Quản lý thuế đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội002 (Trang 28 - 43)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý thuế đối với doanh nghiệp

1.2.3. Quản lý thuế đối với doanh nghiệp

1.2.3.1. Khái niệm

Quản lý thuế là khâu tổ chức thực hiện chính sách thuế của cơ quan thuế các cấp, là việc định ra một hệ thống các tổ chức, phân công trách nhiệm cho các tổ chức này, xác lập mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận một cách hữu hiệu trong việc thực thi các chính sách thuế nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra. Quản lý thuế nhằm bảo đảm sự thực thi nghiêm chỉnh pháp luật thuế thông qua sự tự giác cao của ngƣời nộp thuế (ngƣời nộp thuế) và sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nƣớc liên quan. Quản lý thuế là hoạt động của nhà nƣớc mà cơ quan thuế là đại diện

thông qua hệ thống bộ máy, chính sách pháp luật và các quy trình quản lý thu để tổ chức, điều hành, động viên một phần thu nhập quốc dân vào NSNN nhằm trang trải cho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc.

1.2.3.2. Vai trò, đặc điểm, nguyên tắc quản lý thuế. * Vai trò của quản lý thuế đối với doanh nghiệp.

Quản lý thuế là một trong các nhiệm vụ đƣợc nhà nƣớc giao cho cơ quan có thẩm quyền thi hành. Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế bao gồm việc nộp thuế, thu thuế đầy đủ vào NSNN qua đó đảm bảo việc vận hành thông suốt của hệ thống cơ quan nhà nƣớc.

Vai trò của quản lý thuế đƣợc thể hiện:

- Thứ nhất, quản lý thuế có vai trò quyết định trong việc đảm bảo nguồn thu từ thuế đƣợc tập trung, chính xác, kịp thời, thƣờng xuyên, ổn định vào NSNN. Thông qua việc lựa chọn, áp dụng biện pháp quản lý thuế có hiệu quả cũng nhƣ xây dựng và áp dụng quy trình, thủ tục về thuế hợp lý, cơ quan thuế đảm bảo thu thuế đúng luật, đầy đủ, kịp thời vào NSNN.

- Thứ hai, thông qua hoạt động quản lý thuế góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật cũng nhƣ các quy định về quản lý thuế. Những điểm khiếm khuyết trong chính sách pháp luật về thuế đƣợc phát hiện trong quá trình áp dụng luật vào thực tiễn thông qua các hoạt động quản lý về thuế.

- Thứ ba, thông quan quản lý thuế, nhà nƣớc thực hiện việc điều tiết và kiểm soát hoạt động của các tổ chức, các nhân trong xã hội. Theo quy định của pháp luật về thuế, ngƣời nộp thuế phải có trách nhiệm kê khai thuế. Nội dung kê khai thuế bao gồm kê khai các hoạt động kinh tế có liên quan đến việc tính toán nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp. Để quản lý thuế, cơ quan thuế phải tổ chức thu thập, nắm bắt, lƣu trữ thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của ngƣời nộp thuế. Nhƣ vậy có thể nói thông qua quản lý thuế, nhà nƣớc kiểm soát hoạt động kinh tế của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Từ việc kiểm soát này,

nhà nƣớc có thể đƣa ra đƣợc các chính sách phù hợp để điều tiết hoạt động của các chủ thể kinh tế theo định hƣớng phát triển kinh tế.

- Đối với khu vực kinh tế NQD, vai trò của quản lý thuế càng trở lên quan trọng. Khu vực kinh tế này có tính chất phát triển vô cùng năng động, hƣớng đến mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho chủ sở hữu. Việc quản lý thuế đối với DNNQD không chỉ với mục đích thu đủ số thuế cho NSNN mà còn để các doanh nghiệp phát triển theo đúng định hƣớng của nhà nƣớc.

* Đặc điểm quản lý thuế đối với doanh nghiệp.

- Quản lý thuế trên cơ sở doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ. Theo chế độ hiện hành, các Doanh nghiệp đều phải mở sổ sách kế toán, và hạch toán kế toán theo chế độ qui định và thực hiện nghĩa vụ thuế theo phƣơng pháp kê khai thuế.

