CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Đặc điểm địa bàn thu thuế của chi Cục thuế Cầu Giấy
3.2.1. Tình hình kinh tế- xã hội
Cầu Giấy là quận mới thành lập từ năm 1996 (theo Nghị định số 74/NĐ-CP ngày 22/11/1996 của của Chính phủ) trên cơ sở tách ra từ huyện Từ Liêm cũ. Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây nội thành Hà Nội, phía Đông giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình, phía Tây giáp huyện Từ Liêm, phía Nam giáp quận Thanh Xuân, phía Bắc giáp quận Tây Hồ. Quận Cầu Giấy gồm có 8 phƣờng là Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Dịch Vọng Hậu, Trung Hòa, Yên Hòa, Mai Dịch và Dịch Vọng.
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Đảng bộ và chính quyền quận Cầu Giấy đã xác định xuất phát điểm thấp, muốn phát triển nhanh chỉ có con đƣờng chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, từ nông nghiệp chuyển trọng tâm theo hƣớng dịch vụ - công nghiệp - xây dựng với những bƣớc đi phù hợp. Những năm qua, các thế hệ lãnh đạo của quận luôn kiên định thực hiện chủ trƣơng ấy. Một mặt, quận đẩy mạnh thu hút đầu tƣ, mặt khác thực hiện quy hoạch, phát triển hạ tầng kỹ thuật, cải cách hành chính là các khâu đột phá. Để tạo thêm nguồn vốn đầu tƣ phát triển và đóng góp với ngân sách thành phố, từ năm 2002, Cầu Giấy đã chủ động đề xuất với thành phố cho phép đấu giá quyền sử dụng đất và dùng nguồn vốn này để phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Cùng với đà tăng trƣởng của Thủ đô, 17 năm qua, kinh tế quận từng bƣớc phát triển nhanh và khá toàn diện, tạo sự chuyển dịch quan trọng về cơ cấu theo đúng định hƣớng: thƣơng mại - dịch vụ - công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, từng bƣớc hình thành các trung tâm thƣơng mại, dịch vụ chất lƣợng cao, khu tiểu thủ công nghiệp thu hút nhiều doanh nghiệp khoa học công nghệ, tạo ra giá trị kinh tế
cao. Lãnh đạo quận chỉ đạo, tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế sản xuất - kinh doanh phát triển đúng luật; thu hút đầu tƣ, tăng chỉ số cạnh tranh của quận; lấy quy hoạch, thực hiện theo quy hoạch; tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật, cải cách hành chính là khâu đột phá, thu hút đầu tƣ vào quận; tăng cƣờng các giải pháp tạo nguồn thu ngân sách.
Tốc độ đô thị hóa trên địa bàn quận diễn ra rất nhanh, bộ mặt đô thị thay đổi theo hƣớng hiện đại - văn minh. Quận triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch đô thị, làm tốt công tác lập dự án, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án theo đúng quy định. Nhiều công trình mang tầm cỡ quốc gia, nhiều khu đô thị mới, công viên cây xanh... liên tiếp ra đời: Khu đô thị hành chính - kinh tế Cầu Giấy, Khu đô thị mới Dịch Vọng, Trung Yên, Trung Hòa - Nhân Chính, Nam Trung Yên, Yên Hòa,... cùng các tuyến đƣờng đẹp đƣợc xây dựng mở rộng nhƣ: đƣờng ven sông Tô Lịch, đƣờng Trần Duy Hƣng, đƣờng Hoàng Quốc Việt, đƣờng Trần Thánh Tông, đƣờng Nguyễn Khánh Toàn, đƣờng Trần Quý Kiên,... công viên Cầu Giấy, công viên Nghĩa Ðô... và nhiều công trình khác về trƣờng học, nhà văn hóa, sân chơi.... đã góp phần làm cho quận Cầu Giấy ngày càng đẹp hơn, khang trang và hiện đại hơn. Quận đã tập trung đầu tƣ đồng bộ theo quy hoạch các công trình phục vụ phát triển kinh tế, giao thông đô thị, giáo dục, y tế, văn hóa - thể thao cùng nhiều công trình phúc lợi xã hội khác
Cùng với doanh nghiệp nhà nƣớc, Cầu Giấy chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nƣớc, ƣu tiên các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao và ngành nghề sử dụng nhiều lao động, hiệu quả lớn, ít gây ô nhiễm môi trƣờng. Trong phát triển dịch vụ, thƣơng mại, quận đặc biệt ƣu tiên cho các lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, dịch vụ vận tải, bƣu chính, viễn thông, tƣ vấn y tế, giáo dục, hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Đây chính là đòn bẩy, giúp kinh tế phát triển nhanh và tạo đƣợc sự chuyển dịch quan trọng về cơ cấu theo đúng định hƣớng, tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp, hình thành mạng lƣới chợ, siêu thị và trung tâm thƣơng mại. Với hƣớng đi đúng và các giải pháp quyết liệt, hiệu quả, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân
hằng năm của quận đạt từ 10% đến 15%.
Các cấp Lãnh đạo quận Cầu Giấy đã phát huy hết khả năng và trách nhiệm quyết tâm xây dựng quận Cầu Giấy: "Vững về chính trị, giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, cao về trí tuệ", góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Kết quả thu ngân sách của Quận các năm có sự chuyển biến rõ rệt, năm 1997 thu ngân sách toàn quận là 35 tỷ đồng; 10 năm sau năm 2007 là 1.100, năm 2011 là 3.100 tỷ đồng, năm 2014 là 4.112 tỷ đồng . Thu ngân sách quận sau 17 năm đã tăng từ 30 tỷ đồng lên 4.112 tỷ đồng, đây cũng là một điều kiện tạo thuận lợi cho việc phát triển đô thị, văn hóa – xã hôi.
