP danh nghĩa (%) 18 17 24 13 13

Tổng thu NSNN (Tỷ đồng) 1.180 1.504 2.042 1.998 2.392

Tốc độ tăng thu NSNN (%) 25 27 36 -2 20

Tỷ lệ động viên thu NSNN (%) 11 12 13 12 12

(Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Bình 2013)

Tuy nhiên, tốc độ tăng thu NSNN và tốc độ tăng trưởng kinh tế là không đồng đều. Qua các năm 2009, 2010, 2011 và 2013, tốc độ tăng thu NSNN cơ bản đều cao hơn hẳn tốc độ tăng GDP, riêng năm 2012 do tình hình SXKD của các doanh nghiệp đặc biệt khó khăn, cộng với chính sách miễn, giảm, giãn thuế của Nhà nước nên tốc độ tăng thu NSNN thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng GDP và số thu ngân sách năm 2012 cũng thấp hơn so với thực hiện năm 2011.

Tốc độ tăng trưởng GDP cho thấy Quảng Bình đã duy trì được mức độ tăng trưởng phù hợp, quy mô GDP tăng liên tục và đây là cơ sở cho việc đảm bảo nguồn thu ổn định và bền vững. Mặt khác, qua các năm tốc độ tăng thu ngân sách có xu hướng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều này thể hiện hoạt động SXKD của doanh nghiệp đã có hiệu quả hơn, đồng thời Tỉnh đã có các biện pháp mạnh mẽ nhằm chống thất thu, chống nợ đọng thuế.

Biểu đồ 3.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu NSNN của tỉnh Quảng Bình

(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm) 3.3.2.Cơ cấu thu ngân sách

3.3.2.1 Cơ cấu thu ngân sách theo nguồn hình thành

Để xem xét tính chất ổn định của nguồn thu NSNN, cần phân loại thu NSNN theo các khoản thu có tính chất ổn định, phát sinh từ các hoạt động kinh tế tại địa phương và các khoản thu phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Cùng với sự tăng trưởng về số thu, cơ cấu nguồn thu NSNN đã thay đổi theo chiều hướng tích cực, trong đó thu nội địa (kể cả thu tiền sử dụng đất) ngày càng tăng và trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN.

Bảng 3.2. Kết quả thu ngân sách theo nguồn hình thành tỉnh Quảng Bình

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng thu NSNN trên địa bàn (tỷ đồng) 1.180 1.504 2.042 1.997 2.392 1. Thu nội địa (tỷ đồng) 1.114 1.331 1.863 1.722 2.025 - Thu nội địa không kể tiền sử dụng đất

(tỷ đồng) 864 1.011 1.267 1.260 1.610

Tỷ trọng thu nội địa (không kể tiền sử

dụng đất) so với tổng thu (%) 73 67 62 63 67

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Tỷ trọng tiền sử dụng đất so với tổng thu

(%) 21 21 29 23 17

2. Thu XNK (tỷ đồng) 66 173 179 275 367

Tỷ trọng thu XNK so với tổng thu (%) 6 12 9 14 15

(Nguồn: Báo cáo quyết toán hàng năm)

Thu nội địa là khoản thu cơ bản của NSNN. Trong 5 năm qua số thu nội địa có xu hướng biến động tích cực và tăng dần qua các năm. Đến năm 2013, tổng thu nội địa đã tăng hơn gấp đôi so với năm 2009. Cụ thể qua các năm như sau:

Năm 2009 tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là 1.180 tỷ đồng, đạt 131% dự toán giao, tăng 25% so với năm 2008, trong đó tổng các khoản thu nội địa 1.114 tỷ đồng đạt 137% dự toán giao và tăng 38% so với năm trước. Thu XNK 66 tỷ đồng đạt 78% dự toán và bằng 84% so với năm trước. Phần lớn các khoản thu đều tăng so với dự toán, một số khoản thu tăng cao như thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thu lệ phí trước bạ, thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thu thuế thu nhập cá nhân, thu phí, lệ phí, thu tiền sử dụng đất, phí bảo vệ môi trường.

