Số lượng và giá trị giao dịch ví điện tử

Một phần của tài liệu 0129 giải pháp mở rộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 65 - 123)

Theo kết quả khảo sát của Cục TMĐT và CNTT với người dân có mua sắm trực tuyến năm 2014 cho thấy tiền mặt vẫn là hình thức thanh toán chủ yếu

trong các giao dịch mua bán trực tuyến, chiếm 64%, giảm 10% so với năm 2013.

Tuy nhiên, hình thức chuyển khoản qua ngân hàng cũng giảm từ 41% năm 2013

xuống còn 14% năm 2014. Thay vào đó, số lượng người sử dụng ví điện tử lại tăng từ 8% năm 2013 lên 37% năm 2014. Trong tương lai khi thương mại điện tử tạo được niềm tin thì thị trường sẽ không dừng lại ở các giao dịch có giá trị

hàng NH

(Nguồn: Cục TMĐT và CNTT- Bộ công thương)

Biểu đồ 2.11. Tỷ trọng các phương tiện thanh toán trong mua bán trực tuyến

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM

2.3.1. Những thành tựu đạt được

2.3.1.1. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế

Ngân hàng nhà nước chủ trì và phối hợp với các bộ ngành có liên quan đã triển khai thực hiện việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản chính phủ, NHNN một cách đồng bộ, nhất quán và hoàn chỉnh về lĩnh vực thanh toán để tạo điều kiện phát triển các phương thức TTKDTM, đặc biệt là các phương thức thanh toán hiện đại dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT đồng thời hạn chế thanh toán tiền mặt. Kết quả là:

Hành lang pháp lý cho hoạt động TTKDTM đã từng bước được xác lập và hoàn thiện.

Để đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt nhiều văn bản pháp quy về lĩnh vực thanh toán đã được chính phủ ban hành như: Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005; Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt; Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng;

TT46/2014/TT-NHNN Hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ngày 31/12/2014 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015; TT39/2014/TT- NHNN Hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán ngày 11/12/2014 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015. Ngoài các văn bản quy định chung về TTKDTM còn có những văn bản riêng quy định đối với từng dịch vụ cụ thể như: Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/05/2006 của thống đốc NHNNVN ban hành quy chế phát hành, sử dụng và cung cấp dịch vụ thẻ ngân hàng; quyết định số 30/2006/QĐ-NHNN ngày 11/07/2006 của thống đốc NHNN ngày 11/07/2006 của thống đốc NHNNVN về ban hành quy chế cung ứng và sử dụng Séc, Nghị định số 222/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt ngày 31/12/2013, Thông tư số 09/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng ngày 10/4/2012...

Trong đó, Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt và TT46/2014/TT-NHNN Hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt là hai văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất trong lĩnh vực thanh toán. Các văn bản này cùng với hệ thống các văn bản có liên quan đã tạo dựng nên một hành lang pháp lý cho lĩnh vực thanh toán của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, mở rộng và phát triển hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế, đa dạng hóa các kênh thanh toán đáp ứng yêu cầu từng bước mở cửa hội nhập quốc tế, thúc đẩy tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát triển các dịch vụ TTKDTM thông qua việc trao quyền chủ động cho các tổ chức này ban hành các quy định nội bộ trong hệ thống mình (trong đó có việc tự quyết định mức phí dịch vụ thanh toán) phù hợp với pháp luật theo phương châm thu hút ngày càng nhiều người sử dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân hàng. Các quy định cụ thể về thanh toán đã được hình thành như:

TT46/2014/TT-NHNN Hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã quy định cụ thể về hướng dẫn dịch vụ thanh toán chuyển tiền, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thu hộ, chi hộ... và đưa ra các quy định về quyền và nghĩa vụ các bên tham gia thanh toán không dùng tiền mặt. Qua đó đã tạo căn cứ pháp lý cho các tổ chức tín dụng khi thực hiện các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo Nghị định 101/2012/NĐ-CP, việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán được thực hiện thống nhất tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với

thủ tục đơn giản và thời gian giải quyết nhanh, đáp ứng được việc mở rộng sử dụng dịch vụ thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế của tổ chức và cá nhân qua ngân hàng. Việc quy định đồng chủ tài khoản hai hay nhiều người cùng đứng tên mở tài khoản đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động tối đa

nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân vào TCTD.

Ngoài ra Nghị định quy định cụ thể về dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán như sau:

Dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng bao gồm: Cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ. Dịch vụ thanh toán khác (1,tr3)

Dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm: Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử; dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán khác theo quy định của ngân hàng Nhà nước (1,tr3-4)

Các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đáp ứng các điều kiện: (i) Có giấy phép thành lập hoặc đăng ký kinh doanh, trong đó hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là một trong các hoạt động kinh doanh chính; (ii) Có phương án kinh

thiểu là 50 tỷ đồng; (iv) Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám Đốc (Giám đốc) phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc lĩnh vực phụ trách, đội ngũ cán bộ thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán có trình độ chuyên môn về lĩnh vực đảm nhiệm; (v) Các điều kiện về kỹ thuật, nghiệp vụ (cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phù hợp yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, hệ thống kỹ thuật dự phòng độc lập với hệ thống chính...)