- Quản lý thuế đối với doanh nghiệp đƣợc thực hiện chủ yếu bằng phƣơng pháp hành chính: phƣơng pháp hành chính trong quản lý thu thuế đƣợc thể hiện trong qui trình, thủ tục thu, nộp thuế, đó là trình tự các bƣớc công việc phải tiến hành và các giấy tờ, tài liệu cần thiết ghi nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế.

- Quản lý thuế đối với doanh nghiệp là hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ: doanh nghiệp có phạm vi kinh doanh rộng hơn và mức độ phức tạp cao hơn so với đối tƣợng là hộ cá thể. Ngày nay, nhiều Doanh nghiệp có phạm vi kinh doanh toàn cầu. Vì vậy, việc kiểm soát chi phí và thu nhập khi tính thuế là hết sức phức tạp. Nhiều Doanh nghiệp lớn không trốn thuế một cách "ngây ngô" nhƣ các doanh nghiệp nhỏ hoặc cá nhân kinh doanh (mà chủ yếu là bằng cách gian lận hoá đơn hay bán hàng không xuất hoá đơn). Các Doanh nghiệp này luôn xuất trình đủ hoá đơn, chứng từ và hạch toán rất bài bản, nhƣng đằng sau những số liệu "sạch sẽ" đó là cả một kế hoạch trốn thuế hết sức tinh vi. Do đó, quản lý thuế đối với doanh nghiệp đòi hỏi đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nhiều kinh nghiệm. Có nhƣ vậy mới phát hiện đƣợc

các thủ thuật trốn thuế, tránh thuế hết sức tinh vi của các đối tƣợng này, từ đó đề xuất hoàn thiện chính sách hoặc xử lý đối tƣợng vi phạm.

* Luật Quản lý thuế

Trong thời gian 20 năm thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, mở cửa và hội nhập, hệ thống chính sách thuế đã dƣợc cải cách, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nƣớc. Trong quá trình thực hiện các luật thuế, pháp lệnh thuế, công tác cải cách hành chính thuế luôn đƣợc xác định là yếu tố quan trọng và từng bƣớc đƣợc hoàn thiện, đổi mới theo hƣớng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT, từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng chuyển sang cơ chế tự khai-tự nộp thuế, cơ quan quản lý thuế chuyển từ cơ chế quản lý tiền kiểm sang hình thức hậu kiểm và cung cấp dịch vụ công. Ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của NNT ngày đƣợc nâng cao. Vai trò của cơ quan tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý thuế từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng. Công tác quản lý thuế đã hình thành một hệ thống tổ chức thống nhất trong cả nƣớc. Tuy nhiên trƣớc yêu cầu đổi mới phát triển kinh tế, xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế công tác quản lý thuế còn những bất cập và tồn tại trong quản lý.

Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã đƣợc Quốc Hội khoá XI thông qua kỳ họp lần thứ 10, thực hiện từ ngày 01/7/2007 nhằm khắc phục các hạn chế trong công tác quản lý thuế, đồng thời đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Luật quản lý thuế quy định đầy đủ các nội dung của công tác quản lý thuế, phạm vi điều chỉnh thống nhất đối với toàn bộ các loại thuế (bao gồm thuế nội địa và thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu).

Đối tƣợng áp dụng: NNT là tổ chức, cá nhân nộp thuế, hộ gia đình, tổ chức cá nhân khấu trừ thuế, tổ chức cá nhân làm thủ tục về thuế thay ngƣời nộp thuế. Cơ quan quản lý thuế bao gồm cơ quan thuế và cơ quan hải quan, công chức quản lý thuế bao gồm công chức thuế, công chức hải quan, và cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Các thủ tục hành chính thuế đƣợc qui định đơn giản, rõ ràng, minh bạch nhằm nâng cao trách nhiệm, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của NNT, tạo điều