Năm 2010 là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm (2006-2010) và chiến lược 10 năm (2001-2010). Tổng thu NSNN trên địa bàn là 1.504 tỷ đồng, đạt 139% dự toán giao, tăng 27% so với năm 2009, trong đó thu nội địa là 1.331 tỷ đồng, đạt 133% dự toán giao, tăng 19% so với năm 2009. Trong đó, tăng thu từ thu tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu cân đối (chiếm 31%), đạt 320 tỷ đồng, đạt 158% dự toán giao, tăng 28% so với năm 2009, thu hải quan 173 tỷ đồng, đạt 211% so với dự toán giao, tăng 162% so với năm 2009. Thu từ khu vực ngoài quốc doanh mặc dù chiếm tỷ trọng chưa cao, 22% trong tổng thu cân đối nhưng vượt kế hoạch đề ra.

Tổng thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là 227 tỷ đồng, đạt 126% so với kế hoạch, tăng 50% so với cùng kỳ. Thu XNK tăng cao do hoạt động XNK của các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển mạnh. Chi cục Hải quan Quảng Bình đã có các biện pháp cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp làm thủ tục hải quan.

Năm 2011: Trước nguy cơ về lạm phát tăng cao và bất ổn vĩ mô lộ diện, ngày 24/2/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11 tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Kết quả thu năm 2011 trên địa bàn đạt 2.042 tỷ, đạt 138% dự toán, tăng trên 36% so với năm 2010. Trong đó thu nội địa đạt 1.863 tỷ đồng, đạt 137% dự toán và tăng 40% so năm 2010.

Năm 2012 thực hiện Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho SXKD, hỗ trợ thị trường và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về miễn, giảm, giản nộp thuế Nhà nước đã ảnh hưởng đến nguồn thu làm giảm số thu ngân sách trên địa bàn gần 100 tỷ. Nếu như không có tác động này, năm 2012 thu ngân sách sẽ hoàn thành vượt mức dự toán pháp lệnh và cả dự toán thu do HĐND tỉnh giao. Kết quả, năm 2012 Quảng Bình đã thu được 1.997 tỷ đồng, đạt 110% dự toán, giảm 2,2% so với thực hiện năm 2011. Trong đó số thu nội địa là 1.722 tỷ đạt 104% dự toán, giảm 7,6% so với thực hiện năm 2011.

Năm 2013 tình hình kinh tế cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng vẫn gặp nhiều khó khăn tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động SXKD của các Doanh nghiệp; Doanh thu nhiều DN giảm từ 20 đến 30% so cùng kỳ. Lượng hàng hóa tồn kho lớn dẫn đến rất nhiếu DN phải thu hẹp sản xuất; nhiều dự án phải tạm ngừng vì thiếu vốn, DN phải ngừng hoạt động, phá sản, hoặc giải thể (tổng số có 183 DN trong đó ngừng hoạt động 97 DN, tạm nghỉ

kinh doanh 86 DN). Đồng thời do sức mua của người dân hạn chế, thị trường chuyển quyền SDĐ trầm lắng nên số thu từ đất giảm mạnh. Đây là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong dự toán nên với số thu đạt thấp đã ảnh hưởng đến kết quả thu ngân sách của toàn tỉnh.

Mặt khác tỉnh Quảng Bình bị liên tiếp 2 cơn bão số 10 và 11 tàn phá đã làm ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Nhiều doanh nghiệp trọng điểm của tỉnh hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất chế biến cao su, gỗ, hải sản và XDCB bị thiệt hại nặng nề ảnh hưởng đến SXKD trong quý IV/2013 và năm sau.

Kết quả, Quảng Bình đã thu được tổng số 2.392 tỷ đồng, đạt 114 % dự toán tỉnh tăng 20% so với thực hiện năm 2012. Trong đó, số thu nội địa là 2.025 tỷ đồng, đạt 113% so với dự toán, tăng 20% so với thực hiện năm 2012.