Nghị định còn quy định cụ thể về quy định, thủ tục, hồ sơ cấp, thu hồi và cấp lại giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Tổ chức được cấp giấy phép phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

Nghị định còn quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh toán đã vạch ra ranh giới pháp lý cần thiết mà các chủ thể thanh toán có nghĩa vụ thực hiện và sẽ phải chịu một chế tài tương ứng. Cùng với đó, Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 quy định các tội danh cụ thể liên quan đến công nghệ cao tạo điều kiện cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm trong thanh toán, trong đó điều 226b quy định rõ tội sử dụng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản như: sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt hoặc làm giả thẻ ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ; truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản, lừa đảo trong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán và thanh toán cổ phiếu qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Ngoài ra NHNN cũng đã đưa ra các quy định nhằm giúp các giao dịch TTKDTM được thực hiện một cách trôi chảy hơn, quy định về xử phạt hành chính khi xảy ra lỗi sự cố trong quá trình hoạt động TTKDTM như: NHNN đã ban hành Thông tư 36/2012/TT-NHNN về bảo đảm an toàn hoạt động

ATM. Theo đó, các ngân hàng phải xây dựng chính sách bảo mật thông tin, quy trình vận hành, bảo dưỡng, giám sát bảo đảm máy ATM đủ tiền; xử lý trục trặc giao dịch của chủ thẻ trong vòng từ 5-7 ngày... và Nghị định số 96/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, NHNN sẽ xử phạt 15 triệu đồng đối với ngân hàng có máy ATM bị trục trặc nhưng không kịp khắc phục trong vòng 24 giờ.

Tạo tiền đề giúp NHNN thực hiện vai trò quản lý nhà nước trong thanh toán

Nhìn chung khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động thanh toán đã tạo tiền đề cơ bản cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán tham chiếu để tiêu chuẩn hóa hoạt động thanh toán phục vụ nhu cầu thanh toán và sử dụng dịch vụ thanh toán của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Qua đó, NHNN đã thực hiện được vai trò quản lý Nhà nước về hoạt động thanh toán và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có thể đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ kinh doanh giúp phân tán rủi ro và gia tăng lợi nhuận của mình.

Tạo nền tảng cho quá trình hiện đại hóa hoạt động thanh toán qua NHTM

Nghị định 101 cùng với các văn bản liên quan khác về hoạt động thanh toán đã tạo tiền đề thúc đẩy quá trình hiện đại hóa hoạt động ngân hàng nói chung và hiện đại hóa hoạt động thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên cơ sở ứng dụng CNTT nói riêng. Từ đó mở đường cho việc triển khai các hệ thống thanh toán mới sử dụng công nghệ cao: Các giao dịch thanh toán đã chuyển dần từ phương thức thủ công sang bán tự động và sử dụng chứng từ điện tử, từng bước bắt nhịp với các hệ thống thanh toán hiện đại trên thế giới trên cơ sở đổi mới công nghệ thanh toán, các ngân hàng đẩy mạnh triển khai Core Banking để hiện đại hóa hệ thống thanh toán nội bộ, mở rộng mạng lưới phát triển cơ sở hạ tầng cùng với đa dạng hóa các phương tiện

khách hàng và nền kinh tế.

Ngoài ra, NHNN cũng đã chủ động phối hợp với Bộ Công an trong việc phòng chống tội phạm, đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán, đặc biệt là Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao; thiết lập kênh trao đổi thông tin để kịp thời phối hợp, xử lý nhiều vụ việc gian lận, lừa đảo trong thanh toán thẻ, thanh toán điện tử; góp phần giảm bớt rủi ro trong thanh toán; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan. Công tác giám sát các hệ thống thanh toán được NHNN từng bước tổ chức thực hiện, nhất là tổ chức thực hiện giám sát trực tuyến hệ thống TTĐTLNH, qua đó phát hiện, xử lý những tồn tại, khó khăn, vướng mắc để hoàn thiện và đảm bảo hệ thống thanh toán hoạt động an toàn, hiệu quả.