kiện cho NNT chấp hành tốt pháp luật thuế. Luật quản lý thuế qui định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế nhằm phục vụ hỗ trợ ngƣời nộp thuế và giám sát quá trình tuân thủ pháp luật thuế có hiệu quả. Nâng cao vai trò của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác quản lý thuế, tạo lập khung pháp lý chung để thực thi tất cả các Luật thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nƣớc do cơ quan quản lý thuế quản lý thu. Khắc phục đƣợc tình trạng chia cắt, tách biệt về phƣơng thức quản lý giữa các sắc thuế nhất là thu thuế khu vực NQD. Từ đó tạo nền tảng cho việc áp dụng một cơ chế quản lý thuế tiên tiến, hiện đại theo hƣớng tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Đây là một cơ chế đề cao quyền và trách nhiệm của các chủ thể chấp hành pháp luật thuế nhƣ: NNT, cơ quan quản lý thuế, các tổ chức cá nhân có liên quan về thuế. Các qui định của luật quản lý thuế tạo điều kiện cho việc cải cách thủ tục hành chính thuế, tăng cƣờng công cụ quản lý, nâng cao hiệu lực của hệ thống pháp luật thuế.

Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã có một số thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, khuyến khích kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng và tăng cƣờng hiệu lực của công tác quản lý thuế, ngăn chặn các hành vi trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nƣớc, đặc biệt là áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

* Một số sắc thuế có nguồn thu lớn từ các doanh nghiệp.

- Thuế Giá trị gia tăng: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lƣu thông đến tiêu dùng và đƣợc thu ở khâu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ (HHDV).

GTGT là phần giá trị mới đƣợc tạo ra trong sản xuất kinh doanh. Nó đƣợc xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và tiêu thụ với tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào tƣơng ứng. Thuế GTGT phải nộp ở mỗi giai đoạn đƣợc tính bằng cách lấy số thuế GTGT đầu ra (tính đƣợc bằng cách lấy thuế suất

x giá hàng hoá dịch vụ bán ra) trừ số thuế GTGT đầu vào (tính đƣợc bằng cách lấy thuế suất x giá hàng hoá dịch vụ mua vào).

Thuế GTGT đƣợc áp dụng ở nƣớc ta từ 1/1/1999 thay cho thuế doanh thu trƣớc đây (sắc thuế này hiện đã có trên 120 quốc gia áp dụng).

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là

môt loại thuế đánh vào thu nhập phát sinh của cơ sở sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định thƣờng là một kỳ kinh doanh

Thuế TNDN đƣợc tính bằng cách lấy thu nhập chịu thuế (bằng doanh thu trừ chi phí+các thu nhập khác) x thuế suất.

Thuế TNDN là một loại thuế trực thu. Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, bởi vậy mức động viên vào ngân sách nhà nƣớc (NSNN) đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Thuế tiêu thụ đặc biệt: là thuế đánh vào một số hàng hóa và dịch vụ, nhằm điều tiết hƣớng dẫn sản xuất, tiêu dùng của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ.

Thuế tiêu thụ đặc biệt ((TTĐB) là nguồn thu quan trọng của NSNN, là công cụ quan trọng thực hiện mục đích hƣớng dẫn sản xuất và tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ đƣợc coi là đặc biệt, thực hiện tái phân phối thu nhập của các tầng lớp có thu nhập cao, đảm bảo công bằng xã hội. Việc quy định hàng hóa, dịch vụ nào thuộc đối tƣợng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tùy thuộc vào chính sách điều tiết của từng nƣớc. Nhìn chung, các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB thƣờng có các tính chất sau: một số hàng hóa dịch vụ có giá bán cao, cầu của những hàng hóa này thƣờng kém co giãn so với giá cả, hàng hóa có thể có hại cho sức khỏe làm ảnh hƣởng không tốt đến môi trƣờng.

Thuế TTĐB đƣợc tính căn cứ vào giá cả và thuế suất (giá tính thuế là giá chƣa có thuế tiêu thụ đặc biệt). Đối với hàng nhập khẩu, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu.

Thuế tài nguyên: là khoản thu của Ngân sách nhà nƣớc nhằm điều tiết một phần giá trị tài nguyên thiên nhiên khai thác đối với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên hợp pháp trên lãnh thổ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tạo nguồn thu Ngân sách Nhà nƣớc, đảm bảo quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên của Nhà nƣớc.

