Hoạt động tuyên truyền và kê khai thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội002 (Trang 68 - 73)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích thực trạng quản lý thuế đối với DNNQD

3.3.2. Hoạt động tuyên truyền và kê khai thuế

Để đảm bảo nguyên tắc thu, nộp thuế là thu đúng, thu đủ, từng khâu trong công tác quản lý thu thuế đối với đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy thực hiện theo quy trình. Cụ thể nhƣ sau:

- Công tác quản lý kê khai thuế: thực hiện theo quy trình ban hành kèm theo quyết định số 879/QĐ-TCT ngày 15/5/2015 của Tổng cục trƣởng Tổng cục thuế. Quy trình Quản lý khai thuế. Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế nhằm đảm bảo theo dõi, quản lý ngƣời nộp thuế thực hiện các thủ tục hành chính thuế về khai thuế, nộp thuế, kế toán thuế, hoàn thành nghĩa vụ thuế đầy đủ, đúng quy định và đảm bảo công chức thuế, cơ quan thuế thực thi đúng nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật quản lý thuế, các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật.

- Công tác tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế: thực hiện theo quy trình ban hành hành kèm theo quyết định số 745/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng cục trƣởng Tổng cục thuế. Quy định trình tự các bƣớc công việc trong việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết về chính sách thuế, quản lý thuế, các thủ tục hành chính thuế của ngƣời nộp thuế. Quy định về hƣớng dẫn, giải đáp vƣớng mắc về

chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của ngƣời nộp thuế theo cơ chế “một cửa”

- Công tác kiểm tra thuế: thực hiện theo quy trình ban hành kèm theo quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015. Quy trình kiểm tra thuế quy định các bƣớc kiểm tra, giám sát hồ sơ khai các khoản thu phải nộp NSNN theo từng lần phát sinh, theo tháng, quý và năm (gọi chung là hồ sơ khai thuế) mà ngƣời nộp thuế gửi đến cơ quan Thuế. Nội dung của quy trình là công chức kiểm tra thuế phải thực hiện thu thập thông tin phân tích tại bàn hồ sơ khai thuế của đơn vị, nếu có dấu hiệu rủi ro, sai sót thì yêu cầu ngƣời nộp thuế bổ sung giải trình hoặc điều chỉnh. Trƣờng hợp ngƣời nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu nhƣng không chứng minh số thuế khai là đúng thì cán bộ kiểm tra thuế báo cáo Thủ trƣởng cơ quan Thuế ban hành:

+ Quyết định ấn định số thuế phải nộp theo mẫu Quyết định số 03/AĐTH ban hành kèm theo thông tƣ số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính; hoặc

+ Quyết định kiểm tra tại trụ sở của ngƣời nộp thuế trong trƣờng hợp không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp. Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của ngƣời nộp thuế theo mẫu số 03/KTTT ban hành kèm theo thông tƣ số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính.

- Công tác quản lý nợ thuế: thực hiện theo quy trình ban hành kèm theo quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 của Tổng cục trƣởng Tổng cục thuế. Nội dung của quy trình là:

+ Xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ; + Đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ;

- Công tác tiếp công dân, nhận và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về thuế thực hiện theo quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 878 /QĐ-TCT ngày 15/5/2015 và Quyết định số 744/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng cục trƣởng

Tổng cục thuế. Nội dung Quy trình quy định về trình tự, thủ tục tiếp công dân, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo tại cơ quan thuế đƣợc thực hiện nhanh chóng, chính xác, khách quan, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục và đúng quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hoá ngành thuế.

* Tình hình và kết quả thực hiện cơ chế tự kê khai thuế

Cơ chế đối tƣợng nộp thuế tự kê khai - tự nộp thuế hay còn gọi là tự khai- tự nộp (TK-TN) là cơ chế quản lý thuế trong đó các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh căn cứ nghĩa vụ thuế đƣợc quy định tại luật thuế, tự kê khai thuế và tự nộp thuế đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách nhà nƣớc. Cơ quan thuế tăng cƣờng tuyên truyền và cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho ĐTNT, đồng thời tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra trên cơ sở kỹ thuật thanh tra, kiểm tra theo rủi ro (tức là thanh tra, kiểm tra các đối tƣợng có nguy cơ trốn lậu thuế thông qua việc phân tích các thông tin).

Trong cơ chế TK-TN, cơ quan thuế chủ yếu tập trung vào công tác tuyên truyền phục vụ, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho đối tƣợng nộp thuế hiểu và thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình, đồng thời tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra và cƣỡng chế thuế có hiệu quả hơn đối với các đối tƣợng nộp thuế có khả năng rủi ro cao (khả năng trốn lậu thuế lớn).

Kê khai thuế là việc ngƣời nộp thuế căn cứ vào số liệu và tình hình thực tế các hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế để kê khai xác định số tiền thuế phải nộp vào Ngân sách Nhà nƣớc (NSNN) trong kỳ tính thuế theo quy định của pháp luật”. Trong hệ thống quản lý thuế, công tác quản lý kê khai và kế toán thuế luôn có một vị trí hết sức quan trọng, có thể coi đây nhƣ là khâu đầu tiên cung cấp nền tảng cơ sở dữ liệu đầu vào cho toàn bộ chu trình, chức năng quản lý thuế. Có thể coi công tác quản lý kê khai và kế toán thuế là khâu cốt lõi của quá trình quản lý thuế, mà cũng có thể coi là khâu thể hiện kết quả của công tác quản

lý thuế, bởi lẽ chức năng này vừa cung cấp toàn bộ thông tin cho các chức năng quản lý thuế tiếp theo tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, vừa tiếp nhận các kết quả xử lý của các chức năng quản lý thuế đó để theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế. Trong hệ thống tổ chức quản lý thuế theo mô hình chức năng, đây thƣờng đƣợc gọi là chức năng “lõi”, các thông tin đƣợc xử lý qua công tác này về ngƣời nộp thuế đƣợc gọi là thông tin “lõi”. Nhƣ vậy, có thể nói đây là chức năng đầu tiên mà ngành Thuế luôn phải coi trọng và thực hiện tốt thì mới có thể thực hiện tốt các công tác quản lý thuế tiếp theo nhƣ quản lý thu nợ và kiểm tra, thanh tra thuế.