2.3.1.2. Thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công

a) Quản lý chi tiêu trong khu vực công bằng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

Qua đúng một năm triển khai thực hiện, đến 2014, KBNN đã triển khai hệ thống thanh toán song phương điện tử tập trung và phối hợp thu NSNN với 4 NHTM (BIDV, Agribank, VietinBank và Vietcombank) trên phạm vi toàn quốc cho tổng số hơn 700 đơn vị KBNN cấp huyện và Sở Giao dịch KBNN, đồng thời triển khai thanh toán song phương điện tử và phối hợp thu NSNN tại 45 đơn vị KBNN tỉnh có mở tài khoản chuyên thu tại các NHTM. Trong năm 2015, KBNN đã tiếp tục triển khai mở rộng với các hệ thống ngân hàng thương mại cho tài khoản chuyên thu bằng đồng Việt Nam tại 73 KBNN quận, huyện và Văn phòng KBNN tỉnh.

Kết quả là, hệ thống KBNN đã cải thiện đáng kể chất lượng công tác kế toán, thanh toán, góp phần đẩy nhanh quá trình điện tử hóa công tác giao dịch giữa KBNN và NHTM nói chung và của KBNN nói riêng trong quá trình thanh

phương thức thủ công giao nhận, xử lý và thanh toán bằng chứng từ giấy tại đơn

vị KBNN cấp huyện với NHTM được duy trì từ trước đến nay.

Việc triển khai thành công hệ thống thanh toán này trên phạm vi cả nước

đã điện tử hóa các giao dịch thanh toán tại KBNN, thay thế hoàn toàn phương thức thủ công giao nhận, xử lý và thanh toán bằng chứng từ giấy như trước đây. Hệ thống này còn tạo cơ sở để quản lý ngân quỹ tập trung tại trung ương, nâng cao khả năng thanh khoản của toàn hệ thống kho bạc và góp phần sử dụng

ngân quỹ an toàn và hiệu quả. Hơn nữa, công tác chi NSNN, thu nộp NSNN qua

4 NHTM và KBNN các cấp được đẩy nhanh hơn, chính xác hơn và đơn giản, thuận tiện 110'11... Từ đó, góp phần cải cách thủ tục hành chính và tăng cường công tác TTKDTM theo chỉ đạo, chủ trương của Chính phủ và NHNN.

Thông qua việc thực hiện thanh toán song phương điện tử đã làm giảm chi phí lao động của ít nhất hai bước nhập số liệu của kế toán và kiểm soát của kế toán trưởng hàng ngày, với trung bình khoảng 25.000 chứng từ kế toán chi NSNN và chi trả của các đơn vị sử dụng NSNN; giảm chi phí hành chính trong việc đi lại giao nhận và đối chiếu chứng từ hàng ngày giữa KBNN và NHTM.

Trước đây, người nộp NSNN phải đi lại đến KBNN nộp chứng từ và có khi phải lập tới 4-5 giấy tờ thủ tục, thì hiện nay, áp dụng theo phương thức thanh toán mới đã giảm tới một nửa với việc phối hợp giữa hệ thống kho bạc với các NHTM.

b) Trả lương qua tài khoản

NHNN đã phối hợp với KBNN hướng dẫn các đơn vị hưởng lương từ NSNN về cơ chế, phương thức thanh toán, quy trình thủ tục chuyển lương từ

toán thẻ được tăng cường đáng kể, số lượng phát hành thẻ tăng lên nhanh chóng, chất lượng dịch vụ ATM được chú trọng cải thiện. Kết quả đạt được không chỉ ở các đối tượng hưởng lương từ NSNN mà còn tạo hiệu ứng lan tỏa toàn xã hội, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp và tổ chức khác cũng triển khai dịch vụ trả lương qua tài khoản.

Đến nay 100% cán bộ công chức tại trụ sở chính và các đơn vị sự nghiệp thuộc bộ, ngành và gần 90% cán bộ công chức đã nhận lương qua tài khoản. Tuy nhiên việc mở rộng trong thời gian tới sẽ không còn thuận lợi và đạt tốc độ phát triển nhanh như vừa qua vì số đơn vị còn lại chưa triển khai nằm chủ yếu ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

c) Dịch vụ thu nộp của các cơ quan thuế, kho bạc nhà nước, hải quan qua

các ngân hàng thương mại

Theo quyết định 291, Bộ tài chính được phân công trực tiếp chủ trì triển khai thực hiện đề án: Triển khai chi tiêu trong khu vực chính phủ bằng phương tiện TTKDTM, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt bằng các chính sách ưu đãi về thuế, phí trong lĩnh vực thanh toán, giá thuê đất, thuê mặt bằng cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khuyến khích TTKDTM bằng chính sách thuế GTGT. Đến nay thành công lớn nhất của sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả của hai ngành Tài chính- Ngân hàng trong công cuộc thúc đẩy phát

triển TTKDTM ở Việt Nam không chỉ được phản ánh rõ rệt trong quá trình triển khai thực hiện đề án trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN mà còn thành công trong đề án quản lý thu NSNN.

Một phần của tài liệu 0129 giải pháp mở rộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 65 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w