Từ thực tế kết quả thu NSNN giai đoạn 2009-2013 thấy thu nội địa có tốc độ tăng khá (2,02 lần) so với tốc độ tăng GDP (1,85 lần). Tuy nhiên cũng còn những yếu tố bất lợi tác động tới tính chất bền vững của NSNN. Năm 2009 tỷ trọng thu nội địa không kể tiền sử dụng đất chiếm 73%, nhưng đến năm 2010 tỷ trọng này đã giảm còn 67%; tỷ trọng thu nội địa tiếp tục giảm vào các năm 2011 (62%), 2012 (63%) và trở về 67% năm 2013 so với năm 2010. Trong khi đó thu tiền sử dụng đất chiếm 21% các năm 2009, 2010; 29% năm 2011, 23% năm 2012 và 17% năm 2013. Các khoản thu từ tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu NSNN. Thu từ tiền sử dụng đất là nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương, không thể phủ nhận những đóng góp của nguồn thu này trong quá trình phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, nếu thu NSNN dựa chủ yếu vào tiền đất sẽ tác động đến bền vững nguồn thu, khi nguồn đất của tỉnh đang dần cạn kiệt, hay khi mà các dự án đất đấu giá, dự án xây nhà để bán, đất giãn dần chậm tiến độ nộp tiền cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng

tới tổng thu của ngân sách.

Thu từ hoạt động XNK ngày càng có xu hướng tăng lên qua các năm, năm 2009 chiếm 6% tổng thu NSNN trên địa bàn, năm 2010 chiếm 12%, năm 2011 chiếm 9% và năm 2012 chiếm 14% và năm 2013 chiếm 15% từ đó làm cho cơ cấu thu NSNN đã có sự chuyển dịch theo tăng thu XNK. Có sự gia tăng này chính là có sự lỗ lực của địa phương thực hiện các chính sách giải pháp tăng cường xuất khẩu, thu hút các doanh nghiệp lớn có sản phẩm XNK, nhưng số thu này NSĐP lại không được hưởng tỷ lệ phân chia nên chưa khuyến khích được địa phương tăng cường phối hợp các biện pháp tăng thu và đã ảnh hưởng lớn đến tính chủ động của NSĐP.

Thu từ hoạt động SXKD đặt trong mối tương quan với tình hình tăng trưởng kinh tế từng thành phần kinh tế (Bao gồm: thu từ DNNN, thu từ DN ngoài quốc doanh, thu từ DN có vốn ĐTNN) cũng có sự dịch chuyển đáng kể.

Biểu đồ 3.3. Kết quả thu NSNN từ hoạt động SXKD của tỉnh Quảng Bình

(Nguồn: Báo cáo quyết toán hàng năm)

tác động của quá trình cổ phần hoá các DNNN, một số doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả và do những thay đổi về cơ chế chính sách.

Đối với khu vực DN ngoài quốc doanh, trong 5 năm 2009 -2013 tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong quản lý phân cấp thu, tăng cường công tác tuyên truyền để tăng thu… nên số thu từ khu vực này tăng khá, đặc biệt là năm 2013 (đạt 479 tỷ đồng, tăng 1,76 lần so với năm 2012). Tuy nhiên, số thu vẫn còn chưa theo kịp tiềm năng, 5 năm đóng góp cho ngân sách trên 1300 tỷ, chiếm khoảng 15,2% tổng thu ngân sách. Năm năm qua là giai đoạn phát triển vượt bậc của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã mang lại cơ hội cho các doanh nhân, các hộ kinh doanh cá thể, số doanh nghiệp không ngừng tăng với tốc độ cao. Tiềm năng của nguồn thu từ khu vực này là rất đáng kể. Mặc dù vậy, thực tế công tác thu vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Số thu thường xuyên biến động và vẫn còn thấp, tỷ trọng đóng góp vào ngân sách còn chưa tương xứng với tỷ trọng đóng góp vào GDP của tỉnh. Một phần nguyên nhân là do đối tượng thu khá lớn, lại phần nhiều có quy mô sản xuất nhỏ và tốc độ phát triển cao dẫn đến việc theo sát tình hình, điều chỉnh mức thu nộp ngân sách không theo kịp thực tế.

Thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong 5 năm qua có tốc độ tăng rất cao. Tuy nhiên, số tuyệt đối còn rất nhỏ so với tỷ trọng trong tổng số thu NSĐP còn rất thấp (từ 0,5 tỷ đồng năm 2009 lên 29 tỷ đồng năm 2013). Thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với NSNN trên địa bàn nói riêng và cả nước nói chung. Trong những năm qua, Quảng Bình mặc dù đã có nhiều cố gắng trong hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút dự án song kết quả còn khá khiêm tốn. Trong hơn 10 năm, tỉnh đã chấp thuận chủ trương và thực hiện đầu tư 158 dự án, với số vốn đăng ký gần 79 nghìn tỷ đồng. Việc triển khai các dự án còn chậm, hiệu quả hoạt động chưa cao nên đóng góp cho ngân sách còn thấp. Trong nhiều nguyên nhân có

nguyên nhân hoạt động xúc tiến đầu chưa bài bản, thiếu kết nối giữa chính quyền với nhà tài trợ vốn và nhà đầu tư,số lượng dự án đăng ký nhiều nhưng thực sự triển khai và đi vào hoạt động chẳng bao nhiêu, còn tình trạng chạy theo số lượng, hiệu quả không cao.

3.3.2.2 Cơ cấu thu NSNN theo sắc thuế

Với vai trò là nguồn thu chủ yếu của NSNN, tính bền vững của nguồn thu từ thuế đóng vai trò rất quan trọng, tác động rất lớn đến tính bền vững của thu NSNN. Tính bền vững của nguồn thu từ thuế được nhìn nhận trên khía cạnh vẫn đảm bảo duy trì và phát triển nguồn thu từ thuế trước sự biến động của nền kinh tế; nguồn thu chủ yếu phải dựa vào nội lực trong nền kinh tế, việc tăng trưởng phải dựa trên nền tảng của sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Đạt được tính bền vững của thuế sẽ giúp cho việc thực hiện dự toán ngân sách chuẩn xác hơn, kế hoạch chi được xây dựng một cách thích hợp, đảm bảo thực hiện được kế hoạch trong quá trình triển khai thực hiện chi NSNN.

Bảng 3.3. Cơ cấu thu NSNN theo sắc thuế

Đơn vị: Tỷ đồng

Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013

A Tổng thu cân đối NSNN trên địa bàn 1.180 1.504 2.042 1.998 2.392

I Tổng thu từ thuế, phí và lệ phí 816 1011 1117 1295 1627

1 Các khoản thu từ thuế 489 645 721 912 1227

Thuế gián thu 419 545 586 726 1032

- Thuế GTGT 318 459 486 571 909

- Thuế tiêu thụ đặc biệt 79 56 51 58 75

- Thuế XK, NK và TTĐB hàng NK 22 30 49 97 48

Thuế trực thu 70 100 135 186 195

- Thuế thu nhập doanh nghiệp 28 46 66 63 68

Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013

- Thuế tài nguyên 12 15 17 25 20

- Thuế nhà đất 7 8 7 6 6

- Thuế môn bài 8 8 9 10 11

- Thuế bảo vệ môi trường 45 48

- Thuế chuyển quyền sử dụng đất 1

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp 2

2 Phí và lệ phí 327 366 396 383 400

(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm tỉnh Quảng Bình)

Tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí trong giai đoạn 2009-2013 của tỉnh Quảng Bình tăng qua các năm, tuy nhiên so với tổng thu NSNN trên địa bàn lại có xu hướng sụt giảm và không đều qua các năm. Từ chiếm 69% tổng thu NSNN trên địa bàn năm 2009, năm 2010 là 67%, năm 2011 là 55%, năm 2012 là 65% và năm 20013 là 68%. Điều này cho thấy nguồn thu thuế và phí lệ phí chưa có sự tăng trưởng ổn định, thiếu sự bền vững.

31% 33% 45% 35% 32% 28% 24% 19% 19% 17% 36% 36% 29% 36% 43% 06% 07% 07% 09% 08% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm Năm Năm Năm Năm

Thuế trực thu Thuế gián thu Phí và lệ phí Thu cân đối khác

Biểu đồ 3.4. Cơ cấu các khoản thu cân đối NSNN của tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu ngân sách nhà nước theo hướng bền vững ở tỉnh quảng bình (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)