Thuế này đƣợc tính bằng cách lấy số lƣợng tài nguyên thực tế khai thác x

Giá tính thuế đơn vị tài nguyên x Thuế suất.

Thuế tài nguyên là công cụ để quản lý, kiểm soát, hƣớng dẫn, điều tiết các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nƣớc, bảo vệ môi trƣờng sinh thái và động viên một phần thu nhập cho NSNN.

Thuế môn bài: là thuế đăng ký kinh doanh đƣợc tính theo năm. Mức thuế

đƣợc áp dụng theo số tuyệt đối và đƣợc phân biệt theo 2 nhóm: tổ chức kinh tế và hộ kinh doanh cá thể. Đối với DN (tổ chức) thì mức môn bài đƣợc quy định từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ tùy theo vốn đăng ký kinh doanh (quy định cụ thể tại Nghị định 75/2002/NĐ-CP, thông tƣ số 96/2002/TT-BTC, thông tƣ số 42/2003/TT-BTC)

Thuế nhập khẩu: là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nƣớc ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi phƣơng tiện vận tải (tàu thủy, máy bay, phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ hay đƣờng sắt) đến cửa khẩu biên giới (cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế hay cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới bộ) thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trƣớc. Về mặt nguyên tắc, thuế nhập khẩu phải đƣợc nộp trƣớc khi thông quan để nhà nhập khẩu có thể đƣa mặt hàng nhập khẩu vào lƣu thông trong nội địa, trừ khi có các chính sách ân hạn thuế hay có bảo lãnh nộp thuế.

Thuế xuất khẩu: là loại thế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nƣớc muốn hạn chế xuất khẩu. Nhằm bình ổn giá một số mặt hàng trong nƣớc, hoặc có thể nhằm bảo vệ nguồn cung trong nƣớc của một số mặt hàng, hoặc có thể nhằm

hạn chế xuất khẩu để giảm xung đột thƣơng mại với nƣớc khác, hoặc có thể nhằm nâng giá mặt hàng nào đó trên thị trƣờng quốc tế (đối với nƣớc chiếm tỷ trọng chi phối trong sản xuất mặt hàng đó) việc hạn chế xuất khẩu có thể đƣợc Nhà nƣớc cân nhắc. Trong các biện pháp hạn chế xuất khẩu, thuế xuất khẩu là biện pháp tƣơng đối dễ áp dụng. Ngoài ra, Nhà nƣớc cũng có thể sử dụng thuế xuất khẩu nhƣ một biện pháp để phân phối lại thu nhập, tăng thu ngân sách.

Ngoài ra còn một số khoản thu khác đối với doanh nghiệp như thuế nhà đất, tiền thuê đất:

- Thu tiền sử dụng đất: là khoản tiền mà ngƣời sử dụng đất phải nộp cho Ngân sách nhà nƣớc khi đƣợc nhà nƣớc giao đất chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải nộp để đƣợc quyền sử dụng đất;

- Thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc là một trong những khoản thu của Ngân sách Nhà nƣớc đối với ngƣời sử dụng đất áp dụng trong trƣờng hợp đƣợc Nhà nƣớc cho thuê đất, thuê mặt nƣớc. Nhà nƣớc cho thuê đất là việc Nhà nƣớc trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tƣợng có nhu cầu sử dụng đất.

Tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc là số tiền ngƣời sử dụng đất phải trả khi đƣợc nhà nƣớc cho thuê đất, thuê mặt nƣớc trong một thời hạn nhất định.

Mỗi sắc thuế nêu trên có phƣơng pháp quản lý cụ thể khác nhau, tuy nhiên trong phạm vi luận văn không đi sâu vào quản lý của từng sắc thuế cụ thể mà chỉ đề cập những vấn đề quản lý mang tính chất chung nhất của tất cả các sắc thuế đối với DNNQD.

1.2.3.3. Nội dung cơ bản của quản lý thuế đối với doanh nghiệp. * Tổ chức bộ máy quản lý thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội002 (Trang 28 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)