Trong giai đoạn 2010-2020 quận Cầu Giấy đƣa ra quan điểm chủ đạo trong phát triển kinh tế xã hội bao gồm:
- Chủ động và kết hợp hài hòa trong quản lý xây dựng đô thị, phát triển kinh tế xã hội quận phù hợp với định hƣớng và quy hoạch tổng thể phát triển xã hội cùa thành phố đến năm 2020;
- Phát huy mọi tiềm năng và lợi thế của quận, khai thác và kết hợp có hiệu quả các nguồn lực trên địa bàn, thúc đẩy sự hợp tác và liên kết cao với các địa phƣơng khác trong và ngoài thành phố, cùng thành phố tham gia tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế;
- Kết hợp hài hòa giữa yêu cầu đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế và đô thị hóa, với yêu cầu phát triển bền vững, bảo vệ sinh thái, giải quyết các vấn đề xã hội, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống Thăng Long – Hà Nội. Tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của Đảng, cùng cố hệ thống chính trị, đảm bảo an ninh trật tự đô thị, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân.
Các chỉ tiêu cơ bản định hƣớng phát triển kinh tế xã hội quận Cầu Giấy giai đoạn 2010-2020 cụ thể nhƣ sau:
quân đầu ngƣời đến năm 2020 đạt 2.400 USD/ngƣời;
- Giá trị sản xuất ngành nông-lâm nghiệp giảm 0,5-1%/năm, chiếm tỷ trọng 0,4% trong cơ cấu kinh tế toàn quận;
- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp-xây dựng tăng 12,5-13%/năm, chiếm tỷ trọng 57,6% trong cơ cấu kinh tế toàn quận;
- Giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 14-14,5%/năm, chiếm tỷ trọng 42% trong cơ cấu kinh tế toàn quận
3.2.2. Kết quả thu thuế đối với doanh nghiệp qua các năm
Kết quả thực hiện thu ngân sách nhà nƣớc của quận trong những năm qua tăng nhanh, năm 1997 thu ngân sách toàn quận là 35 tỷ đồng; sau 10 năm (năm 2007) là 1.100 và năm 2014 đạt 4.112 tỷ đồng. Thu ngân sách quận sau 17 năm đã tăng từ 35 tỷ đồng lên trên 4.112 tỷ đồng, đây cũng là một điều kiện tạo thuận lợi cho việc phát triển đô thị, văn hóa – xã hội.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế những năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp: chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, giá nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất tăng, giá vàng, lãi suất ngân hàng không ổn định, lạm phát có chiều hƣớng gia tăng làm tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp, trong khi đó sức mua của ngƣời dân giảm đi đáng kể đã khiến cho tình hình triển khai nhiệm vụ thu NSNN của Hà Nội nói chung và của quận Cầu Giấy nói riêng trở nên ngày một khó khăn hơn. Bên cạnh đó là chính sách của Nhà nƣớc trong việc siết chặt và quản lý tiền tệ cũng đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh và nguồn thu ngân sách trên địa bàn. Chính vì vậy, tình hình thu ngân sách từ thuế của quận có nhiều biến động (Xem biểu đồ 1)
0 1000 2000 3000 4000 5000 2015 2016 2017 2018 T ỷ đồ ng Kế hoạch Thực hiện Đơn vị tính: Tỷ đồng
Biểu đồ 1. Tình hình thu ngân sách của quận Cầu giấy
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Chi cục thuế quận Cầu Giấy
3.2.3. Xu hướng phát triển DNNQD trên địa bàn quận Cầu Giấy.
Cùng với sự đóng góp chung vào nền kinh tế của quận Cầu Giấy, để đạt đƣợc kết quả nhƣ trên thì không thể không kể đến sự đóng góp không nhỏ của các DNNQD. Đó là do có sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và chính sách có nhiều thay đổi, nhất là Luật Doanh nghiệp đƣợc thông qua tại kì họp thứ 8, Quốc hội khóa XI, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2006 và đƣợc sửa đổi bổ sung tại kì họp thứ 5, Quốc hội khóa 12 ngày 19/06/2009 đã tháo gỡ bỏ nhiều thủ tục rƣờm rà, xoá bỏ cơ chế cũ, lạc hậu, thay vào đó là những thủ tục hành chính đơn giản hoá, tạo động lực phát triển các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ở quận Cầu Giấy nói riêng phát triển nhanh chóng cả về số lƣợng và chất lƣợng với ngành nghề kinh doanh phong phú và đa dạng.
Số lƣợng các DNNQD tăng lên nhanh chóng, thời điểm năm 2008 là 9.857 công ty và 2018 đã là 11.728 công ty (Theo tra cứu Hệ thống quản lý đăng ký mã số thuế cấp Chi cục năm 2008 và năm 2018). Tuy số lƣợng DNNQD lớn nhƣng nhìn chung quy mô các công ty còn nhỏ bé, lao động bình quân 45 ngƣời/doanh nghiệp. Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực thƣơng mại - dịch vụ, xây lắp, trình độ kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu, khả năng cạnh tranh thấp; năng lực quản lý còn nhiều hạn chế, thu nhập của đại bộ phận
ngƣời lao động còn thấp, nhận thức và việc chấp hành chính sách Pháp luật thuế chƣa cao...
Tóm lại, có thể thấy, các DNNQD tại địa bàn quận Cầu Giấy ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn thu Ngân sách Nhà nƣớc của cả nƣớc nói chung và của quận Cầu Giấy nói riêng. Chính vì vậy việc tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý đối với các DNNQD vừa là một yêu cầu khách quan, vừa là một thách thức không nhỏ đối với cơ quan thuế.