Quản lý kê khai thuế có nhiệm vụ xác định cho đúng và đủ đối tƣợng nào phải tự kê khai thuế, kê khai các loại thuế nào và kê khai khi nào, nghĩa vụ thuế phát sinh và đã nộp của ngƣời nộp thuế nhƣ thế nào.

Bảng 3.2: Tình hình theo dõi DN của Chi cục thuế quản lý.

(Đơn vị tính: Doanh nghiệp)

Năm Diễn giải 2015 2016 2017 2018 Số NNT là doanh nghiệp 11.018 12.089 12.804 13.560 Trong đó DNNQD 10.687 11.725 12.436 13.191 Số cấp mới 1.257 2.093 1.758 1.845 Trong đó DNNQD 1.252 2.089 1.753 1.842 Số đang hoạt động 9.996 11.046 11.715 12.446 Trong đó DNNQD 9.636 10.683 11.349 12.079

Số tạm nghỉ/giải thể/bỏ kinh doanh 1.052 1.043 1.089 1.114

Trong đó DNNQD 1.051 1.042 1.087 1.112

(Nguồn: Chi cục thuế quận Cầu Giấy)

Bảng số liệu cho thấy, số lƣợng đầu mối là doanh nghiệp mà Chi cục thuế Cầu Giấy phải theo dõi, quản lý thuế hàng năm tăng ổn định và ở mức cao thứ 3

trong khối các Chi cục thuế thuộc Cục thuế TP Hà Nội, sự biến động về đối tƣợng quản lý thuế rất lớn.

Nhờ hoạt động quản lý hiệu quả, trong đó có hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý mà Chi cục thuế quận Cầu Giấy cũng đã quản lý tốt tình trạng hoạt động của doanh nghiệp.

- Chi cục thuế đã triển khai tốt hoạt động kê khai thuế bằng công nghệ mã vạch hai chiều và kê khai thuế qua mạng. Kết quả này thể hiện qua biểu số liệu sau:

Bảng 3.3: Kết quả triển khai áp dụng kê khai thuế bằng mã vạch hai chiều và kê khai thuế qua mạng tại Chi cục thuế Cầu Giấy

Năm 2015 2016 2017 2018 Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ (%) (%) (%) (%) Khai thuế theo mã vạch hai chiều 11.018 100% 12.089 100 % 12.804 100 % 13.560 100 % Kê khai thuế qua mạng internet 11.018 100% 12.089 100 % 12.804 100 % 13.560 100%

(Nguồn: Chi cục thuế quận Cầu Giấy)

Việc triển khai kê khai thuế qua mạng internet đƣợc bắt đầu từ năm 2010 thí điểm cho 300 doanh nghiệp, đến 2015 đã tăng lên 2.163 doanh nghiệp. Đến năm 2018, Chi cục cũng đã triển khai kê khai thuế qua mạng đối với 100% doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý, hoàn thành xong kế hoạch do Cục thuế TP Hà Nội giao, hầu hết các doanh nghiệp đều đã gửi tờ khai đầy đủ và đúng hạn....

góp phần giảm thiểu thời gian khai thuế cho ngƣời nộp thuế và thời gian nhập liệu của đội kê khai, công tác xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế nhanh chóng, chính xác. Các bảng số liệu sau đây sẽ minh họa rõ kết quả phân tích có đƣợc từ ứng dụng công nghệ thông tin trong Quản lý thuế đối với doanh nghiệp:

Bảng 3.4: Thống kê tình trạng chấp hành kê khai thuế đối với một số loại hồ sơ khai thuế năm 2018.

(Đơn vị tính: Doanh nghiệp)

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Tháng 64120 62990 98% 867 1% 314 0% Quí 20123 19700 98% 308 2% 115 1% Quí 48781 47890 98% 432 1% 459 1% Quyết toán 13560 13134 97% 207 2% 219 2% Số lượng Tỷ lệ Kỳ kê khai

Tình trạng kê khai thuế Tổng số

hồ sơ nhận trong năm

Từ 1-5 ngày Trên 5 ngày

Nộp quá hạn Nộp đúng hạn

(Nguồn: Chi cục thuế quận Cầu Giấy)

Bảng số liệu trên cho thấy, từ kết quả thống kê, phân tích theo từng loại hồ sơ khai thuế cơ quan thuế đã nhận đƣợc trong năm 2018 của ứng dụng nhận tờ khai cho ta kết quả đánh giá về mức độ chấp hành nộp hồ sơ khai thuế của Doanh nghiệp. Nhờ có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kê khai thuế, nhất là kê khai điện tử đã tạo thuận lợi cho Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế của đơn vị mình đƣợc tốt hơn, thuận tiện hơn. Không còn phải mất nhiều thời gian để đến trụ sở cơ quan thuế nộp hồ sơ khai thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội002 (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)