ngoài quốc doanh.
* Nhân tố bên trong.
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phƣơng đối với công tác thuế chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, thể hiện:
Chƣa có quy định cụ thể trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phƣơng, các ban ngành có liên quan trong công tác thuế, còn có tƣ tƣởng coi việc thu thuế chỉ là nhiệm vụ của ngành thuế.
Sự phối kết hợp giữa các ngành chức năng trên cùng một địa bàn chƣa chặt chẽ, thiếu thống nhất, thậm chí có nơi còn hạn chế vì lợi ích cục bộ. Phân công trách nhiệm không rõ ràng, chƣa xây dựng đƣợc quy chế phối hợp trong công tác chống thất thu thuế, và gian lận thƣơng mại trên địa bàn một cách đồng bộ.
Cán bộ thuế còn thiếu về năng lực trong việc giám sát, kiểm tra Doanh nghiệp trong việc kê khai thực hiện nghĩa vụ thuế. Công tác thu hồi nợ chƣa thực sự đi vào chức năng cƣỡng chế của cán bộ quản lý nợ đọng.
* Nhân tố bên ngoài.
- Nhân tố từ phía các ngƣời nộp thuế là các Doanh nghiệp.
Trình độ hiểu biết pháp luật của Doanh nghiệp còn hạn chế nên ý thức chấp hành pháp luật thuế còn kém, không chịu hợp tác với cán bộ thuế trong việc thực
hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nƣớc. Lợi dụng một vài sơ hở trong công tác quản lý để lách thuế, trốn thuế.
Số lƣợng DNNQD lớn, hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, trình độ công nghệ còn hạn chế, năng suất lao động thấp làm cho công tác quản lý thuế đối gặp nhiều khó khăn.
Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm số đông ngƣời lao động nhƣng trình độ văn hóa, quản lý cũng nhƣ trình độ công nghệ thấp do đó việc nhận thức về chính sách pháp luật thuế chƣa đƣợc đầy đủ.
-Nhân tố do cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc.
Các văn bản, thông tƣ, pháp luật về thuế ban hành còn nhiều chỗ quy định chƣa rõ ràng, chƣa chặt chẽ, còn nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho đối tƣợng nộp thuế lợi dụng để trốn, tránh thuế nhƣ: việc áp dụng các mức thuế suất khác nhau cho các loại hàng hóa, dịch vụ còn chƣa rõ ràng khiến cho đối tƣợng nộp thuế dễ bị kê khai sai thuế suất, rủi ro xảy ra thất thu thuế cao khi thực hiện cơ chế hoàn trƣớc kiểm tra sau…
- Nhân tố do bối cảnh kinh tế xã hội.
Tình hình kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến trực tiếp đến nguồn thu thuế từ các Doanh nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, chính sách tài chính siết chặt, doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, chi phí đầu vào cao, thì nhiều doanh nghiệp kết quả sản xuất kinh doanh lỗ hoặc đứng trên bờ vực phá sản. Điều đó ảnh hƣởng lớn đến kết quả thu ngân sách nói chung và kết quả thu thuế đối với Doanh nghiệp nói riêng.